Lý Hàn Thạch tới thăm Phó Vân anh. hắn cũng không biết chuyện nàng ngã bệnh, nghe Phó Vân Chương nói mới sửng sốt. Sau khi biết nàng chỉ là quá mệt nên mới hôn mê thì thở phào nhẹ nhõm, hắn cười nói: &quot;Ta còn nhớ năm đó ta ra khỏi trường thi cũng ngủ nguyên hai ngày.&quot; Thần kinh căng thẳng trong một thời gian dài, không dám thả lỏng khắc nào, ngay lúc thi xong, cả người như thể bị hút hết sức lực, tay chân mềm nhũn, uống mấy chén nước ấm mới khôi phục được một chút sức lực. hắn thường tự xưng mình là người phong nhã nên ngoài mấy thứ đồ điểm tâm và hoa quả theo mùa còn tặng cho Phó Vân anh một tập giấy vẽ, một chiếc chặn giấy hình con hươu bằng đồng, một bộ bút lông nhỏ, một chiếc giá gác bút bằng đá Thái Hồ chạm rỗng và một nghiên mực Đoan Khê. Mấy thứ đó cũng đành, hắn còn mang đến mấy loại thuốc màu như địa thanh, phẩm lục, chu sa. Những thứ màu vẽ này đắt đỏ, người bình thường khi vẽ tranh cũng chẳng mấy khi dùng những loại màu này. Cuối cùng, hắn cẩn thận lấy ra một chiếc hộp gấm nhỏ, đưa về phía Phó Vân anh, &quot;Đây là quà từ phủ Thuận Thiên, vốn định tặng cho công tử trước kì viện thí nhưng trên đường lại có trục trặc nên bị muộn, giờ mới tới nơi.&quot; Như vậy đây là đồ Hoắc Minh Cẩm tặng. Hơn nữa đã gửi đi lâu rồi nhưng mà giờ mới tới phủ Vũ Xương. Phó Vân anh ngạc nhiên, nhận lấy hộp gấm, bên trong phủ thêm một lớp gấm nữa để bọc một tượng đất hình Thố Nhi Gia [1] cưỡi kì lân màu sắc rực rỡ. [1] Theo phong tục ở Bắc Kinh (phủ Thuận Thiên), vào dịp Trung thu, trẻ em thường dùng tượng Thố Nhi Gia để cúng trăng. Theo truyền thuyết, có một năm ở Bắc Kinh xảy ra dịch bệnh, Hằng Nga trên cung trăng thấy người dân dưới hạ giới thắp hương cầu khấn, thương tình bèn cử Thỏ Ngọc xuống trần gian trị bệnh cho con người. Thỏ Ngọc đến từng nhà chữa bệnh. Để cảm tạ ơn chữa bệnh, người dân tặng rất nhiều thứ nhưng Thỏ Ngọc không nhận, chỉ mượn quần áo để mặc vậy nên tượng Thố Nhi Gia có nhiều quần áo khác nhau, nam có, nữ có, ngoài ra còn có Thố Nhi Gia cưỡi nhiều con vật khác nhau để đi nhanh hơn, đến được nhiều nhà hơn. Mình tìm mấy hình cưỡi kỳ lân nhưng trông mặt con kì lân kì lắm, chọn tạm cái hình khác thôi. // <img alt=IMG data-cfsrc="https://i.imgur.com/WbKqOlS.jpg" style="display:none;visibility:hidden;"/><img alt=IMG src="https://i.imgur.com/WbKqOlS.jpg" data-pagespeed-url-hash=1744527136 onload="pagespeed.CriticalImages.checkImageForCriticality(this);"/> Thố Nhi Gia có khuôn mặt trắng bóc, đầu đội mũ giáp, thân khoác áo giáp vàng, uy phong lẫm liệt, sống động như thật. Phủ Thuận Thiên có phong tục mời Thố Nhi Gia nhưng bình thường chỉ có vào Tết Trung thu. Phó Vân anh vẫn nhớ kiếp trước, mỗi lần tới lễ bái nguyệt, các anh đều sẽ mua Thố Nhi Gia tặng cho nàng. trên giá bác cổ trong phòng nàng khi ấy bày mười mấy tượng Thố Nhi Gia hình thù khác nhau, có Thố Nhi Gia giã thuốc, cưỡi tiên hạc, cưỡi khổng tước, còn có cả cưỡi hổ. Con nào nàng cũng thích, giữ lại tất cả, luôn bày ở đó cho tới ngày xuất giá mới bảo nha hoàn cho vào hành lý. Sau đó, toàn bộ đồ cưới của nàng bị chuyển lại về Ngụy gia, Thố Nhi Gia cũng bị chuyển về. Tới khi Thôi Nam Hiên thi đỗ, Ngụy gia lại đưa đồ cưới tới Thôi gia lần nữa, tượng Thố Nhi Gia trong đó đã vỡ tan thành từng mảnh từ bao giờ. Nàng đau lòng thật lâu. Thôi Nam Hiên biết chuyện này nên mua lại một bộ giống y hệt cho nàng. Lý Hàn Thạch cười nói: &quot;Kỳ lân nhả sách, đây là Nhị gia hy vọng công tử học hành tấn tới.&quot; Theo truyền thuyết, đêm Khổng Tử ra đời, có kỳ lân giáng trần xuống Khổng phủ, nhả sách ngọc. Thố Nhi Gia cưỡi kỳ lân ngụ ý là học rộng hiểu nhiều. Phó Vân anh bảo Vương Đại Lang cất Thố Nhi Gia đi. Lý Hàn Thạch thấy nàng mệt mỏi, lại cười nói: &quot;đã định đến thăm công tử từ trước nhưng lại sợ ảnh hưởng tới việc thi cử của công tử nên hôm nay mới tới đây, thế nhưng vẫn làm phiền công tử, công tử nên dưỡng bệnh cho thoải mái, mấy ngày nữa có kết quả thi, ta sẽ sai người quan đây báo cho công tử.&quot; Phó Vân anh vội nói lời cảm ơn hắn. hắn xua tay, &quot;Nhị gia đối với ta ân trọng như núi, công tử là người của Nhị gia, sau này cũng đừng khách sáo với ta làm gì.&quot; Nàng chỉ đồng ý đứng về phe Hoắc Minh Cẩm, sao lại thành người của Hoắc Minh Cẩm rồi? Phó Vân anh dở khóc dở cười, nhìn theo bóng Lý Hàn Thạch ra ngoài. Ngoài hành lang vang lên tiếng nói chuyện của Phó Vân Chương và Lý Hàn Thạch, hai người đang bàn bạc chuyện hội văn lần trước, thanh âm xa dần. một lát sau, lại có tiếng bước chân nhẹ nhàng truyền tới, Phó Vân Chương đã tiễn Lý Hàn Thạch về rồi quay lại. Y đẩy cửa phòng ra, đưa mắt ra hiệu cho người hầu kẻ hạ ra khỏi phòng. Vương Đại Lang hơi chần chừ, nhìn Phó Vân anh. Phó Vân anh gật đầu với hắn. Vương Đại Lang cúi đầu đi ra ngoài. Tới khi tất cả mọi người đã ra khỏi phòng, Phó Vân Chương đóng cửa phòng lại, đi về phía mép giường. Phó Vân anh ngẩng đầu nhìn y. Y hơi lãnh đạm, cúi người gỡ khăn mũ trên đầu nàng xuống, vén lại tóc cho nàng, lấy một chiếc gối nhồi vỏ đậu xanh đặt sau lưng nàng để nàng dựa lưng. Vừa rồi Lý Hàn Thạch tới, tuy nàng đang ốm nhưng cũng không thể không ăn mặc cho chỉnh tề, ngồi ngay ngắn tiếp khách, dù sao cũng không thể thất lễ. Khăn mũ được gỡ xuống, nàng cảm thấy thoải mái hơn nhiều, ngả lưng vào gối đầu, lựa một tư thế thoải mái, thở phào một hơi. Phó Vân Chương ngồi bên mép giường, cúi đầu kéo lại chăn cho nàng, bỗng cất lời: &quot;Vân anh, muội có chuyện gì giấu ta phải không?&quot; Phó Vân anh sửng sốt. Đương nhiên là có rồi, còn rất nhiều là đằng khác. Nàng có rất nhiều bí mật chẳng thể thổ lộ với người khác. Nàng cũng không cảm thấy cần phải nói hết ra, dù sao những chuyện đó đều rất khó tin, hơn nữa đều là chuyện đã qua... Đó là chuyện của một mình nàng. &quot;Người như Lý đồng tri không hề đơn giản như vẻ bề ngoài, ta từng qua lại với hắn, hắn là người có tính toán riêng.&quot; Phó Vân Chương ngẩng đầu lên, chăm chú nhìn thẳng Phó Vân anh, &quot;hắn nói chuyện gì với muội?&quot; Phó Vân anh nghĩ ngợi một lúc, nhất định không thể nói ra chuyện Lý Hàn Thạch là người của Hoắc Minh Cẩm được, nếu không sẽ hại Hoắc Minh Cẩm, vậy phải giải thích lý do Lý Hàn Thạch đích thân tới thăm nàng thế nào đây? Hơn nữa hắn lại còn tặng cho nàng nhiều quà như thế nữa? Lý Hàn Thạch tới phủ Võ Xương nhậm chức đồng tri cũng chỉ là để cho có thêm kinh nghiệm mà thôi, chỉ cần trong triều có vị trí trống, hắn sẽ có thể thăng chức ngay lập tức, còn nàng chỉ là một thiếu niên chưa có công danh gì. &quot;hắn không có ác ý gì với muội, trước đây muội từng chơi cờ song lục với hắn, hắn chơi say sưa lắm.&quot; Phó Vân anh cố gắng giải thích. &quot;Đại khái là do hợp tính, Lý đồng tri muốn tạo cơ hội cho muội nên mới giúp đỡ muội như thế. Nhị ca, huynh biết mà, Lý đồng tri thích kết bạn với những người trẻ tuổi có tài ở đất Hồ Quảng.&quot; Phó Vân Chương gật đầu, không hỏi tiếp nữa. không phải do câu trả lời của nàng kín kẽ mà là y đã nhận ra nàng không muốn nói tiếp về chuyện này. &quot;Nhị ca.&quot; Phó Vân anh trầm mặc một lúc rồi hỏi Phó Vân Chương, &quot;Muội còn nhớ huynh từng nói Thẩm thủ phụ đương triều không phải trung thần mà cũng không phải gian thần... Diêu đại nhân có mâu thuẫn với Thẩm thụ phụ, nếu có một ngày kia Diêu đại nhân và Thẩm thủ phụ tranh chấp với nhau, huynh sẽ đứng về bên nào?&quot; Nàng hỏi một cách nghiêm túc. Phó Vân Chương mỉm cười, giơ tay xoa đầu nàng, trả lời: &quot;Chuyện trong triều thực ra không có cái gì là đúng hay sai. Mấy năm nay Thẩm thủ phụ đạt nhiều thành công nên thực sự quá kiêu ngạo, tự phụ... Nhưng mà chuyện trên triều đình nào có thể nói mấy câu mà rõ ràng được. Các đại thần trong Nội các ai mà chẳng thâm sâu khó lường, làm gì có ai hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, một người tốt không thể nào dựa vào lòng tốt để leo lên vị trí cao được... Chuyện trong triều đừng chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài. Nếu có một ngày Thẩm thủ phụ định xuống tay diệt trừ thầy, ta đương nhiên sẽ đứng về phía thầy, nhưng nếu chưa đến mức sống chết, ta thà khuyên thầy nhịn một chút thì hơn.&quot; Suy nghĩ của y giống Thôi Nam Hiên. Vậy thì càng không thể nói với y về Hoắc Minh Cẩm. Phó Vân anh khép hờ đôi mắt, bình tĩnh nói: &quot;Những đạo lý đó muội đều biết cả... Nhị ca, muội muốn nói với huynh, lúc muội ở Cam Châu từng bị người ta ức hiếp, muội thù lâu nhớ dai nên muội không thích đám người Thẩm thủ phụ kia, không liên quan đến quan điểm chính trị, không thích là không thích thôi. Nhưng dù huynh có nghiêng về phe nào, muội cũng sẽ không giận cá chém thớt, giận dỗi với huynh. Chỉ là nếu sau này muội có nói lời châm chọc về Thẩm đảng, huynh cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều, không giấu gì huynh, nếu một ngày nào đó Thẩm thủ phụ gặp chuyện không may, muội nhất định sẽ vỗ tay hoan hô.&quot; Trực giác của nàng mách bảo sau này Phó Vân Chương có thể sẽ trở thành người trong Thẩm đảng... Tuy y giúp đỡ Diêu Văn Đạt truyền tin nhưng quan điểm chính trị của y lại nghiêng về phía Thôi Nam Hiên nhiều hơn. Y không phải là người dễ dàng thay đổi chính kiến. Phó Vân Chương nhướn mày, &quot;Muội mới bao nhiêu tuổi chứ, tại sao nghĩ tới tận đây rồi?&quot; Rồi lại thấy nàng hoàn toàn không có vẻ gì là đang đùa, y trầm ngâm một lát rồi lại mỉm cười, &quot;Khoan dung với ta như thế à? Ta đi theo người muội ghét, muội cũng không giận ta sao?&quot; Phó Vân anh khẽ cong khóe miệng. Nàng hận Thẩm Giới Khê lấy việc công trả thủ tư với Ngụy gia, nhưng đó chỉ là thù riêng của hai nhà. Nếu tiếp tục phân tích, người hạ lệnh đánh Ngụy Tuyển Liêm tới chết là Hoàng đế, kẻ thù của nàng là vạn tuế gia ngồi ở điện Kim Loan kia. Ngụy Tuyển Liêm vốn thuộc phái trung lập, không hề giúp đỡ bất kỳ phe nào trong viêc tranh đoạt ngôi vị Hoàng đế nhưng lại bênh vực lẽ phải, làm tân đế tức giận, sau đó bị Thẩm Giới Khê đổ thêm dầu vào lửa, trở thành đối tượng để tân đế giết gà dọa khỉ. Những chuyện trên triều đình từ trước tới nay vẫn vậy, người với người dối gạt lẫn nhau, tranh đấu với nhau, sông có khúc người có lúc, ai đang chiếm được thế thượng phong thì người đó có quyền diễu võ giương oai. Quan viên thăng chức mấy ai không phải giẫm lên xương cốt của người khác, tay dính máu của không biết bao nhiêu người. Nếu Phó Vân Chương thực sự gia nhập Thẩm đảng, nàng thất vọng thì thất vọng nhưng sẽ không tới mức ép buộc Phó Vân Chương phải thay đổi quan điểm chỉ vì mối thù từ kiếp trước của riêng mình, đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Phó Vân Chương chẳng liên quan gì tới Ngụy gia và Thẩm gia hết, y không cần phải gánh vác bất kỳ áp lực gì chỉ vì mối thù kiếp trước của nàng. Hơn nữa những thứ như chính kiến có phải muốn đổi là đổi được ngay đâu, trong lòng y vốn tự có suy xét của riêng mình. Nàng chậm rãi nói: &quot;Nhị ca là nhị ca, họ là họ.&quot; Phó Vân Chương nhìn nàng, trầm mặc hồi lâu, khuôn mặt cũng dần trở nên nghiêm túc, vuốt mặt nàng. &quot;Em gái ngoan.&quot; Y mỉm cười nói. ... Hôm sau, Chu Hòa Sưởng, Viên Tam và Phó Vân Khải cùng nhau tới thăm Phó Vân anh. Chu Hòa Sưởng không hề đến cho có lệ, tới thăm bệnh cũng phải có khí thế, mỗi tội quà tặng cứ từng gánh từng gánh đi vào khiến cho chính viện nhà Phó Vân Chương chẳng mấy chốc đã chật kìn mà vẫn có nhiều tôi tớ đang lục tục bê quà từ ngoài đầu ngõ vào, đồ ăn đồ dùng đã đành, hắn lại còn tặng hai con ngựa. hắn vỗ vai Phó Vân anh nói: &quot;Ta thấy đệ bình thường ăn có ít đâu mà sao không béo lên tí nào thế? Còn yếu hơn cả ta, ta mang cho đệ mấy thứ đồ bổ, nhân sâm, nhung hươu, linh chi các kiểu nhà ta đầy, đệ cứ ăn đi, ngày nào cũng ăn, không cần tiếc!&quot; Viên Tam lườm hắn, gạt tay hắn ra, &quot;Ngươi có hiểu thế nào gọi là &quot;hư bất thụ bổ&quot; [2] không hả? Nếu cứ ăn bừa như ngươi nói thì lão đại chẳng làm sao cũng ăn đến phát ốm!&quot; [2] Khải niệm của Đông Y, nghĩa là dù có bồi bổ đến đâu mà tỳ vị (hệ tiêu hóa) không tốt thì cũng không hấp thụ được. Chu Hòa Sưởng chột dạ: &quot;Thôi thì hỏi thầy thuốc vậy.&quot; Rồi hắn quay qua Phó Vân anh, &quot;Ta thấy thi xong vẫn khỏe mà, sao đệ lại mệt đến mức ngất đi thế?&quot; Phó Vân anh, Viên Tam và Phó Vân Khải lườm Chu Hòa Sưởng trắng mắt. Họ đi thi nghiêm chỉnh, từ thể xác đến tinh thần đều căng thẳng, mệt mỏi, còn hắn thì sao chứ? Đến thi chơi cho biết, giống thế nào được? Sau giờ Ngọ, Phó Vân Chương mới về nhà, y tới thăm Phó Vân anh, mời mấy người bọn Chu Hòa Sưởng ở lại ăn cơm, đang khách sáo đưa đi đẩy lại mấy câu, ngoài cửa lại vang lên tiếng ồn ào, mười bảy mười tám thiếu niên đang được quản gia dẫn vào sân. Tin Phó Vân anh bị bệnh truyền về tới thư viện, sơn trưởng quyết định bảo học trưởng Lý Thuận đưa các học sinh tới thăm nàng. Trong viện giờ chật ních người, toàn những người trẻ tuổi sôi nổi hăng hái, lịch sự văn nhã, người hầu trong nhà luống cuống, mấy nha hoàn tới rót trà cũng đỏ bừng cả mặt. Nhân lúc mọi người đều có mặt đông đủ, từ đầu kia căn phòng, Phó Vân Chương đưa mắt ra hiệu cho Phó Vân anh. Lát sau, Phó Vân Chương quay sang nói mấy câu với quản gia. một lát sau từ ngoài cửa có tiếng gọi non nớt vọng vào. &quot;Ca ca!&quot; một cô bé chải đầu song kế, cài trâm hồ lô, mặc áo lụa màu lục nhạt, váy dài màu vàng nhạt chạy vào trong phòng, nhìn thấy trong phòng toàn những thiếu niên xa lạ, cô bé chớp chớp mắt, ánh mắt ngây thơ. Nhưng mà hơi ngây thơ quá, có vẻ gì đó hơi là lạ. Mọi người đưa mắt nhìn nhau. cô bé nghiêng đầu tò mò nhìn mọi người. Mấy nha hoàn bấy giờ mới chạy tới, khom người nhận lỗi: &quot;Thiếu gia...&quot; Phó Vân anh ngồi trên giường bệnh, xua tay, dịu dàng nói: &quot;Ngũ tỷ nhi, tới đây nào.&quot; Ngũ tỷ nhi nghe thấy nàng gọi, cực kì vui vẻ dạ một tiếng, chạy tới bên mép giường, &quot;Ca ca, sao giờ này mà huynh còn chưa ngủ dậy?&quot; Mọi người nhìn nhau, cuối cùng đã hiểu ra. &quot;Đây là em gái ta, khi còn nhỏ ở Cam Châu đã bị bệnh nặng, sau này được đón về nhà mấy năm, còn được đi học, vốn tưởng sức khỏe đã khá lên, ai ngờ sau này bệnh cũ tái phát, giờ đang tu đạo ở Trường Xuân Quan với Trương đạo trưởng.&quot; Phó Vân anh kéo tay Ngũ tỷ nhi, giải thích với mọi người. Mọi người ngại ngùng, không biết phải lên tiếng an ủi nàng hay nên giả vờ không biết Ngũ tỷ nhi ngây ngốc thì hơn... Chỉ có mỗi mình Chu Hòa Sưởng không nhận ra không khí kì lạ trong phòng, vui vẻ nói, &quot;Hóa ra đây mà em gái đệ hả? Hai người có duyên ghê, mặt em gái đệ thật cũng có mấy phần giống đệ đấy.&quot; Nhìn Ngũ tỷ nhi rồi lại quay qua nhìn Phó Vân anh một lúc, hắn tặc lưỡi nhận xét: &quot;Nếu đệ mà cũng ăn mặc trang điểm giống em gái đệ thì còn đẹp hơn con gái nữa cơ!&quot; Phó Vân Khải mặt ngắn tũn, đập bốp một cái vào người Chu Hòa Sưởng. Chu Hòa Sưởng loạng choạng, ngã đúng vào người Viên Tam đang ăn bánh tiêu bên cạnh, Viên Tam không ngẩng đầu lên, cũng đập bốp một cái đẩy hắn ra. Những người khác nghe Chu Hòa Sưởng nói thế cũng lén quan sát Ngũ tỷ nhi và Phó Vân anh, trong đầu dần tưởng tượng ra cảnh trợ giáo chải đầu song kế, mặc váy áo, thẹn thùng đứng một bên... Ừ, đẹp thì đẹp thật nhưng mà có chút quái lạ. Càng nghĩ càng thấy rùng cả mình. &quot;Ca ca đang bận, giờ chưa có thời gian chơi với muội, muội về phòng trước nhé, bảo mấy nha hoàn đá cầu với muội.&quot; Phó Vân anh không để ý đến ánh mắt trêu chọc của mọi người, bảo nha hoàn đang chờ bên cạnh, &quot;Đưa tiểu thư về phòng.&quot; Nha hoàn thưa vâng rồi dỗ Ngũ tỷ nhi đi ra ngoài. Phó Vân anh hơi cúi đầu, đưa mắt ra hiệu cho Phó Vân Khải đang ngồi ở mép giường. hắn gật đầu, theo sau Ngũ tỷ nhi để đảm bảo nàng về phòng an toàn. &quot;anh tỷ nhi&quot; và &quot;Phó Vân&quot; xuất hiện trước mắt mọi người cùng một lúc. Sau này nếu như Phó Vân anh có vô tình mặc đồ nữ, bị người khác nhìn thấy đi chăng nữa thì cũng không sao cả, có thể dùng thân phận của Ngũ tỷ nhi làm lá chắn. nói người họ nhìn thấy là Ngũ tỷ nhi là được. ... Huyện Hoàng Châu, Trần gia thôn. Cây xanh um tùm, dây leo phủ khắp hàng rào, có tiếng khóc nức nở truyền ra từ tòa nhà lớn nhất trong thôn. Trần lão gia và Trần thái thái đứng bên cửa, nghe con gái bên trong khóc lóc thảm thiết, mặt mày ủ rũ. &quot;Sao tự nhiên lại bị đưa về đây cơ chứ? Dung tỷ nhi lớn lên ở nhà bọn họ, từ trước đến nay không phải chịu thiệt thòi, giờ bị đưa về nhà như thế, người trong thôn cái gì cũng nói ra được... Khổ thân Dung tỷ nhi nhà chúng ta...&quot; Trần thái thái u sầu, ai oán than thở. Trần lão gia bực bội hừ lạnh, &quot;Lời ra tiếng vào cũng chẳng thành vấn đề... Nhưng tôi nuốt không trôi cục tức này! Trước đây thì nói hay cho lắm vào, bảo sẽ coi Dung tỷ nhi như con gái ruột, giờ thì tự dưng lại đưa nó về nhà, sau này Dung tỷ nhi lấy chồng thế nào được? Chả lẽ lại bắt nó gả cho một thằng nông dân hay sao?&quot; Chi phi ăn mặc của Phó Dung còn cao hơn cả những tiểu thư nhà giàu, gả cho nhà quan lại có khi còn là thiệt thòi, con bé có một người anh trai đỗ cống sĩ, dẫu con bé có muốn gả cho công tử nhà tri phủ cũng còn được nữa là. Nhưng giờ Phó Vân Chương lại đột nhiên đưa nó về Trần gia, người có đầu óc chút nhìn là biết ngay nhất định Phó Dung đã đắc tội y, bị y ghét, thế thì chuyện hôn nhân sau này của Phó Dung phải tính thế nào? Trần thái thái thở dài, &quot;Theo tôi thì đây cũng là do chị cả chiều quá mà ra. Nhà đó cũng chỉ có một người con trai là nhị thiếu gia, từ trước tới nay chưa từng tranh giành gì với Dung tỷ nhi, cái gì cũng nhường cho con bé, vậy mà nó vẫn không nghe lời. Có mấy lần tôi sang bên đó thăm nó, nghe nha hoàn nói nó cãi nhau tay đôi với nhị thiếu gia, nó ỷ vào việc chị cả thương yêu nó, không coi ai ra gì cả, từ lúc đó tôi đã biết thế nào cũng có ngày có chuyện chứ nào phải tới tận hôm nay!&quot; Trần lão gia lạnh lùng nói: &quot;Tài sản của Phó gia vốn thuộc về chị cả, chị cả thương yêu Dung tỷ nhi, muốn nuôi dưỡng Dung tỷ nhi, nhị thiếu gia dựa vào cái gì mà đuổi nó về nhà chứ? Chị cả là mẹ nó, nó không tôn trọng chị cả, tôi phải tìm nó hỏi cho ra nhẽ! Cùng lắm thì liều cái mạng già này của tôi chứ gì! Nghĩ là Trần gia chúng ta không còn ai không bằng!&quot; Trần thị thực ra cũng không phải chị ruột của Trần lão gia, chỉ là chị họ khác chi mà thôi. Thấy Trần lão gia phồng râu trợn mắt, thực sự có vẻ muốn xông ra ngoài tìm Phó Vân Chương hỏi cho ra nhẽ, Trần thái thái hốt hoảng, vội vàng ngăn ông ta lại, đứng chắn trước cửa, &quot;Quan nhân, nhị thiếu gia là cống sĩ cơ đấy! Ông là người đã bước một chân vào quan tài rồi, ở nhà sống tử tế cho tôi nhờ, đừng có nghe Dung tỷ nhi than khóc một hai câu là đã đòi liều mạng với người ta, chẳng lẽ ông còn không biết con bé Dung tỷ nhi này...&quot; Bà ta thở dài một tiếng, không nói tiếp nữa. Phó Dung là do bà ta sinh ra nhưng sau đó lại được đưa tới Phó gia nuôi lớn. Phó gia giàu có, lại có một người anh trai xuất sắc như nhị thiếu gia, con gái bà ta sau này sẽ không cần phải lo chuyện ăn mặc, hơn nữa còn có thể gả cho nhà tử tế. Trần thái thái đương nhiên là không muốn xa con nhưng lúc Trần thị ngỏ lời, bà ta không cần suy nghĩ đã đồng ý luôn, thậm chí còn vui mừng đến nỗi quỳ xuống dập đầu với Trần thị. Sau này bà ta tới Phó gia thăm con, đúng như lời Trần thị đã nói, con gái bà ta thực sự được mặc lụa là, đeo vàng bạc, đến nha hoàn hầu hạ cũng ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn cả thái thái nhà giàu trong thôn. Phó Vân Chương rất quan tâm tới Trần gia, Trần lão gia và Trần thái thái lâu nay đã không cần phải ra đồng làm việc nữa, cũng được người ta tôn kính gọi là lão thái gia và lão phong quân, có một đám người hầu kẻ hạ, sung sướng thảnh thơi. Trần thái thái sợ chuyện mình thường xuyên tới Phó gia thăm Phó Dung sẽ làm Trần thị không vui nên mấy năm gần đây không lui tới nữa, chỉ đến Tết mới gửi tặng chút rau dưa củ quả ở quê. Phó gia cũng rất chu đáo, dịp lễ tết nào cũng đưa quà tặng xuống tận thôn, vừa hào phóng vừa cẩn thận, làng trên xóm dưới đều hâm mộ Trần gia bọn họ có cháu trai đằng ngoại có tiền đồ mà vẫn nhớ đến thân thích dưới quê như thế. Mấy năm nay, Phó Dung lớn gần, bắt đầu phải tính tới chuyện hôn nhân. Với con gái, hôn nhân là việc lớn nhất trong đời. Trần thái thái luôn nhớ tới con gái, lên tận nơi hỏi thăm. Phó Dung dẫn cả đám nha hoàn ra gặp nhưng lại không nhận bà nữa. Con gái lớn rồi, đã quên mẹ đẻ từ lâu, lúc nhìn thấy bà ta còn thể hiện thái độ lãnh đạm, coi bà ta như thân thích nghèo khó ở quê lên ăn vạ, chỉ chực đuổi đi. Trần thái thái bực bội nhưng mà ngẫm lại thì con gái mình giờ đã là tiểu thư Phó gia, có người anh trai thi đỗ cử nhân nên cũng đành thôi. Mãi cho tới một lần Trần thái thái tình cờ nhìn thấy Phó Dung dẫn theo nha hoàn tới bắt nạt một cô bé khác. cô bé kia là con gái của một chi khác trong Phó gia. Những người xung quanh không ai tỏ ra ngạc nhiên, hay trách mắng, dường như đã coi đây là chuyện đương nhiên, vậy có nghĩa là đây chẳng phải lần đầu Phó Dung làm vậy. Trần thái thái giật mình. Con gái bà ta bị chiều hư rồi, con bé đã mất đi bản tính, trở thành một kẻ xấu xa bắt nạt em họ trong tộc, đến mẹ ruột như bà ta nhìn thấy còn phát ghét! Phó Dung có thể kinh thường cha mẹ ruột, có thể kiêu căng kênh kiệu nhưng trăm triệu lần không thể ác độc như thế được! Trần lão gia không suy nghĩ được sâu sa như Trần thái thái, bực tức nói: &quot;Tôi không quan tâm! Phó Vân Chương dù có làm Tể tướng đi chăng nữa thì cũng là do chị cả nuôi lớn!&quot; Ông ta vừa dứt lời, có tiếng bát đũa rơi loảng xoảng xuống đất từ trong phòng vang lên, sau đó là tiếng khóc của Phó Dung: &quot;Ta không muốn sống nữa! Ta chết là được chứ gì!&quot; Đám nha hoàn ồn ào khuyên nhủ, trong phòng náo loạn. Trần thái thái rơi nước mắt, thút thít: &quot;Đứa trẻ này sao lại có thể nghĩ không thông như thế chứ?&quot; Trần lão gia tím mặt không nói lời nào, gân xanh trên trán nổi lên. một lúc lâu sau, ông ta siết chặt nắm tay, khua khua trong không khí: &quot;không thể cứ để thế được! Dung tỷ nhi còn phải lấy chồng! Tôi đi tìm Phó Vân Chương, nếu nó không chịu đón Dung tỷ nhi về, tôi sẽ nói chuyện năm đó...&quot; Trần thái thái tái mặt, vội vàng che miệng Trần lão gia lại, thét lên: &quot;Trần lão lục!&quot; Trần lão gia đang hăng máu nên không để ý, giờ lại bị người vợ từ trước đến nay luôn dịu dàng nghe lời quát cho như thế mới bình tĩnh lại, chỉ trong chốc lát, mồ hôi toát ra như tắm. Trần thái thái cũng sợ tới mức toát mồ hôi, nhìn xung quanh một lượt, không thấy ai chú ý mới lôi Trần lão gia tới sau cây cổ thụ trong vườn, &quot;Quan nhân, ông điên rồi hả? Nhị thiếu gia có hiếu với chị cả như thế, đối xử với nhà chúng ta tốt như vậy, ông cứ nói ra thử xem, có khi chị cả lại mắc tội, nhà chúng ta cũng đi tong!&quot; Trần lão gia lau mồ hôi, chột dạ nói: &quot;Tôi lỡ miệng.&quot; Con gái không hiểu chuyện thì thôi, đến ông chồng cũng không biết nghĩ thế này, lòng Trần thái thái nóng như lửa đốt, &quot;Ông ngàn lần vạn lần đừng có nói cho Dung tỷ nhi việc này đấy, nếu nó mà biết thì chắc chắn sẽ to chuyện, đến khi đó ông có mà vác cuốc ra đồng!&quot; Mặt Trần lão gia cứng đờ, không nói nổi câu nào nữa. ... Nằm trên giường mấy ngày, Phó Vân anh cuối cùng đã có thể xuống dưới đi lại bình thường. Hôm nay trời đẹp, nàng và Phó Vân Chương ngồi đọc sách trong viện. Hai anh em mỗi người ngồi một đầu hành lang, một người đọc &quot;Lạc Dương Già Lam ký&quot;, một người đọc &quot;Đông Dương vãn quái lục&quot;. Hoa mộc thơm ngát, bướm bay dập dờn, hai người ngồi đó, tắm trong ánh nắng ấm áp. Đọc xong quyển sách, Phó Vân anh ngẩng đầu lên, Phó Vân Chương cũng đặt &quot;Lạc Dương Già Lam ký&quot; trong tay xuống, đặt lên lan can, đẩy về phía nàng. Nàng cầm sách lên, mỉm cười, cũng đẩy cuốn &quot;Đông Dương vãn quái lục&quot; trong tay mình về phía y như thế. Hai người đổi sách cho nhau đọc. Vừa lúc ấy, có tiếng ồn ào từ ngoài cửa truyền vào, quản gia chạy vào trong viện, mặt tươi hơn hớn, &quot;Gia, người bên Lý gia tới báo tin vui, thiếu gia đỗ rồi, đứng đầu.&quot; Nghe thấy thế, nha hoàn đang đứng hầu trong viện tươi cười, có mấy người quá kích động còn nhảy cẫng lên. Phó Vân Chương gập cuốn sách trong tay lại, nói: &quot;Tháng này mỗi người được thưởng một tháng tiền tiêu vặt.&quot; Đám nha hoàn cười tươi rói. Tuy vậy cũng không ai sáp lại gần tâng bốc nịnh nọt, họ biết hai vị thiếu gia đều là người đọc sách, tính tình thanh cao, không thích người hầu kẻ hạ bu lại lấy lòng. Phó Vân Chương sai nha hoàn xuống bếp chuẩn bị một bàn tiệc, nghiêng người dựa vào lan can, nhướn mày với Phó Vân anh, ý bảo nàng tới ngồi cạnh mình Đúng là trước mặt người ngoài thì lịch sự lễ phép, về nhà thì rõ là lười nhác, toàn thích sai khiến nàng. Phó Vân anh khép sách lại, nghe lời đứng dậy, đi tới cạnh y, ngồi xuống. Phó Vân Chương nói: &quot;Ba ngày nữa đưa muội đi bái kiến Tri phủ và Học chính mới nhậm chức. Tri phủ thì không có vấn đề gì, giống Lý đồng tri, tới phủ Võ Xương chỉ để lấy kinh nghiệm, chắc cũng chỉ nhắc nhở mấy câu là hết. Học đài thì có thể sẽ kiểm tra kiến thức, học đài mới là người Chiết Giang, thích nghe đàn từ [3], trong hai ngày tới muội cứ học thuộc lời mấy bài đàn từ, đến lúc ấy chỉ cần nói chuyện về đàn từ với ông ta là được rồi, không cần nói nhiều về những chuyện khác, có nói ông ta cũng không quan tâm đâu.&quot; [3] Loại hình văn hóa dân gian TQ, kết hợp giữa văn học và âm nhạc, có thể liên tưởng đến hát ca trù của VN mình, đương nhiên hai loại hình này không giống nhau. Phó Vân anh gật đầu đồng ý. Lát sau, người hầu tới báo Phó Vân Khải cũng đỗ tú tài, hơn nữa còn đỗ nhất đẳng. [4] Danh sách thi đỗ chia thành 3 cấp: nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng. Phó tứ lão gia vui mừng khôn xiết, cuối cùng nhà họ cũng có một người đọc sách rồi! Bên đó đang vui như Tết, chuẩn bị bày tiệc lớn, Đại Ngô thị muốn dẫn con cháu tới chùa thắp hương tạ ơn thần phật. Phó Vân anh có thể cảm nhận được niềm hân hoan của người Phó gia, dẫu cách một vách tường viện trắng tinh nhưng cũng có thể nghe được tiếng cười vui vẻ từ bên kia vọng tới. Phó tứ lão gia nói với Đại Ngô thị, nàng mượn thân phận của Phó Vân để trở về, giờ phải trả lại, Đại Ngô thị và những người khác trong nhà nghĩ rằng có một người tên là Phó Vân thật, nàng mặc đồ nam chỉ là để giả làm Phó Vân mà thôi. Người bên ngoài thì cho rằng nàng là em của Phó Vân Chương, Đại Ngô thị và Lư thị thì cho rằng Phó Vân thực sư tồn tại. Phụ nữ trong nhà chẳng mấy khi ra ngoài, nói vậy để họ không phải lo lắng sợ sệt. ... Tuy Phó Vân anh không muốn làm rình rang nhưng bạn cùng học cũng kéo nhau tới nhà để chúc mừng nàng, ầm ĩ tới tận hai ngày liền. Sáng hôm sau phải đi bái kiến tri phủ và học chính, nàng ngửi ngửi trên người mình một chút, thấy hình như hơi có mùi rượu liền bảo nha hoàn chuẩn bị nước thơm để nàng tắm gội. Viên Tam cũng đỗ nhất đẳng, nàng giúp hắn mở tiệc chiêu đãi bạn cùng trường, cả một đám thiếu niên vui đến mức không biết trời trăng gì, uống hết tầm năm vò rượu. Nàng cũng uống mấy chén. Tắm gội xong, nàng thay áo mới, bỗng cảm thấy có gì đó là lạ, nhưng lại không biết lạ ở chỗ nào. Hình như thiếu cái gì đó. Sờ soạng hồi lâu nàng mới nhớ ra, miếng ngọc bội hình con cá mà Hoắc Minh Cẩm đưa cho nàng không thấy đâu hết. Nàng cố gắng nhớ lại, trước khi đi tắm hình như đã không thấy miếng ngọc đâu rồi, nàng nhíu mày. Nàng gọi Vương Đại Lang tới hỏi, Vương Đại Lang gãi đầu gãi tai, suy nghĩ hồi lâu bỗng nhiên vỗ tay đánh đét một cái: &quot;Hình như là nhị thiếu gia giữ đấy ạ, hôm đó thiếu gia đi thi về, nhị thiếu gia bế thiếu gia vào phòng.&quot; Phó Vân anh kinh ngạc, bảo Vương Đại Lang ra ngoài, vấn mái tóc vẫn còn hơi ẩm lên, khoác áo bào rồi cầm đèn lồng tới thư phòng tìm Phó Vân Chương. Thư phòng vẫn sáng đèn. Ngoài hành lang chỉ treo một chiếc đèn lồng. Gió đêm thổi qua, đèn lồng lắc lư, ngọn đèn khi mờ khi tỏ. Phó Vân Chương đang ngồi trước bàn viết thư cho người ta, ánh lửa đèn dầu lắc lư hắt lên mặt y, dưới ánh đèn ấm áp, gương mặt y không còn lãnh đạm như thường ngày, trở nên nhu hòa hơn nhiều. Phó Vân anh bước qua hành lang tối, đang giơ tay định gõ cửa thì đã nghe thấy tiếng Phó Vân Chương nhẹ nhàng nói: &quot;Bên ngoài lạnh, vào đi.&quot; Nàng đẩy cửa bước vào. Phó Vân Chương không ngẩng đầu lên, tay vẫn đang đưa bút, hỏi nàng: &quot;Sao lại sang đây thế này?&quot; Phó Vân anh treo chiếc đèn lồng vào một góc, đi tới trước bàn, lấy kéo cắt hoa đèn giúp y. Trong phòng lập tức sáng sủa hẳn lên. Khóe miệng y cong cong. Phó Vân anh vén tay áo, đứng cạnh bàn giúp y mài mực, khẽ hỏi: &quot;Nhị ca, trên người muội có một miếng ngọc bột hình con cá, huynh giữ giúp muội rồi à?&quot; Trong phòng im phăng phắc. Gió thổi qua, chiếc đèn lồng dưới mái hiên lay động, kêu lách cách. Phó Vân Chương ngừng bút.