Kiêu Phong
Chương 744
Phó Tiềm nhíu mày nhìn quân lệnh, thực ra là đang chọn đối sách, trong sảnh bên còn có mười mấy quan tướng đều nhìn đại soái chờ nói chuyện. Họ cũng đều biết quân lệnh của Tuyên phủ sứ, bởi vì quân doanh ngoài thành đã trực tiếp tới quân lệnh của Tuyên phủ sứ rồi.
- Đại soái, không thể để Lục Thiên Phong tới Đức Châu, chi bằng xuất động kỵ quân hành động trước để kiềm chế đối phương. Theo thăm dò, Lục Thiên Phong lần này tới chỉ có năm mươi nghìn bộ quân.
Có một quan tướng không kìm nổi nói.
Phó Tiềm nghe xong cũng không phản ứng gì, lại có một quan tướng khác nói:
- Chủ ý này của ngươi quả thực không hay, hai mươi nghìn kỵ quân chưa chắc đã giết chết được Lục Thiên Phong. Với thế lực của Lục Thiên Phong hiện giờ, một khi trốn thoát được, tất nhiên sẽ trả thù. Đại soái bây giờ lại không thể tạo phản, mà cũng không thể công kích Tuyên phủ sứ.
- Vậy ngươi nói nên làm thế nào? Nếu để mặc Lục Thiên Phong tới Đức Châu, Lục Thiên Phong lại có quyền điều động quân Đức Châu, một trăm nghìn quân không thể một lòng với chúng ta, rất có thể đều là tâm thái cây cỏ đầu tường.
Quan tướng nói đầu tiên phản bác lại.
- Theo ta thấy chỉ có một cách, chính là khởi quân rời khỏi Đức Châu, tới đầu hàng Quận Vương Vĩnh Đức. Nếu Lục Thiên Phong tới phương bắc, chúng ta rời khỏi đi đối phó phản quân, cũng có thể nói là quá khứ rồi.
Một quan tướng khác nói.
- Ngươi nói là một cách, chỉ là Quận Vương Vĩnh Đức không có quân lệnh tiến tới, chúng ta tự tiện đi quy thuận, chưa chắc đã khiến cho Quận Vương tiếp nhận. Hơn nữa, cũng có thể bị triều đình giáng tội.
Có một quan tướng nói.
- Chúng ta đi quy thuận, Quận Vương chắc chắn sẽ tiếp nhận. Quận Vương bây giờ cần quân lực, mà triều đình vì bình phản đã liều lĩnh một phen rồi. Chúng ta đi rồi, triều đình chỉ có thể im lặng chấp nhận, không thể ép chúng ta được.
Một quan tướng khác nói.
Phó Tiềm cuối cùng đã có phản ứng, giơ tay ném quân lệnh lên, dặn dò:
- Truyền lệnh chuẩn bị xuất phát, đại quân hướng nam, sẽ nói triều đình để chúng ta đi bình định.
- Vâng!
Các quan tướng hành quân lễ hồi ứng, rời đi truyền lệnh.
Sáng sớm hôm sau, quân doanh ngoài thành Đức Châu lần lượt thu dọn, Dương Diên Chiêu lại dẫn ba mươi nghìn kỵ binh bỗng giáng lâm tới quân doanh ngoài thành huyện An Đức. Quân Đức Châu căn bản không chú ý phía nam có quân tới, chính là bên ngoài có trạm canh gác cũng tưởng là quân nhà.
Quân doanh thành nam bỗng bị số kỵ quân không rõ ràng bao vây, tướng sỹ trong doanh hoảng sợ lần lượt lấy binh khí ra chuẩn bị chiến đấu, bỗng nghe thấy tiếng của mấy chục người ngoài quân doanh hô lớn:
- Thánh chỉ Bệ hạ Hoàng đế Đại Chu tới, tướng sỹ quân doanh chớ sợ, mời chủ quản tiếp chỉ.
Vừa nghe là thánh chỉ Hoàng đế tới, tướng sỹ trong quân cũng thấy rõ kỵ quân ngoài doanh đều là áo giáp Chu quốc. Lúc đó mới bình tĩnh, chủ soái trong doanh cũng kinh sợ và nghi ngờ, sai sứ trong quân ra nghiệm chứng. Có một quan tướng trong quân ra ngoài doanh, ở khoảng cách một thước xem qua thánh chỉ bày ra, cuối cùng cầm quân lệnh của Tuyên phủ sứ trở lại trong doanh.
Chủ soái trong doanh thấy quân lệnh thì biến sắc. Quân lệnh không ngờ là chỉ tội Phó Tiềm bỏ Thương Châu, tuyên bố bãi miễn quân chức Phó Tiềm, lệnh tướng sĩ Đức Châu thấy quân lệnh rồi phải trực tiếp quy thuận Tuyên phủ sứ. Chủ soái trong doanh rơi vào sự lựa chọn, lúc này nếu xin chỉ thị của Phó Tiềm, chẳng khác nào chọn ủng hộ Phó Tiềm.
Trong doanh còn có tướng lĩnh thực quyền khác. Thấy tinh thần chủ soái có vẻ bất định, đương nhiên đã đoán ra vài phần, có một Đô ngu hầu khởi lễ nói:
- Quân lệnh trong tay đại nhân chẳng lẽ là quân lệnh của Tuyên phủ sứ?
- Đúng, các ngươi xem đi.
Chủ soái chỉ có thể đáp lại, y không thể đủ một tay che trời.
Quân lệnh của Lục Thất được truyền nhau xem. Tinh thần của người xem có chút cổ quái, hóa ra trong quân lệnh của Lục Thất liệt kê một loạt quan chức Ngu Vương Đại Chu, Lễ bộ Thượng thư, Phò mã Đô úy, Đại tướng quân Hoài Hóa, Tuyên phủ sứ Bắc Đình Hà Tây, trấn thủ Thái Nguyên, Đại đô đốc Quan Lũng, Tuyên phủ sứ trấn bắc.
- Các vị thấy thế nào?
Chủ soái hỏi.
- Đương nhiên nên nghe theo chỉ thị của đại soái rồi. Quân lệnh này của Tuyên phủ sứ có lẽ là hướng tới đại soái, sao có thể vượt cấp hiệu lệnh được.
Lục sự tham quân liền nhướn mày nói.
- Lư đại nhân nói sai rồi, Tuyên phủ sứ đã bãi miễn quân chức của Dung Quốc Công gia rồi, sao chúng ta còn xin chỉ thị?
Một quan tướng Đô ngu hầu lạnh lùng phản bác.
- Ngươi nói như vậy là muốn phản bội đại soái?
Lục sự tham quân nhìn chằm chằm nói.
- Lư đại nhân lời này là có ý gì? Thánh chỉ của Hoàng đế Bệ hạ Đại Chu liền ngăn ở ngoài doanh, ý của ngươi là để chúng ta kháng lại thánh chỉ, tạo phản sao?
Đô ngu hầu đó nhướn mày phản bác.
Lục sự tham quân chậm chạp nói:
- Dù nói thế nào, chúng ta cũng nên hỏi qua đại soái.
- Vậy Lư đại nhân đi hỏi đi, tại hạ là võ thần Đại Chu, chỉ có thể nghe theo thánh chỉ hành sự, chỉ mong Lư đại nhân có thể vào thành.
Đô ngu hầu đó lạnh lùng nói.
Lục sự tham quân quay đầu nhìn về phía chủ soái, bỗng lại có một Đô ngu hầu nữa lạnh lùng nói:
- Lư đại nhân vẫn là an phận đi, bên ngoài có mấy chục nghìn kỵ binh, Ngu Vương Đại Chu tới là có chuẩn bị rồi, chính là tới cướp quân quyền. Chúng ta hoặc là khởi binh kháng chỉ, hoặc là quy thuận, dĩ nhiên là không cần xin chỉ thị của đại soái.
Lục sự tham quân mặt mày tái nhợt, quân doanh này đóng hai mươi nghìn quân, chủ soái trực tiếp cai quản năm nghìn quân, Ngu hầu trong quân tương đương với Đô ngu hầu của quân chủ soái. Mười lăm nghìn quân còn lại lần lượt do ba Đô ngu hầu thống lĩnh. Bây giờ trong ba Đô ngu hầu đó lại có hai người nói nghe theo quân lệnh của Tuyên phủ sứ.
Chủ soái bất đắc dĩ nhìn Lục sự tham quân, nghiêm nghị nói:
- Chúng ta không thể kháng chỉ, theo bổn soái xuất doanh quy thuận.
Hai mươi nghìn quân ở ngoài cổng thành nam huyện An Đức, quy thuận Dương Diên Chiêu. Dương Diên Chiêu liền chia quân ra làm hai đường, lệnh cho hai vị Đô ngu hầu lĩnh quân, cùng năm nghìn kỵ quân lần lượt chạy về quân doanh đông tây truyền đạt quân lệnh của Tuyên phủ sứ. Hai mươi nghìn quân của quân doanh phía đông thuận lợi quy thuận. Chủ soái của quân doanh phía tây lại không thừa nhận quân lệnh của Tuyên phủ sứ. Nhưng, trong quân xuất hiện hỗn loạn, dường như là có nội chiến.
Dương Diên Chiêu được báo, lập tức mệnh lệnh toàn bộ quân đều tập kết ở cổng tây thành, mà Phó Tiềm trong thành cũng đã nhận được bẩm báo, kinh sợ liền truyền lệnh các quân kháng lệnh, lý do là người tới là ngụy chiếu lừa gạt quân.
Nhưng chờ quân lệnh của Phó Tiềm xuất thành, dưới tình hình hai mươi nghìn quân của mặt tây đã bị bao vây, đại bộ phận quân đều tự phát đầu hàng Tuyên phủ sứ, Dương Diên Chiêu vừa hỏi mới biết Đô ngu hầu lĩnh quân trong quân doanh bị giữ lại ở chỗ chủ soái.
Bởi vì đại đa số quân lực đều tự đầu hàng, quân sở hữu của chủ soái dưới sự kêu gọi đầu hàng, cũng tự động đầu hàng Tuyên phủ sứ. Quan tướng tầng lớp trung hạ rất ít có người kháng lại thánh chí Hoàng đế. Còn tướng soái cao cấp thì sau khi nắm trọng binh mới có dã tâm tập đoàn quân thế. Phó Tiềm có thể lung lạc được chủ soái cấp cao, nhưng đối với quan tướng cấp trung hạ thì không thể lung lạc được.
Sau khi Dương Diên Chiêu thu được sáu mươi nghìn quân bộ, đại quân xuất phát chạy về kỵ doanh mười nghìn quân ở chân thành phía bắc. Chủ soái của kỵ doanh mười nghìn quân đã tiếp nhận quân lệnh của Phó Tiềm, đương nhiên vô cùng kinh sợ. Mà quân lệnh của Tuyên phủ sứ cũng tới theo sau, thấy quân lệnh hai bên chủ soái kỵ doanh rơi vào sự lựa chọn, cuối cùng quyết định quy thuận Lục Thiên Phong.
Sự lựa chọn của chủ soái kỵ doanh cũng là rất có lý. Bởi vì Lục Thất ban đầu đã chi viện mười nghìn chiến mã cho phương bắc, đương nhiên là do Trương Vĩnh Đức làm chủ phân chia. Khi đó Trương Vĩnh Đức đã giữ lại hai nghìn ngựa ở Đại Danh phủ, chia cho Định Châu ba nghìn ngựa, còn chia cho Phó Tiềm lại là năm nghìn chiến mã. Từ số lượng chiến mã ban sẽ có thể thấy Phó Tiềm là thế lực của Trương Vĩnh Đức.
Quân Phó Tiềm thì được năm nghìn chiến mã, nhưng đại danh của Lục Thiên Phong cũng được biết đến rộng khắp trong quân Phó Tiềm. Quân nhân tôn sùng nhất là danh tướng và mãnh tướng thiện chiến, uy danh của Lục Thất theo chiến mã mà xâm nhập vào lòng quân Phó Tiềm. Bây giờ Lục Thiên Phong đến rồi, chủ soái kỵ quân thì muốn ủng hộ Phó Tiềm, nhưng hiện thực lại tàn khốc, khi biết sáu mươi nghìn bộ binh đã quy thuận Tuyên phủ sứ, Chủ soái kỵ quân hiểu Phó Tiềm đã mất đi đại thế rồi. Nếu gượng ép chống lại, thuộc hạ đương nhiên sẽ xảy ra ly tán, cho nên đại quân Dương Diên Chiêu vừa tới, chủ soái kỵ doanh đóng quân góc tây thành liền tuân lệnh quy thuận.
Dương Diên Chiêu lại dẫn quân tới kỵ doanh góc đông thành, cũng đã thuận lợi quy thuận. Nhưng quân lệnh của Tuyên phủ sứ đưa vào tới thành huyện An Đức lại không có hồi ứng, tướng sỹ thủ thành thậm chí còn kéo cầu treo đóng cửa thành.
Dương Diên Chiêu cũng không vội, đóng đại quân ở thành bắc, mời chủ soái các quân và Đô ngu hầu tụ hợp lại, lấy danh nghĩa là nghị sự uống rượu, thực ra là giam lỏng. Tướng soái quy thuận cũng đều hiểu, lặng lẽ ở lại trong kỵ doanh của Dương Diên Chiêu chờ đợi.
2 ngày sau, Lục Thất dẫn năm mươi nghìn bộ binh tới huyện thành An Đức, trước tiên là gặp mặt tướng soái các quân, uống một chầu rượu thân thiết, hôm sau mới dùng tên thư truyền ra năm mươi đạo quân lệnh, nói Phó Tiềm đã bị bãi miễn, lệnh cho quan tướng trong thành tự tới báo với Tuyên phủ sứ, trước hoàng hôn không ai báo danh, xem như là phản lại Đại Chu.
Quân lệnh bắn vào trong thành chưa đầy nửa giờ, cổng thành tây liền mở ra, lượng quân lớn rời khỏi thành An Đức di chuyển về phía bắc cổng thành quy thuận đại doanh Tuyên phủ sứ. Trước giờ ngọ, hai mươi nghìn quân trong thành hầu như đều đã quy thuận Trung phủ sứ.
Lục Thất cũng không giam Phó Tiềm, sai người nói với Phó Tiềm, dẫn theo 10 cận vệ đi đi. Phó Tiềm còn có gần nghìn tướng sỹ không phản bội lại, lại cũng buồn giận bất đắc dĩ thu dọn một ít tài vật, chỉ có thể dẫn theo 10 người thân cận rời khỏi Đức Châu đi về phía nam.
Truyện khác cùng thể loại
14 chương
108 chương
23 chương
69 chương
1802 chương
1550 chương
347 chương