Lam Y Nữ Hiệp
Chương 27 : Tiên Long trấn, Hà Tiên Cô cho thuốc Rừng Độc Lâm, Tam hiệp bắt tà dâm
Nàng nói mấy tiếng sau cũng qua tiếng nấc... rồi hai tay hết cử động, im bặt, hồn trinh nữ phiêu diêu nơi Cực Lạc, Đức Kiệt và Âu Dương Bích Nữ đặt hai bàn tay lên mặt vuốt cặp mắt nhung huyền khép kín lại... Đức Kiệt nghiến răng mặt đỏ bước ra khỏi phòng để lại tiếng òa lên khóc của mọi người.
Ngoài trời âm u đen tối, gió lùa trong cây từng đợt rít lên như oán như than. Xa xa tiếng vạc kêu sương tha thiết như đón rủ hồn hồng nhan bạc mệnh...
Chu Đức Kiệt về phòng riêng ngồi thừ ra suy nghĩ. Bất giác chàng với tay lên án lấy hồ rượu uống luôn mấy chén rồi đăm đăm nhìn lên trần nhà, suy tính một sự gì ghê gớm.
° ° °
Từ ba hôm nay, trời mưa tầm tã, mây thấp âm u, gió thổi mạnh từng đợt, nước sông dâng cao sóng lớn bất thường vỗ bì bõm vào mạn các thuyền lớn neo gần bờ đất.
Cơm chiều xong thì trời vừa đổ tối. Trong khách phòng, ánh bạch lạp sáng chập chờn, Phàn mẫu ngồi trên kỷ, nét buồn rười rượi, đăm đăm nhìn bàn thờ Mộng Liên đặt trong góc phòng. Trang thị ngồi chiếc ghế thấp, gần mẹ chồng, cố gắng khâu chiếc áo bỏ dở từ lâu. Thỉnh thoảng nàng ngừng tay thở dài, rồi lại uể oải tiếp tục. Ngồi duỗi dài chân trên ghế bành trạm kê giáp tường, Phàn Thế Hùng rót rượu uống cạn từng ly nhỏ một. Gần đó! Chu Đức Kiệt lau lại lưỡi Thất Tinh đao sáng loáng phản chiếu ánh bạch lạp leo lét trên vách. Âu Dương Bích Nữ dựa lưng vào án thư lật đi lật lại mấy trang sách cổ, thỉnh thoảng nhìn ra ngoài trời tối như mực qua khuôn cửa kín. Hai tay chắp sau lưng, Lam Y nữ hiệp đi đi lại lại trong phòng đăm chiêu suy nghĩ. Giữa nhà, trong lò sắt lửa rực tỏa hơi ấm ra khắp phòng lạnh lẽo... Nhón nhén, nô tì đặt khay trà nóng hổi lên bàn, rồi lại im lặng rút lui vào nhà trong.
Cất tiếng trước nhất phá tan bầu không khí nặng nề, Lam Y dừng bước trước mặt Thế Hùng :
- Phàn đại ca, quanh Thái An này, có những huyện nào, trấn nào quan trọng hơn cả.
Buông ly rượu cạn xuống án, Thế Hùng chậm rãi đáp :
- Thẳng con đường cái, đi bảy mươi dặm đến Lịch huyện, đại khái giống huyện nhà. Từ Lịch huyện có hai nẻo đi, một dẫn đến Thao Lâm, một đến Tiên Long trấn.
- Hai nơi đó cách Lịch huyện bao xa?
Thao sơn ở phía Đông chừng tám mươi dặm đường còn Tiên Long trấn cũng chừng ấy độ đường về phía Bắc :
- Ngoài ra còn đường nào tới mấy nơi vừa nói không?
Suy nghĩ giây lát, Thế Hùng nói :
- Có, từ Trấn Giang về Thái An, có một đường nhỏ dẫn đến trấn Tiên Long.
Lam Y đi vòng quanh nghĩ ngợi.
Chu Đức Kiệt tra đao vào vỏ đặt lên mặt án, nhìn Lam Y hỏi :
- Hiền muội định qua đâu trước.
- Cần phải biết rõ, từ Tiên Long trấn có đường ngược lên Kim Lăng không mới có thể chuẩn được.
Thế Hùng hỏi :
- Tôi chưa ra khỏi trấn lộ nhưng nghe nói từ Tiên Long có đường vòng dắt vào đại lộ Kim Lăng và nhiều phủ, huyện khác.
Giương lớn cặp mắt huyền sáng như hai vì sao Bắc đẩu, Lam Y hướng về Chu Đức Kiệt và Âu Dương Bích Nữ :
- Ngày mai chúng ta đi Lịch huyện. Tới đó sẽ hay.
Giựt mình, Phàn mẫu bảo Lam Y :
- Trời mưa tầm tã thế này, chắc gì mai đã tạnh? Ba hiền điệt hãy nán lại cho già quên bớt sự đau buồn này đã.
- Thưa bá mẫu, chỉ có sự trả thù cho Phàn cố muội mới có thể dịu sự đau buồn cho tất cả mọi người trong phòng này. Điệt nữ xin hứa làm tròn phận sự ấy, chẳng chóng thì chầy nhưng phải đạt.
Phàn mẫu gạt lệ :
- Thôi! Liên nhi bạc mạng, đoản số, Thiên đình chỉ cho nó sống có bấy nhiêu năm, nói chuyện thù hiềm làm chi.
- Thiên chức hành hiệp của cháu không cho phép bỏ qua vụ này được. Chưa thanh toán xong ngày này, lương tâm còn nặng trĩu ngày đó.
Nhất định ngày mai xin phép lên đường và còn trở lại đây cơ mà... Phải không hả hiền huynh và Âu Dương muội.
Âu Dương Bích Nữ nhìn Đức Kiệt.
Đức Kiệt đáp :
- Ngu huynh đồng ý. Càng sớm càng hay. Để lâu sẽ mất công tìm kiếm và có lẽ phải nhờ Nhạc Lan Anh dò la hộ.
Phàn Thế Hùng đứng vùng dậy đập hai tay vào nhau :
- Tôi cũng đi.
Chu Đức Kiệt ngăn :
- Không! Trái lại Phàn đệ phải ở lại nhà. Nên nghe lời ngu huynh, nóng nảy có ích gì.
Thế Hùng ngồi phịch xuống ghế, tì tay lên án nhìn ra cửa. Trang thị buông áo khẩu dở, rót trà đưa mời mọi người.
Hôm sau, mưa đã ngớt hạt, nhưng mây đen còn thắp, bầu trời ướt
át ảm đạm. Anh em Chu gia choàng áo dạ đi mưa, đội nón lá nhẹ, lên ngựa khởi hành nhằm hướng Lịch huyện. Chiều tới Lịch huyện, ba người bỏ nón vì mưa đã tạnh từ lâu, vào tửu quán trọ.
Hôm sau trời quang mây tạnh, vừng thái dương le lói không trung.
Ba người đủng đỉnh ra phố dạo quanh. Chính ngọ thấy đói bụng, liền rủ nhau vào tửu quán lớn bên huyện đường gọi rượu uống.
Sau mấy hôm mưa tầm tã ướt át, bữa nay trời đẹp nên ngoài đường người đi kẻ lại tấp nập khác thường.
Tiểu nhị nhanh nhảu bày các thực vật lên thồi :
- Bản quán có đủ các món xào, nấu theo kiểu địa phương. Quý khách dùng thêm món gì xin cứ gọi.
Nhìn quanh, Chu Đức Kiệt nói :
- Quán này đông khách, có vẻ thịnh vượng lắm nhỉ!
- Dạ, mưa nhiều ngày nên mấy hôm nay ế. Trước kỳ mưa vừa rồi đắt hàng, làm không kịp bán, nhiều lần phải treo biển hết hàng, các quan khách mới chịu đi nơi khác. Bản quán ở đây đã lâu năm.
Đức Kiệt ngắt lời :
- Huyện này cũng không lấy gì làm lớn lắm, sao đông thực khách vậy.
Tiểu nhị gãi tai :
- Bẩm không những đông khách ăn, mà khách trọ cũng lấy hết phòng :
- Ủa, họ từ đâu tới đông vậy? Có việc chi lạ ở Lịch huyện không?
- Dạ không. Huyện nhỏ xíu này thì làm gì có chuyện hay hấp dẫn khách tứ phương. Họ chỉ qua đây trọ một hai ngày rồi lại đi. Như vậy, cũng đủ chật hết các tửu quán nơi đây rồi.
- Chắc quí vị hôm nay qua Lịch huyện cũng vì lẽ ấy chớ gì?
- Lẽ gì? Nói cho ta hay, nếu tiện thì cũng theo xem.
- Tuy con bận hầu các khách quan không có phước theo mọi người, nhưng nghe nói bên Tiên Long trấn có Hà Tiên Cô giáng phàm cho thuốc chữa bách bệnh, hiệu nghiệm vô cùng, tiếng lành đồn xa gần, nên trước còn ít, sau thì đông tín đồ đâu đâu cũng qua đây đi Tiên Long xin thuốc và cầu phước lành.
- Dịp may hiếm có, mấy khi có thần tiên giáng trần, nên không một ai bỏ lỡ việc thiên thu nhất nhỏ.
Đức Kiệt đưa mắt nhìn Lam Y và Âu Dương Bích Nữ :
- May quá từ Trấn Giang xa xôi tới nếu người không nói tất ta chẳng biết hay mà biết đường cầu phước. Đây, thưởng cho ngươi tiền nay đền công nhanh nhảu mách bảo nhé.
Móc túi lấy lượng bạc đưa cho tiểu nhị, Đức Kiệt chúm chím cười. Sướng quá, tiểu nhị cầm lượng bạc đút vội vào túi, xá đến tận đất :
- Khách quan rộng lượng quá! Cần thêm chi xin cứ gọi.
Tiểu nhị quay đi hầu thồi khác, nhưng Đức Kiệt gọi giật lại :
- Đây đi Tiên Long trấn bao nhiêu xa?
- Dạ hơn ngày đường thôi ạ!
- Được lắm, cho ngươi đi. Cần thêm chi ta sẽ gọi sau!
Đức Kiệt rót ba ly rượu đầy :
- Nhị vị hiền muội nhắm đi chớ! Nguội rồi!
Nâng ly rượu, Âu Dương Bích Nữ nói :
- Thời buổi này mà có tiên giáng trần thì lạ thật.
Lam Y mỉm cười ý tứ :
- Tiên hay phàm thì cứ đi xem chơi, nhiều thì giờ mà. Hiền muội có muốn cầu phước không?
- Có chớ! Hàng ngày vẫn mong chờ.
Ăn uống no say, ba người trả tiền hàng rồi về thẳng quán trọ tháo khí giới ra để ở đầu giường, ngủ sớm, hôm sau đi Tiên Long trấn.
Trên đường rất đông hành khách. Người đi xe, kẻ cỡi ngựa hay đi bộ lũ lượt cùng tiến cả về phía trấn Tiên Long. Nhờ ba con tuấn mã, cực kỳ tốt nên sẩm tối hôm ấy, ba hiệp khách đã đến nơi, vào trọ ở Hòa An tửu lầu.
Hôm sau ngoài đường kẻ qua người lại tấp nập đông đảo khác thường. Nam phụ, lão ấu đủ mặt, xúng sính y phục mới, tay bưng tráp bày vàng, hương. Hết bọn này đến đoàn khác, họ chào, gọi nhau ríu rít :
- Đi lẹ lên! Trễ giờ thì thần tiên biến mất đấy.
Ba kiếm khách nghe vậy cười thầm. Lam Y nói :
- Dân chúng dị đoan thật.
Âu Dương Bích Nữ nói :
- Bởi vậy, nhiều kẻ tinh ranh lợi dụng cơ hội tốt ấy kiếm tiền như nước...
Bỗng hai vị bô lão tuổi trạc ngót bảy mươi ngồi ở thồi gần dãy nói :
- Hẳn là ba vị là khách ngoại phương nên không biết rằng ít lâu nay ở trấn này có mấy vị địa tiên giáng thế độ dân, biến hiện bất thường, linh bùa hiệu nghiệm lắm.
- Dạ, các vị lão bối cũng tin những chuyện huyền ảo hư vô đó sao?
- Đây là chuyện mắt thấy tai nghe hẳn hoi, xin quí khách đừng nói khác e bị tội với thần tiên.
Nói đoạn, hai lão bối đem chuyện thần tiên giáng thế ở trấn Tiên Long kể cho ba người nghe.
Ở phía Đông trấn ấy có ngôi cổ miếu thờ Hà Tiên Cô, tường mái long lở, siêu vẹo, dột nát. Hàng tháng, số người đến miếu dâng hương không được bao nhiêu nên người thủ đền là Mao Tiến không tiền sửa chữa.
Cách miếu độ vài chục bước, một ngọn cổ tháp xây từ đời Tống bị bỏ hoang.
Tháp tên là Cửu Trùng vì có chín từng và cao tới chín, mười trượng.
Tục truyền rằng vào cuối đời Nguyên triều có một con đại hắc xà, hai mắt như lửa, đầu lớn, mồm đỏ tựa huyết, không hiểu từ đâu đến chiếm cứ ngọn tháp Cửu Trùng ấy. Người thủ từ miếu Hà Tiên Cô không biết lên tháp thắp hương rồi mất dạng luôn. Thấy vậy, mấy tay thanh niên trai tráng khỏe mạnh hiếu kỳ ưa mạo hiểm rủ nhau lên coi, ngờ đâu mấy người đó cũng mất tích nốt. Hai hôm sau, người trong trấn ra rừng lấy củi đi qua đó thấy nhiều đốt xương người rải rác ở chân tháp.
Từ đó, không một ai dám bén mảng tới gần Cửu Trùng tháp hoặc có ý định mạo hiểm rủ nhau thám thính nữa. Trái lại, họ lấy đá và đất lấp hết lối ra vào, phòng ngừa con hắc xà nguy hiểm ấy bò xuống hại người.
Các vị lão bối còn nói rằng một đôi khi trời mưa phùn, gió bấc, con hắc xà ấy vươn cổ ra cửa trên Cửu Trùng tháp, há miệng đỏ như máu, lưỡi thè dài như muốn nạt nộ người trong trấn. Vì lẽ đó, miếu Hà Tiên Cô bỏ hoang phế không một ai dám giữ chức thủ từ gần chiếc tháp quái đản đó nữa.
Cho tới nay, tuy đã có Mao Tiến thủ miếu nhưng dân chúng ai nấy nghe lời truyền lại, cũng còn ghê sợ tháp hoang. Dù đã bao đời nay, mãng xà không hề xuất hiện trên đỉnh tháp, mọi người cho rằng giống ác xà đó có thể sống hàng ngàn năm, nguy hiểm tác quái vô chừng. Chẳng qua, Mao Tiến là người phương xa nghèo, đói không biết sanh nhai bằng cách nào nên mới liều mạnh thủ miếu để sống với tiền lễ của khách thập phương.
Tới một hôm kia, cách đây trên một tháng, bỗng có mấy tiều phu đốn củi ở rừng hoảng hốt vào trấn gặp ai cũng bảo :
- Có người ngồi ở cửa trên từng tháp trên cùng. Có lẽ đó là ma quỷ hiện hình.
Người trong trấn hiếu kỳ vội vàng lũ lượt kéo nhau ra xem... Quả nhiên một vị đạo cô khăn áo màu xanh, ngồi khoanh tròn hai tay chấp trước ngực, mặc hướng thẳng ra phía rừng xa xa đang ngồi chễm chệ giữa khuôn cửa trên từng tháp cao chót vót.
Dân chúng đang kinh lạ vì thiếu niên đạo cô can đảm kia làm thế nào mà lên nổi từng tháp cao ngất ấy, nghiễm nhiên ngồi không e sợ mãng xà.
Kẻ nói ra người nói vào, bàn tàn huyên thuyên. Bỗng một người quả quyết.
- Đích rồi, đúng là Hà Tiên Cô rồi, tôi biết mà.
Ai nấy đều nhìn lại đó là thầy đồ Đỗ Vạn Năng.
Thấy mọi người chăm chú nhìn mình, thầy đồ họ Đỗ nọ càng lên mặt thông thái.
- Tôi biết ngay mà! Trong bộ Bát tiên lục truyền có họa hình Hà Tiên Cô y hệt người thật chúng ta đang xem đó.
Nghi ngờ, một người nói :
- Chắc thiệt hay không hở thầy đồ?
Đỗ Vạn Năng vểnh mặt, quắc mắt :
- Xuẩn quá, sao lại không chắc? Thần tiên giáng trần ở ngay trấn mình, dân khi này có phước mới được hân hạnh ấy, không biết thành kính, thần tiên thấy ta khinh bạc đi nơi khác mấy thì uổng công.
Dứt lời, Đỗ Vạn Năng quỳ xuống trước lạy như tế sao, miệng suýt xoa lảm nhảm khấn vái, vẻ thành kính hiện trên nét mặt gầy guộc xanh lướt. Thấy vậy, mọi người không ai bảo ai cũng quỳ xuống lễ bái cầu khấn.
Tin ấy truyền đi khắp Tiên Long và các nơi lân cận, thiện nam tín nữ kéo đến lễ cầu phước rất đông.
Ngày nào cũng vậy, khi buổi sáng lúc ban chiều, Hà Tiên Cô hiện ra ngồi chễm chệ trên khuôn cửa đỉnh tháp cho dân chúng chiêm bái. Hồi lâu, khi mọi người đang lễ lễ bái bái. Tiên Cô lại biến mất, cực kỳ huyền ảo. Tháp Cửu Trùng cao tới chín trượng không có lối lên, tiên cô xuất hiện biến hóa dễ dàng như vậy, nếu không phải thần tiên thì người thường nào làm nổi? Vì lẽ đó, dân trong trấn càng tin tưởng quả là Hà
Tiên Cô giáng trần cứu nhân độ thế, kéo nhau ra miếu lễ bái và ra ngoài chân tháp chờ thần tiên xuất hiện chiêm ngưỡng. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, tin Hà Tiên Cô giáng trần ở Tiên Long trấn được đồn đại lan tràn đến các nơi thôn, ổ và phủ, huyện lân cận, nên thiện nam tín nữ thập phương kéo đến Tiên Long trấn lễ bái, cầu phước đông đảo khác thường.
Các tiệm quán, xa phu đông khách thi nhau làm giàu. Quan lại địa phương nghe đồn, cho người ra xem chuyện thực hư thế nào, cũng hơi ngờ vực, nhưng về sau thấy không phương hại tới sự cai trị nên bỏ qua mặc cho dân chúng tín ngưỡng.
Miếu Hà Tiên Cô bao lâu nay hầu như hoang phế bỗng dưng trở nên tấp nập kẻ cúng người bái, tiền vàng hương thâu được rất nhiều khiến thủ miếu họ Mao mỏi tay xếp bạc. Ít hôm sau, Mao Toán đặt một chiếc rương lớn ở góc miếu đề mấy chữ "Quyên tiền xây dựng lại miếu". Họ Mao nói với khách thập phương rằng đêm hôm rồi, Hà Tiên Cô hiện ra kêu không nên để miếu tồi tàn, phải xây dựng lại cho được trang nghiêm. Thế là kẻ ít người nhiều, chẳng mấy ngày rương đã đầy nhóc những bạc. Mao Toán gọi xây dựng hẳn lại miếu đường nguy nga lộng lẫy điện trước, hậu phòng ngăn nắp vô cùng. Còn lại bao nhiêu, họ Mao đã đi làm của riêng phòng bị tương lai đến tối.
Một hôm cuối tháng, Mao thủ miếu nói với khách thập phương :
- Đêm qua, Tiên Cô hiện về dạy rằng từ nay, cứ mùng một và ngày rằm, người sẽ đăng trên đỉnh tháp phát bùa linh. Chuyến đầu phát ba trăm lá. Các tín đồ phải đứng nguyên chỗ, không được tranh giành nhau. Từ trên đỉnh tháp, Tiên Cô sẽ rải linh bùa xuống, trúng ai là kẻ ấy có phước. Đem bùa về đốt hòa với nước mưa uống sẽ trường thọ bách tuế và tà ma phải sợ. Ai muốn được phước ấy phải ra chầu ở chân Tháp Cửu Trùng, cuối giờ thân, Hà Tiên Cô sẽ hiện thân trên đỉnh tháp.
Tin ấy đồn ra, khách thập phương đua nhau kéo đến Tiên Long trấn lễ bái, ăn chực nằm chờ cầu nguyện cho kỳ được linh bùa của tiên gia rơi trúng người mới hớn hở ra về.
Bữa Lam Y, Chu Đức Kiệt và Âu Dương Bích Nữ tới Tiên Long trấn vừa đúng ngày đầu tháng, nên dân chúng lũ lượt kéo nhau ra Tháp Cửu
Trùng, lấy chỗ trước đón linh bùa rất đông đảo. Nam, phụ, lão ấu, thiện, nam tín nữ, y phục như ngày tết, xôn xao, rộn rã đi ra hướng Tháp. Ba kiếm khách nhìn nhau cười thầm, trà trộn vào đám đông quan sát.
Lúc sắp tới cuối giờ Thân, bóng kim ô ngả hẳn bóng sau rừng cây, khách thập phương chẳng ai bảo ai đều thắp hương cầm tay, quỳ xuống đất cầu khấn, mong lòng thành quyện khói nhang thơm thấu đến thần tiên ban phước lành. Bọn Chu Đức Kiệt chẳng đã, cũng đành hành động như mọi người để khỏi bị chú ý.
Lam Y nói nhỏ :
- Nào, xin mời nhị vị thiện nam và tín nữ hãy chịu khó quỳ xuống thắp hương đi. Lát nữa, Tiên cô sẽ ban... hạnh phước cho. Lẹ lên.
Chu Đức Kiệt lầm lì im lặng. Âu Dương Bích Nữ cắn môi nhịn cười.
Nhưng cả ba người cùng chăm chú nhìn lên nơi thần tiên vẫn thường xuất hiện.
Quả nhiên, Hà Tiên Cô mặc đạo bào thiên thanh từ đâu hiện ra ngồi sừng sững ngay trên khuôn cửa sổ, từng tháo trên cùng. Mọi người dưng hương lên ngang trán, rì rào cầu nguyện và khấn vái. Niềm mong tưởng hiện rõ trên nét mặt.
Lam Y đưa mắt nhìn Chu Đức Kiệt, Âu Dương Bích Nữ. Hai người hiểu ý khẽ gật đầu. Cả ba nhận xét rõ ràng những điều cần biết.
Bỗng Hà Tiên Cô vung tay áo thụng phát ra những mảnh giấy nhỏ may như bươm bướm. Khách thập phương im phăng phắc, ngước mắt chờ cầu may bùa tiên rớt trúng người mới lượm. Một cánh bùa bay lạng như bay và rớt trúng đầu Chu Đức Kiệt. Chàng lượm lấy coi, thì đó là miếng giấy vàng lợt lớn bằng hai ngón tay. Trên mặt giấy biên mấy chữ nhà tiên nhằng nhịt bằng chu sa óng ánh. Các tín đồ, người nào được linh bùa rít trúng hớn hở sung sướng. Trái lại những ai không nhận được bùa vẻ buồn rầu ra mặt. Họ rì rào lạy tạ hoặc cầu khẩn chuyến sau. Lúc ngửng đầu lên thì Tiên Cô đã biến mất.
Bọn Chu Đức Kiệt theo mọi người đứng dậy.
Chỉ vào lá bùa, Đức Kiệt hỏi một người gần đó :
- Xài linh bùa này thế nào, hả đại ca?
Anh chàng kia sửng sốt nghiêm trọng :
- Trời đất quỷ thần ơi! Có phước lớn thế này mà còn đi hỏi người ta cách xài linh bùa như thế nào? A! Mình biết xài và muốn xài thì lại không được. Đây nè, về hứng nước mưa giữa trời, ăn chay, đốt bùa hòa với thứ lộc thủy đó mà uống, thì được hưởng bách tuế và kỵ tà ma! Đại ca nghe ra hiểu chưa.
Đức Kiệt mỉm cười :
- Hiểu rồi, nhưng tôi có tật xấu là không thể nào nuốt được cơm chay, vậy xin nhường đại ca xài tạm lá bùa này vậy!
Anh chàng lưỡng bị tưởng Chu Đức Kiệt nói giỡn. Nhưng vẫn thấy
Đức Kiệt thẳng thắn đưa đạo bùa ra cho, nên hắn nghĩ thầm may mắn gặp phải thằng ngốc, bèn nhìn trước, ngó sau, cầm phắt đạo bùa, bỏ vội vào túi lẩn vào đám đông biến mất, quên cả cảm ơn người đã cho y phép sống trăm năm.
Lam Y và Âu Dương Bích Nữ bưng miệng nhịn cười, rủ Đức Kiệt vào miếu xem. Trong miếu khói hương nghi ngút, tường vẽ, cột sơn huy hoàng đèn sáng rực. Khách dâng hương đã vãn vì bóng tà dương ngả từ lâu. Ba hiệp khách giả vờ dâng hương khấn vái chỗ này, chỗ nọ nhận xét hồi lâu.
Trở ra, ba người ghé vào chỗ chiếc rương quyên tiền.
Mao Toán, mắt dơi tai chuột, bắt ghế ngồi gần đó, cất giọng nói the thé như tiếng chim :
- Mô Phật!
Chu Đức Kiệt vờ vĩnh vừa móc túi vừa hỏi :
- Tiền quyên bỏ vào đâu đấy? Tiên sinh là thủ miếu đức Tiên Cô.
Mao Toán đứng lên chắp tay thưa :
- Dạ, chính tôi ăn may đức Tiên Cô thủ miếu này được nhiều năm rồi ạ! Quý khách ở phương xa tới phải không?
Đức Kiệt gật đầu, đếm đúng năm tiền bỏ vào lỗ nhỏ khoét trên mặt rương. Đoạn cả ba người chào thủ miếu đi ra không để ý tới cái nguýt thiệt dài của họ Mao vì y nghĩ thầm :
- "Gớm thiệt! Mặt mũi sáng sửa, đẹp trai xinh gái thế kia mà cúng được năm tiền! Keo lạ lùng".
Về đến gần trấn thì trời vừa đổ tối. Nhà nào nhà ấy đều lên đèn như sao sa, đường phố tấp nập sáng trưng.
Đêm ấy, Tam hiệp đang trao đổi ý kiến về quyên tiền ở miếu Tiên
Cô thì chợt thấy hai người lướt ngang qua tửu quán với bộ vận khả nghi.
Đức Kiệt theo dấu thì biết được tên lớn tuổi là Hắc Đầu Đà, tên nhỏ tuổi là Tiên chân nhân hiệp lực cùng Từ Thúy Nhi giả dạng Tiên Cô gạt dân lành chia tiền cùng viên thủ miếu. Và cũng chính bọn này đã bắn tên giết chết Phàn Mộng Liên. Đức Kiệt, Lam Y và Âu Dương Bích Nữ bèn đến tận
Tháp Cửu Trùng xem rõ thật hư. Tam hiệp đến gần chân tháp, núp vào bóng tối chờ khá lâu, chỉ thấy một bóng đen nhỏ thoát qua hướng tháp, còn tên Hắc Đầu Đà thì không thấy tới, nên bán tín bán nghi.
Ba người đang bàn tán thì có tiếng đóng cửa trên tháp và sau đó ánh đèn mờ mờ lọt qua khe cửa.
Lam Y nói :
- Chúng dám thắp đèn, không sợ lở có người ta từ trong trấn trông thấy là vì cửa sổ trông thẳng ra khu vườn cây... Ta lên đó xem tình hình thế nào đi.
Ba hiệp khách đồng ý phóng mình tới chân tháp, nhảy vọt lên nóc thứ ba và từ đó phi thân lên đỉnh tháp, nhẹ nhàng không một tiếng động nhỏ. Thật ra thì tháp cổ, mái ngói rêu phong, sương đêm ẩm ướt trơn lắm nhưng nhờ có công phu khổ luyện, dùng Khinh thân nên thân thể nhẹ nhàng như chiếc én đi đứng vững chãi như nơi bình địa vậy. Rón rén nhìn qua khe cửa sổ, ba người ngạc nhiên thấy trong lầu tháp Cửu Trùng khá rộng rãi sạch sẽ, trướng gấm màn the, án thư, song kỷ gọn gàng. Mấy thức bánh mặn, ngọt, hồ rượu, ly lớn bày la liệt trên án.
Hà Tiên Cô quả là một đạo cô sắc sảo lẳng lơ, đầu mày cuối mắt tình tình tứ tứ chuyện trò ăn uống với một tên còn trẻ, nhưng nét mặt dữ dằn, phục sức kiểu đạo sĩ.
Hà Tiên Cô hỏi :
- Lão sư đâu?
Đạo sĩ nheo mắt ra vẻ không bằng lòng :
- Lão ta quá chén say rượu ngủ như chết rồi! Mà cần chi hắn nữa, ta đến đây với Thượng tiên không đủ sao?
Cười bả lả, Tiên Cô nói :
- Đùa giỡn chi vậy! Thượng tiên với dân chúng trấn này, chớ với
Tiêu chân nhân, tôi đây chỉ là Từ Thúy Nhi!... Gớm, chưa chi đã ghen, đã giận! Phát ngán...
Tiêu chân nhân cau mặt, uống cạn ly rượu :
- Thúy Nhi đi lại với tên hổ mang ấy, còn muốn nói ta ghen. Đừng quá lắm, có ngày nó mất mạng đó. Chỉ một mũi tên độc xà là hắn chết... lần lần không phương cứu chữa.
Ba hiệp khách nghe tới câu này toát mồ hôi, nhìn nhau khẽ gật đầu.
Từ Thúy Nhi làm mặt giận dỗi :
- Cùng bọn với nhau, môi hở răng lạnh, mà nghĩ quấy vậy sao?
Thúy Nhi này đâu phải của riêng một ai? Thích thì chơi, chẳng ưa thì bỏ! Tiêu chân nhân hay Hắc Đầu Đà cũng chỉ là khách qua đường! Biết giữ địa vị đừng hòng quá trớn với Thúy Nhi này... đi lại lâu dài.
Cười hềnh hệch, Tiêu chân nhân đẩy ghế đứng lên, rót ly rượu đầy đưa cho Thúy Nhi :
- Đây! Hãy uống đi, bồ đào tửu ngon lắm kẻo khuya lắm rồi! Nói giỡn vậy chớ, nếu ta thì Hắc Đầu Đà thì trước đây còn giúp nó báo thù đồng bọn của Lam Y nữ hiệp làm chi?
- Hà... hà... Đã chắc nó khỏe hơn ta chưa? Mà ta biết Thúy Nhi chỉ... chuộng có người khỏe thôi!... Hà..hà.
Từ Thúy Nhi uống một hơi cạn ly rượu bồ đào, liệng ly cạn lên tường bể tan ra từng, ảnh, dâm đãng ra mặt, tình tứ liếc tên đạo sĩ dâm bôn nọ.
- Nói thế mà là kẻ biết điều, hiểu người hiểu ta chớ! Gạt những kẻ ngu si đần độn, tin tưởng mù quáng cho bọn dân hàng ngày đến quỳ lạy cô nương đây dưới chân tháp này.
- Chúng ngu thì cho chúng chết! Ta lượm vàng, nhặt bạc cho đầy túi rồi... Hà Tiên Cô lại biến đi nơi khác ban linh bùa, cứu dân độ thế... Mặc cho tên thủ miếu ra sức giải thích với tín đồ... Nó cũng đầy túi rồi mà. Chúng ta mới là kẻ biết sống thực tế! Hẵng hỏi đã mấy ai lên nổi nơi đầy để thấy rõ đời sống của chúng ta.
Tên Chân Nhân họ Tiêu tiến đến sau lưng nữ đạo ôm ghì lấy Thúy Nhi...
Mắt lờ đờ nhìn ngược lên, Thúy Nhi thở dồn dập.
- Gớm! Bỏ áo đã chớ, ghì chặt áo thế này nghẹt thở.
Bên ngoài, Âu Dương Bích Nữ vừa giận vừa thẹn quá, định đẩy cửa vào đánh nhưng Chu Đức Kiệt ngăn cản lại kịp, vẫy tay ra hiệu nhảy xuống cả dưới chân tháp.
Ba người liền nhào xuống đất như ba con én liệng, kéo ra chỗ bóng cây hồi nãy.
Đức Kiệt hỏi Âu Dương Bích Nữ :
- Phải kiên tâm mới được, thiếu chút nữa hiền muội làm hỏng việc. Làm kinh động, tên Hắc Đầu Đà trốn mất thì sao.
Âu Dương Bích Nữ hãy còn thẹn :
- Cần phi phải kéo dài? Giết luôn hai tên dâm ô này đi rồi phục cả ở đây, Hắc Đầu Đà tất thế nào cũng mò đến xem thực hư thế nào, sẽ giết luôn... Thế là rồi đời cả ba đứa, có gọn gàng không?
Đức Kiệt điềm đạm :
- Ngu huynh đồng ý ở điểm đó, những rồi sao nữa? Còn tên thủ miếu và rất có thể đồng bọn của chúng thấy động, tẩu thoát mất thì sao?
- Việc mà chúng ta cáng đáng đây, trước hết là báo thù cho người bạn quá cố đi rồi, sau nữa là trừ hại cho cả một địa phương.
Ba tên đầu đảng ở cả đây rồi, nóng nảy có ích gì, lỡ thiếu sót điều chi, sau này lại hối hận không?
Gió phây phẩy lạnh qua mặt, nghe Chu Đức Kiệt giảng giải một hồi, Âu Dương Bích Nữ chợt nghĩ ra mình đã nổi giận trước cảnh tà đạo dâm ô, chớ thiệt ra, thường ngày nàng cũng là người biết suy xa nghĩ rộng, bèn mỉm cười, e lệ nhìn Lam Y và Đức Kiệt.
- Tại trông thấy chúng hỗn loạn quá, nên tiểu muội nộ khí xung thiên.
Lam Y vỗ vai cô gái Âu Dương Bích Nữ mỉm cười :
- Khi trước, lúc mới hành hiệp, tánh chất tôi y hệt hiền muội. Đó là lẽ thường.
- Bây giờ chúng ta hành động thế nào.
- Chờ! Theo tên Tiêu đạo tặc về trấn xem chúng ở đâu, rồi mai sẽ liệu.
Tới ngót canh tư, trên đỉnh tháp vẫn im lìm, Chu Đức Kiệt nóng ruột nói :
- Ta lên xem thế nào, hay chúng có đường ngầm nào khác tẩu thoát chăng.
Lam Y nói :
- Hiền huynh một mình lên do thám đủ rồi. Âu Dương và ngu muội chờ ở đây.
Tức khắc, Chu Đức Kiệt phi thân lên từng nhất tháp Cửu Trùng nhón nhén nhìn qua cửa sổ.
Trong ánh đèn mờ ảo, dâm nữ đang quyện chặt Tiêu đạo tặc.
Chu Đức Kiệt trở về chỗ cũ, im lìm.
Lam Y, Âu Dương Bích Nữ hiểu ngầm, cũng yên lặng không hỏi.
Từ Tiên Long trấn, canh tư điểm đã trên một khắc canh, cánh cửa sổ trên đỉnh tháp mới mở và Tiêu chân nhân nhảy qua từng đợt một xuống đất, ngó ngàng ngó dọc không thấy gì lạ hơn là tiếng chim rừng buổi sớm xào xạc trong rừng cây trước mặt hãy còn chìm đắm trong bóng tối âm u.
Lam Y bèn phi hành về trấn.
Ba hiệp khách cũng như lúc đi, theo Tiêu tặc về tới khu cửa Bắc đáp xuống đứng chênh vênh giữa khuôn cửa sổ xây cuốn trong của một tửu quán rồi nhảy về phòng.
Ba người chuyền tới mái kế bên, nhận xét kỹ càng rồi phi hành về phòng trọ, thay áo dạ hành, sửa soạn lên giường ngủ một mạch tới sáng bạch, vừng Thái dương lên cao hai trượng mới trở dậy.
Nói về Hắc Đầu Đà khi theo đường hầm trốn khỏi Kim Cương tự vào sau núi ẩn nấp mấy ngày nghe ngóng, thấy mọi việc đã ổn mới dám qua
Dương Châu đi Trấn Giang, định bụng xuống miền Nam ít lâu.
Ở Trấn Giang được ít ngày, y sửa soạn lên đường thì bất ngờ gặp
Từ Thúy Nhi là người quen biết từ trước và theo Thúy Nhi về ở tại am nhỏ hoang phế trong khu rừng trên đường từ Trấn Giang đi Tiên Long trấn.
Thời Vĩnh Lạc Vương nhà Minh, Giáo chủ Bạch Liên giáo là Cố Duy Thanh hoạt động ở Hồ Nam, có hai đồ đệ rất đắc lực.
Người thứ nhất là Tôn Hoàn được Thuận Vương ở Kim Lăng, chiêu nạp Quân sư.
Người thứ nhì là cô gái họ Đường tên Trại Nhi, tinh thông võ nghệ, giỏi về môn tà thuật, hoạt động rất đắc lực cho giáo phái Bạch
Liên, dùng nhan sắc, yêu thuật lôi cuốn được nhiều người vào hội.
Thấy vậy, Cố Duy Thanh rất tin yêu Đường Trại Nhi, đặc phái lên
Giang Tây ở Nam Xương thành, bí mật hoạt động mở rộng giáo phái, thâu nhận nhiều tín đồ. Có sắc đẹp, tánh tình dâm dật, tà thuật giỏi, Đường
Trại Nhi lên Nam Xương thành chưa bao lâu mà đã thu được khá nhiều tín đồ cả hai giới nam, nữ. Trại Nhi thâu nhận được năm nữ đồ đệ dạy võ nghệ truyền tà thuật cho phái đi các nơi truyền đạo. Đó là Khuất Tấn Nhi, Vũ Thu Nhi, Từ Thúy Nhi, Hà Tam Nhi và Vân Tiên nhi. Vì cũng lấy tên là
Nhi nên mọi người trong giáo phái đều là Bạch Liên Ngũ Nhi. Thầy nào trò ấy, Ngũ Nhi cực kỳ dâm đãng, người nào cũng trẻ đẹp, sắc sảo hành động khá đắc lực cho Bạch Liên giáo. Chuyến ấy theo lệnh thầy Từ Thúy Nhi đi
Trấn Giang xem xét tình hình để tìm cách mở rộng chi nhánh.
Ở Trấn Giang được ít lâu, Từ Thúy Nhi tìm được ngôi cổ am trong rừng tiện đường đi lại, nên dọn dẹp sạch sẽ để dễ bề dụ dỗ bọn trai háo sắc về đó luân phiên hành lạc, thỏa tình gió sớm mây chiều. Vốn quen biết từ trước đó do Thiết Đầu Đà (bị giết đêm đại náo Kim Cương tự bên
Dương Châu) giới thiệu, Từ Thúy Nhi và Hắc Đầu Đà có dịp đi lại với nhau nay lại bỗng dưng tái hợp, trai hổ mang gặp gái dâm tà, sự vui mừng của hai bên quả vô bờ bến. Mải miết truy hoan, khi nào hết tiền, Từ Thúy
Nhi và Hắc Đầu Đà lại trổ nghề riêng, phi thiềm tẩu bích lấy tiền của các nhà giàu tiêu xài.
Một hôm, hai người đi thuyền dạo chơi trên Trường Giang gặp Tiêu chân nhân là nhân viên Thiên Lý giáo, một giáo đạo tương tự như Bạch
Liên cũng chuyên về tà thuật, Hà Thiên Thọ quen biết Tiêu chân nhân bèn giới thiệu với Từ Thúy Nhi. Vốn ngao du không có chuẩn đích, Tiêu chân nhân bèn nhập bọn, và từ đó bộ ba sống lẩn quất nơi am hoang vắng ấy.
Chẳng ngờ, anh em Phàn gia từ Dương Châu về qua Trấn Giang vô tình gặp
Hắc Đầu Đà.
Bất chợt gặp kẻ thù, Hắc Đầu Đà theo dõi biết Phàn Thế Hùng mướn mã phu tải về Thái An huyện, nên bàn định với Từ Thúy Nhi, Tiêu chân nhân yêu cầu giúp sức. Hai người nhận lời ngay, nhưng Trấn Giang là một thị trấn đông đảo, không tiện hạ thủ. Tiêu chân nhân bèn nghĩ luôn ra kế thiềm thừ thoát xác cho tiền tên mã phu, tự mình giả dạng tên A Tam dụ anh em Phàn gia đến khúc đường hiểm Trấn Giang - Thái An huyện, phục kích báo thù. Chẳng qua số mạng Mộng Liên cũng đến lúc chết, nên hai anh em khinh thường sơ ý, mắc vòng gian tế.
Sau khi họ Phàn chạy thoát, Hắc Đầu Đà tiếc không toại nguyện hạ gục được tại chỗ, có ý liền muốn đuổi theo, nhưng Tiêu chân nhân gạt đi nói :
- Mũi tiêu ngâm nọc độc xà, chắc chắn con nhỏ ấy không thoát chết đâu.
Từ Thúy Nhi cũng ngăn :
- Chẳng nên cố đuổi ra tới đại lộ đông người e không tiện, vả lại Tiêu sư huynh cũng bị trúng thương cần săn sóc ngay.
Hắc Đầu Đà vác Tiêu chân nhân vào nơi khuất nhiều cây, mở vết thương ra xem thấy ở gần vai, không trúng chỗ phạm, hơn nữa mũi phi đao cắm không sâu.
Tiêu chân nhân bảo Từ Thúy Nhi :
- Có đem theo thuốc phòng độc đây, sư muội mở bọc này lấy thuốc bột rắc lên vết thương và cho tôi uống một hoàn, nghỉ ngơi chốc lát là phải đi, ở đây lâu bất tiện.
Sau đó, ba tên tà đạo lên đường về thẳng nơi cổ am.
Mấy ngày sau, Tiêu chân nhân khỏi hẳn, chúng bèn kéo nhau đi
Tiên Long trấn và nghĩ ra cách giả Hà Tiên Cô mê hoặc dân chúng, thông đồng vùng tên Mao Toán thủ miếu lấy tiền của khách thập phương chia nhau. Đang đói rách, Mao Toán vui vẻ ưng thuận ngay. Thấy không bị quan sở tại làm khó dễ, tiền thâu vào như nước, bọn tà đạo kéo dài thời gian bịp bợm, chẳng ngờ đến việc Lam Y nữ hiệp tìm cách báo thù cho Phàn Mộng Liên. Âu đó cũng là tác ác phùng ác, thiên hạ sự bao giờ cũng vậy.
Nói về Lam Y nữ hiệp, sau khi dò ra tông tích bọn thủ phạm hạ sát Phàn Mộng Liên, thì nàng rất mừng rỡ. Suốt ngày hôm đó, ba hiệp khách cũng ở lại Nam Hương quán, e đi ra phố lỡ lộ hình tích thời bọn tà đạo trốn mất, uổng công tìm kiếm. Chẳng đến canh hai, ba người đã lẩn đến khu Bắc, nhảy lên cây lớn núp trong khóm lá um tùm, chờ bọn Hắc Đầu
Đà hành động.
Quả nhiên, trống vừa điểm canh hai, thì hai bóng đen từ tửu quán gần đó chuyền qua cửa sổ xuống nóc nhà kế bên. Lam Y nhận ra ngay là
Hắc Đầu Đà và Tiêu chân nhân, hai tên tặc đạo theo đường ra khỏi Tiên
Long trấn về lối miếu Hà Tiên Cô, vượt tường rào lối sau.
Lam Y nói nhỏ với Chu Đức Kiệt và Âu Dương Bích Nữ :
- Chúng hẹn nhau hội họp ở đây. Không hiểu con yêu tặc kia đã tới chưa! Chu huynh ra dò ngoài Tháp Cửu Trùng xem sao.
Lát sau, Chu Đức Kiệt trở lại :
- Trong tháp không có ai. Chắc con nữ tặc đó vào miếu trước rồi.
Ngó trước, nhìn sau kỹ lưỡng, ba người liền phi thân lên tường chuyền vào nóc miếu. Điện ngoài tối om, nhưng lối sau có ánh đèn le lói. Ba hiệp khách nằm rạp xuống mái nghe ngóng. Tiếng nói, cười từ phía dưới vọng lên.
Lam Y bèn nhẹ tay kéo hở ngói nhìn xuống. Quả nhiên, bọn yêu tặc và tên thủ miếu đang ngồi quây quần chiếc thồi bàn ăn, uống xô bồ. Từ
Thúy Nhi ngồi giữa, Hắc Đầu Đà và Tiêu chân nhân ngồi kế hai bên tả hữu. Ba đứa cười đùa lả lơi coi như không có mặt tên thủ miếu, phần Mao Toán thì mặt mũi đỏ gay vì rượu, rung đùi, dương dương tự đắc có vẻ khoái trá lắm.
Cây thiền trượng và hai thanh đoản đao dựng ngay ở bức tường sau lưng Từ Thúy Nhi.
Hà Tiên Cô giả hiệu bả lả bảo Hắc Đầu Đà :
- Sao đêm qua không lên tháp? Thành thử Tiêu sư huynh mải gần sáng... mới về nổi. Say rượu hả? Nếu vậy, bữa nay... ta phạt đó.
Hắc Đầu Đà xoa đầu trọc lốc ngả vào vai Từ Thúy Nhi, cười hềnh hệch như con heo :
- Phạt thế nào cũng được? Hắc mỗ này đâu... có ngán!
Tiêu chân nhân kéo Từ Thúy Nhi ngã sang phái y, lả lơi.
Nguýt dài họ Tiêu, Từ Thúy Nhi nói :
- Sư huynh chuyên môn ích kỷ. Thôi không dông dài nữa. Bây giờ phải tính chuyện làm ăn, kiếm thêm ít tiền nữa.
- Từ ngày mai trở đi, Mao thủ miếu lại phao ngôn cho khách thập phương biết rằng Hà Tiên Cô muốn sửa sang tháp Cửu Trùng, và sẽ cho thuốc chữa chạy bệnh cùng trường sanh bất tử. Quyên tiền càng sớm bao nhiêu, hay bấy nhiêu.
Mao Toán gãi tai :
- Đệ tử sẽ hoàn bị việc quyên tiền...
- Tên thủ miếu chưa nói hết câu, cánh cửa bỗng bị đao toang ra khiến bọn tà đạo hoảng hồn.
Hắc Đầu Đà kêu lớn :
- "Lam Y nữ hiệp".
Ba gian đạo vội vàng đẩy ghế nhảy ra phía tường sau lưng, chụp vội vàng khí giới. Mao Toán cuồng chân không kịp chạy, thì đã bị Lam Y nhảy tới xách gáy ném ra phía sau cho Âu Dương Bích Nữ trói gò lại. Tiêu chân nhân thừa dịp nhắm Lam Y phóng luôn mũi tiêu độc, Lam Y đưa kiếm gạt bắn ngọn tiêu vào tường "xoảng" một tiếng.
Mũi tiêu thứ hai nhắm Chu Đức Kiệt phóng luôn tới, Đức Kiệt với tay bắt lấy gài vào đai lưng.
Hắc Đầu Đà, Từ Thúy Nhi thừa dịp đạp tung cửa lòn ra phía tiền điện, Tiêu chân nhân phóng mình chạy theo.
Lam Y đuổi theo ra phía cửa ấy.
Vừa qua ngưỡng cửa, Tiêu chân nhân đã liệng luôn mũi tiêu nữa, hét :
- Chết này!
Choang! Lam Y một lần nữa, gạt bắn ngọn tiêu văng vào góc điện.
Hắc Đầu Đà, Từ Thúy Nhi đá văng cửa sổ tiền điện, đồng bọn chạy cả ra khỏi miếu. Lam Y cẩn thận rượt theo.
Ba tên gian đạo vừa ra tới khu đất rộng trước miếu thì bị luôn hai bóng đen từ nóc miếu sà xuống áp đánh. Chúng giật mình nghinh chiến.
Hai bóng đen ấy chính là Chu Đức Kiệt và Âu Dương Bích Nữ. Đức
Kiệt thấy cửa miếu hẹp, e vướng Lam Y nên kéo tay Âu Dương Bích Nữ chạy ra phía sau đánh, phi thân lên nóc miếu chờ gian đạo chạy khỏi liền áp xuống đánh. Lam Y cũng vừa xông tới. Không dám ham chiến, bọn Hắc Đầu Đà phóng chạy qua chân Tháp Cửu Trùng định lẩn trốn vào khu Độc Lâm, nhưng lẹ hơn, ba hiệp khách qua đón đường đánh bật bọn gian đạo trở lại. Tức giận, Hắc Đầu Đà liều chết, múa thiền trượng đánh Chu Đức Kiệt.
Lam Y quấn vào giao đấu với Tiêu chân nhân, còn Âu Dương Bích Nữ đấu với Từ Thúy Nhi. Biết bản lãnh của đối phương từ trận Kim Cương tự nên tuy liều đánh, Hắc Đầu Đà chỉ mắt trước mắt sau muốn chực thoát thân. Nhưng chạy sao nổi! Cây Thất Tinh đao xoắn tròn lấy tên mang, nên chỉ trong chớp mắt cây thiền trượng của y bị tiện đứt đôi và một làn dao xanh lè rít lên như gió đưa đúng cổ. Phập! Chiếc thủ cấp lăn lóc văng tới chân Tiêu chân nhân. Thây ma đổ vật sang bên, máu phun ra như tưới.
Vốn đã không phải tay đối thủ với Lam Y, Tiêu chân nhân thấy Hắc Đầu Đà tử trận lại càng luýnh quýnh sợ hãi, dè chân chạy. Nhưng chạy đâu cho thoát? Quay bên tả gặp phải luồng bạch quang của Thái Dương kiếm lợi hại chặn chém. Quay bên hữu cũng vậy, Luồng kiếm trắng xóa như trêu cợt, lúc hữu, lúc tả khi trước mặt, sau lưng, biến hiện vô chừng khiến
Tiêu chân nhân đổ mồ hôi ra như tắm.
Mỗi lát kiếm, Lam Y lại cười lanh lảnh :
- Gian đạo có nhớ tới cô gái họ Phàn bị mi sát hại không?
- Hãy coi chừng, Phàn nữ, chém đây này!
- Giữ lấy thủ cấp, mau!
Tiếng nói lạnh như tiếng ma, Tiêu chân nhân ngồi thụp xuống tránh lưỡi kiếm vụt qua đầu hớt mất chiếc khăn và mảnh tóc.
Loạng choạng, họ Tiêu đứng vội lên thì bị luôn mũi kiếm nhập thần của Lam Y đã đưa luôn tới ngực, rạch toang mấy lần áo, hở phanh ngực ra.
Lam Y giơ tay tả hỏi :
- Mi có nhận ra cái gì đây không?
Lùi lại bốn, năm bước, Tiêu chân nhân định thần nhận ra mũi tiêu độc của chính y.
- Với mũi tiêu này mi đã sát hại Phàn nữ vô tội, biết không?
- Tên gian đạo sợ quá, run lẩy bẩy, mồ hôi trán vã xuống cay cả mắt... Lam Y gọi lớn :
- Phàn muội ơi, linh thiêng coi ta báo hận!
Đồng thời, nàng vung tay một cái. Ngọn phi tiêu vụt bay như làn khói đen cắm phập vào tim Tiêu chân nhân, ngập hết. Chỉ kịp kêu lên một tiếng "trời ơi!", Tiêu chân nhân té ngửa ra mặt đất, rời tay đao quằn quại, rên xiết...
Trận đấu giữa Âu Dương Bích Nữ và Từ Thúy Nhi cũng mau lẹ vô cùng. Cô gái Thiếu Lâm tự vốn đã ghét sẵn Từ Thúy Nhi từ đêm dâm lại hôm qua, nên khi hai bên mới giáp chiến, nàng hoa cây thiết phiến đánh tận lực. Nữ yêu đạo múa kiếm đỡ được ba đòn trối cả tay, toàn thân rung lên, lùi lại mấy bước.
Âu Dương Bích Nữ rượt theo :
- Yêu nữ, chạy đâu cho thoát!
Nàng vung cây thiết phiến, các đầu nhọn xòe ra tiện đứt cuống họng Từ Thúy Nhi như lưỡi cưa vậy. Lộn nhào đập đầu xuống đất, dâm nữ quằn quại một cái rồi duỗi thẳng, hồn lìa khỏi xác.
Lam Y lấy chân gạt thây Tiêu chân nhân thấy y đã tắt thở bèn cúi xuống rút mũi tiêu trong ngực ra, cắt vạt áo xác chết gói kỹ lại dắt vào đai lưng.
Ba hiệp khách phi thân lên tháp Cửu Trùng đánh lửa đốt đen lục sách, thấy mấy cuốn sách giáo đạo Bạch Liên và rất nhiều vàng bạc, bèn gói cả lại một bọc đem trở về miếu Hà Tiên Cô. Tên thủ miếu vẫn nằm tròn như con heo.
Chu Đức Kiệt rút giẻ ở trong miệng y ra :
- Tiền bạc của khách thập phương mi giấu đâu?
Mao Toán rên rỉ :
- Con để... trong rương... trong... phòng xếp kia.
Chu Đức Kiệt vào bê ra một rương đầy. Ba người xúm lại đếm.
Lam Y hỏi Mao Toán, lấy giấy và nghiên bút thảo lá thư nhỏ.
"Gởi Quan bản trấn.
Làm quan có bổn phận an dân mà để bọn yêu đạo hoành hành lường gạt dân lành ngay trước mắt có thể gọi là phạm tội đồng lõa với tà yêu.
Số bạc còn để trong rương tại miếu Hà Tiên Cô tổng cộng năm nghìn hai trăm lượng.
Yêu cầu dùng ngay số bạc đó phát chẩn cho dân nghèo. Phải hành động thiệt quang minh để chuộc tội. Nếu khuất tất, hãy coi xác bọn tà đạo làm gương.
Muốn biết rõ sự thể phúc trình thượng cấp, cứ việc hỏi tên thủ miếu đồng lõa gian tà.
Lam Y nữ hiệp đề".
Viết xong, Lam Y đưa cho Chu Đức Kiệt và Âu Dương Bích Nữ đọc.
Đức Kiệt lại nhét giẻ đầy miệng tên thủ miếu, buộc lá thư vào cổ y rồi xách y ra khỏi miếu.
Truyện khác cùng thể loại
29 chương
34 chương
12 chương
33 chương
14 chương
34 chương
20 chương
29 chương
28 chương
84 chương