Kiếm đế đao hoàng
Chương 6 : Ngư thôn kỳ sự
Lam Long miệng cười ha ha, đứng nhìn cho đến lúc thân ảnh lão Thần Sai biến mất sau hóc núi.
Bạch Phụng cao hứng chạy uà đến, cười khanh khách bảo: "Long ca ca, huynh chẳng khác nào như một đại anh hùng."
Lam Long mĩm cười, khiêm nhượng bảo: "Huynh biết tự lượng sức mình. Bất luận võ công hay tu vi đều kém xa lão. Trận đấu mà kéo dài thêm chút nữa thì chắc chắn huynh sẽ đại bại. Nếu huynh thua cũng không có gì là xấu hổ, nhưng huynh lo lắng nhất là sự an nguy của muội. May mà lão vẫn còn quan tâm đến tính mạng của mấy tên môn đồ."
Bạch Phụng nhìn Lam Long với ánh mắt thật dịu dàng: "Làm sao muội bỏ mặc huynh được ? Chết rồi ! Chẳng biết Huỳnh Quang ra sao ?"
Lam Long cũng bật cười: "Chắc là không việc gì. Tiểu bảo bối đó khôn ngoan vô cùng, gặp lúc nguy hiểm cũng biết tìm đường bỏ chạy."
Chàng vừa nói xong, thì một đạo hồng quang từ trên không xạ thẳng xuống.
Bạch Phụng vui mừng reo lên: "A ! Nó đã trở về !"
"Tiểu gia hỏa này thật lợi hại đã mổ chết bao nhiêu người mà trên mỏ chẳng dính chút máu tanh nào."
"Chúng ta có nên quay lại Diêu gia trang không ?"
"Huynh sợ gây thêm phiền toái cho họ mới mượn cớ bỏ đi trước, bây giờ trở về đó để làm gì ?"
Bạch Phụng cười khúc khích: "May mà muội đoán ra được, khỏi phải mắc công đi tìm huynh."
Lam Long đùa: "Thì muội là con sâu trong…. lòng huynh mà, bằng không thì huynh cũng ngấm ngầm thông tin cho muội biết."
Bạch Phụng trề môi: "Thôi đừng có làm phách. Trời sắp sáng rồi. Đi theo hướng nam phải không ?"
Lam Long gật gật đầu, cầm tay Bạch Phụng cẩn thận dìu nàng xuống núi. Lúc mặt trời vừa mọc thì hai người đã qua bên kia sông Hoài, tiến trấn cảng Trần gia dùng bửa sáng.
Suốt ngày hôm đó, cả hai thả bộ trên những bãi cát dọc theo ven biển,tai nghe sóng vổ rì rào, mắt nhìn từng đợt ngư dân xuống thuyền ra khơi đánh cá.
Cho đến khi thái dương xuống ngang chân trời, hai người mới dừng chân tại một ngư thôn hẻo lánh. Trước thôn, mặt biển hiền hoà nhấp nhô theo từng con sóng, phản chiếu lấp lánh ánh nắng chiều vàng ối. Sau thôn là một cánh rừng với những hàng dương xanh mướt. Theo lẽ vào giờ này phải là lúc ngư thôn náo nhiệt nhất, vì mọi người đang ngóng chờ từng chiếc thuyền chài ra khơi từ sáng sớm hoan ca trở về. Vậy mà cả hai chỉ nhìn một quang cảnh trái ngược, ngư thôn tử khí trầm trầm, vắng lặng dị thường, ngay cả một tiếng gà kêu hay chó sủa cũng không nghe thấy.
Bạch Phụng nảy sinh cảm giác bất tường, hạ giọng nói nhỏ với Lam Long: "Phạm vi thôn này cũng không tệ, ít ra cũng phải có đến vài mươi căn hộ. Thế mà….."
Lam Long vội tiếp lời: "Thế mà có điểm gì đó khác thường phải không ?"
"Đây là lúc ngư phu quay thuyền vào bờ, tại sao lại quá yên tỉnh như thế này ?’
"Còn phải hỏi, chắc chắn có điều cổ quái."
Hai người đi vào trung tâm của ngư thôn, đứng trước một mảnh sân khá rộng lớn và bằng phẳng dùng để phơi lưới. Tuy nhiên vẫn không gặp được một người nào.
Bạch Phụng đảo mắt quan sát một vòng rồi trịnh trọng nói với Lam Long: "E rằng nơi đây vừa mới xảy ra chuyện chẳng lành."
Lam Long phát hiện tất cả cửa chánh của những gian mao thất đều mở toang, nhưng chẳng thấy một ai ra vào, hay một dấu hiệu sinh hoạt nào cả. Chàng cố lắng tai cũng không nghe được thinh âm của bất kỳ người nào ở trong đó nên lấy làm kỳ quái, nói khẽ với Bạch Phụng: "Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì ? Xem tình hình thì tựa như ngư dân vừa mới ly khai chưa được mấy hôm chớ họ chẳng có ý định vĩnh viễn bỏ phế nơi này."
Bạch Phụng hỏi: "Huynh có nhìn thấy ở giữa sân hình như còn lưu lại dấu tích của một trận xung đột vừa mới xảy ra?"
Lam Long nghe hỏi liền chăm chú quan sát: "Không chỉ đánh nhau mà còn chết rất nhiều người."
"Chả nhẽ mọi người vì vậy bị dọa đến nổi phải hoảng sợ bỏ đi ?"
"Nếu vậy thì sau khi tình hình lắng xuống họ phải trở về đây chứ ?"
"Ngư dân vốn không biết võ công đồng thời cũng e ngại quan sai đến gây phiền phức, chắc phải qua một thời gian ngắn họ mới quay lại."
"Có lẽ là như vậy, dù sao tối nay chúng ta cũng ngụ lại đây một đêm. Phụng nhi hảy vào tìm trong những căn hộ đó xem nếu như có thứ gì còn ăn được thì chúng ta mượn dùng trước vậy."
"Huynh không định vào à ?"
"Huynh muốn ở ngoài này quan sát một vòng chung quanh biết đâu sẽ phát giác được manh mối gì ?"
Bạch Phụng gật gật đầu, nàng tiến vào gian mao thất lớn nhất. Đồ đạc tuy bày biện đơn giản nhưng vẫn ngăn nắp không một vết tích xê dịch. Nàng đi xuyên qua nội thất đến trù phòng thấy các thứ gia dụng vẫn còn y nguyên. Bạch Phụng cho củi vào lò nhóm lữa xong, vừa vo một rá gạo vừa lẩm bẩm một mình: "Trước tiên hảy nấu xong nồi cơm đã rồi mới tìm coi có món gì không. Chắc chắn là nơi đây không thiếu cá."
Không lâu sau Lam Long tay xách một cặp con gà mái tơ bước vào, nét mặt tươi cười: "Từ xa thấy khói bốc lên biết là muội đang nấu cơm !"
Bạch Phụng nghe tiếng chạy đến đón: "Cơm sắp chín rồi, A, có gà !"
Lam Long cười bảo: "Quả nhiên thôn này vừa trải qua một trường tai kiếp, không những làm cho người ta phải bỏ đi lánh nạn, mà cả đàn gà cũng ẩn trốn vào những bụi cỏ xa xa không dám xuất hiện."
"Long ca ca, muội chưa mổ gà bao giờ !"
"Đúng là Quan Âm Bồ Tát chuyển thế, giết gà cũng chẳng dám, thiệt uổng cho muội đã học một thân võ công."
Bạch Phụng cười khanh khách: "Trước khi gặp huynh, muội thường lo lắng có lúc phải đánh nhau với người lạ, bây giờ thì an tâm rồi."
Lam Long hối: "Mau bắc nước sôi, huynh đi giết gà."
"Muội tìm thấy trong bếp có một ít cá khô, gạo dầu đầy đủ, dù ở lại đây dăm ba bửa vẫn không lo gì."
Lam Long cắt xong cổ gà đem vào nhà bếp giao cho Bạch Phụng: "Huynh ra bải biển một chút rồi mới trở vào ăn cơm."
Bạch Phụng cười bảo: "Tốt nhất thuận tay bắt thêm một con cá tươi và vài ba con cua."
"Hay lắm, bao nhiêu đó chắc huynh làm được."
Phía sau ngư thôn là một rặng núi, Bạch Phụng thả Huỳnh Quang ra rồi dặn dò: "Tiểu bảo bối a ! Mau bay đi tìm thức ăn đồng thời chú ý động tịnh chung quanh, nhưng không cho phép ngươi tự ý gây thương hại người khác."
Huỳnh Quang hót lên một tiếng, vỗ cánh bay ra ngoài.
Lúc Lam Long quay vào quả nhiên bắt được một con cá khá to và ba con cua lớn, nhưng nét mặt lộ ra vẽ khác thường. Bạch Phụng thoáng nhìn đã biết có chuyện không hay xảy ra liền buột miệng hỏi: "Huynh đã phát hiện được gì ngoài đó ?"
Lam Long đặt cá, cua xuống bàn, chậm rải đáp: "Tại một gò đất cao cạnh bãi biển có mười mấy nấm mộ mới đắp, bên trên không có mộ bia nên không rõ Iai lịch người chết."
Bạch Phụng kinh hãi : "Chẳng lẽ là người trong thôn này."
"Có thể hết thảy ngư dân đã trốn vào trong rừng sâu, phải chi gặp được người nào để hỏi thì sẽ minh bạch ngay."
"Huynh mau mau giúp muội một tay, ăn xong bửa cơm này đã rồi mới quyết định đi hay ở."
Trù nghệ của hai người thuộc hạng khá, không mất bao nhiêu thời gian, trên bàn đã có một cỗ thức ăn thịnh soạn.
Vừa ăn xong Lam Long đã nghe có tiếng động nhỏ phát ra từ phía sau thôn, chàng nói khẽ với Bạch Phụng: "Có người tới ?"
"Không phải người trong võ lâm chứ ?"
"Có thể lúc muội nấu ăn ngư dân đã nhìn thấy khói từ trong bếp bốc lên."
"Chúng ta mau ra xem họ có bao nhiêu người ?’
"Người này cước bộ chậm lụt nặng nề, tám phần là một lão nhân. Con người ta vốn có lòng hiếu kỳ, tuy sợ hãi nhưng cũng muốn tìm hiểu sự việc cho rõ ràng. Vì vậy không cần phải ra đón e lão ta sẽ hoảng hốt chi bằng cứ chờ lão tìm đến đây."
Không ngoài sự dự liệu của Lam Long, lão ngư dân rón rén đến núp sau chái nhà, cẩn thận thò đầu ra nhìn quanh quất khắp nơi.
Bạch Phụng sớm đã có chủ ý, liền thư thã tiến đến trước mặt lão ngư dân, khách sáo chào hỏi: "Thật xin lỗi lão bá bá, tụi cháu mượn căn hộ của người dùng tạm một buổi."
Lão nhân thấy nàng còn trẻ, nên tăng thêm chút can đảm, nhưng sắc mặt vẫn e dè, không ngừng ngó lấm lét chung quanh rồi cất giọng run rẩy: "Tiểu thư từ đâu tới ?"
"Lão bá bá đừng sợ, cháu và ca ca du ngoạn ngang qua đây."
Lúc đó Lam Long cũng bước tới mĩm cười bảo: "Mời lão bá mau vào trong này, tụi cháu có chuyện quan trọng muốn hỏi."
Thấy hai người thanh niên ăn nói lễ độ, lão nhân an tâm vừa bước đi vừa run rẩy nói: "Thôn này là nơi nguy hiểm, hai vị hảy mau mau rời đi."
Vào đến bên trong mao thất Lam Long đợi lão ngồi xuống bàn mới tiếp tục hỏi: "Lão bá, người trong thôn đâu, không lẽ họ đều bỏ đi hết ?"
"Ôi !" Lão nhân thở dài một cái sau đó nói: "Công tử, mọi người đều đã trốn sạch không ai kịp mang theo một món gì."
Lam Long hỏi: "Tại sao ?"
Lão nhân lại thở dài: "Mấy trăm năm nay tiểu thôn này kể ra cũng bình bình an an, ngoại trừ bảy mươi năm trước gặp phải một cơn sóng thần từ đó về sau đều làm ăn hưng vượng……"
Lão cơ hồ như quá mệt nhọc nên ngừng lại nghỉ một chút mới tiếp tục nói: "Bổng dưng từ năm ngoái vận khí của thôn này bắt đầu chuyển biến xấu đi, hung án cứ liên tiếp phát sinh."
Bạch Phụng xen vào hỏi: "Hung án phát sinh ra sao ?"
Lão nhân đáp: "Năm ngoái xảy ra bốn vụ đều giống y nhau hể có nhân vật giang hồ nào nghỉ đêm trong thôn thì sáng hôm sau cả người nhuộm đầy máu chết thảm."
Lam Long hỏi: "Không ai biết nguyên nhân gây ra cái chết hay sao ?"
"Không biết vì sao trên ngực tử thi có một lỗ hổng, cũng không biết do kẻ nào gây ra, bổn thôn cách quan nha quá xa, hơn nữa thôn dân rất sợ bị phiền phức nên âm thầm đem đi chôn."
Bạch Phụng bảo: "Vậy thì sau đó đừng cho người lạ nghỉ tạm qua đêm."
Lam Long lắc đầu bảo: "Phụng nhi, ngư dân làm sao ngăn cản được người trong giang hồ ?’
Lão nhân đáp: "Đúng thế, bọn họ đều mang đao giắt kiếm, không muốn tiếp đãi chu đáo cũng chẳng được."
Lam Long hỏi: "Năm nay phát sinh bao nhiêu lần ?"
Lão nhân lại thở dài: "Chín lần, nhưng chưa lần nào có nhiều người bị giết chết như trong đêm hôm kia."
Lam Long hỏi: "Tình hình lúc đó ra sao ?"
Lão nhân trả lời: "Chiều hôm kia có cả thảy mười bốn nhân vật cổ quái trẻ già đủ hạng, ngữ âm cũng bất đồng đến trú trong gian mao thất đối diện. Lão hủ nghe được bọn họ đến từ những địa phương gì đó cách đây rất là xa."
"Bọn chúng có hành động gì ?"
Lão nhân đáp: "Khi họ đến trời chưa tối hẳn, thôn dân vừa nhìn thấy đã cảm thấy trong bụng không yên. Lúc đó lão hủ lấy hết can đảm đem những sự tình đã xảy ra trong thôn gần đây báo cho họ biết."
Lam Long gật đầu hỏi: "Bọn họ chẳng để tâm ư ?"
"Một người trung niên trong bọn nghe xong bảo với lão hủ rằng nếu như không có chuyện như thế phát sinh thì bọn họ cũng chẳng thèm mò đến cái nơi hoang vu này."
"Rồi sau đó ?"
"Thôn dân e ngại chẳng dám chọc giận bọn họ, nên lão hủ phân phó mọi người cung cấp thức ăn thức uống. Khoảng cuối giờ Thân khi bọn họ vừa ăn xong bửa cơm chiều đã phân thành từng tổ đi ra ngoài."
"Bọn họ định giở trò gì ?"
"Tuy biết bọn người này chẳng dễ trêu nhưng cũng có mấy thanh niên to gan trong thôn hiếu kỳ đi theo nhìn trộm….."
"Thế họ đã nhìn thấy được chuyện gì ?"
Lão nhân lắc đầu: "Một tổ xục tìm trên vách núi ven bờ biển, một tổ dưới chân vách núi, ba tổ khác lục soát những ngư thuyền đang nằm trong vịnh. Không biết bọn họ đang tìm kiếm báu vật chi ?"
"Đến khuya họ mới trở về ?"
Lão nhân gật đầu: "Đại khái họ không tìm ra được một báu vật nào, chỉ thấy sắc mặt của mấy người đó đều nặng nề."
"Tối hôm đó nhất định xảy ra chuyện."
Lão nhân quá đổi ngạc nhiên không ngớt gật đầu : "Đúng vậy công tử. Canh ba đêm đó cả thôn đang yên ngũ phải giật mình thức giấc vì một tiếng hú cực kỳ ghê rợn kéo dài từ ngoài xa tận đến sân phơi lưới. Bầu không khí trở nên lạnh lẽo bao phủ toàn thôn, làm cho mọi người phải sợ hãi run lên cầm cập."
Bạch Phụng hỏi: "Có phải là tiếng hú của dã thú không ?"
"Lão hủ không biết. Sau đó lại nghe tiếng binh khí va chạm cùng với tiếng hò hét chém giết lẩn nhau. Một lát sau tiếng người trước khi chết lần lượt thét lên. Khoảng chừng tàn một bửa ăn thì im bặt… rồi không nghe thấy động tịnh gì nửa. Thôn dân nấp kín trong nhà cho tới trưa hôm sau mới dám mò ra ngoài. Ôi thôi ! sân phơi lưới đã nhuộm đỏ máu tươi và mười mấy nhân vật giang hồ đều phơi thây tại đó. Ai nấy mang cùng một vết thương và tử trạng của họ cũng giống như của những người đã bị giết chết mấy lần trước."
Lam Long quay sang đề nghị với Bạch Phụng: "Tạm thời chúng ta không vội bỏ đi nơi khác."
Bạch Phụng gật gật đầu rồi hỏi lão nhân: "Trong thôn có người nào bị ngộ hại hay không ?"
Lão nhân lắc đầu: "Chưa có ai bị giết nhưng một vài chiếc thuyền ra biển chẳng thấy quay về, chắc chắn là đã xảy ra chuyện bởi vì họ đều là những ngư phủ dầy dạn kinh nghiệm và cũng quá quen thuộc với vùng biển này."
Lam Long hỏi: "Lão trượng đã dùng cơm chưa ? Trong này còn nhiều thức ăn hay là lão nhân gia ăn xong rồi hảy trở về ?"
Lão nhân cảm kích nói: "Mấy hôm nay lão hủ chưa có bửa nào được no đủ ! Nhưng lão cũng không dám rầy rà ở đây lâu. Công tử để lão mang thức ăn về cho gia đình của lão hiện ẩn náu trong núi."
Lam Long liền bảo Bạch Phụng gói tất cả những thức ăn hai người nấu khi nảy giao cho lão nhân đem đi.
Trước khi đi lão nhân còn quay sang khuyên nài Lam Long: "Công tử thời gian không còn sớm nữa, hai vị mau mau rời khỏi đây."
Lam Long cười bảo: "Lão nhân gia, vãn bối hy vọng ngày mai toàn bộ ngư dân sẽ trở về thôn này. Những chuyện đã xảy ra dường như chẳng phải cố ý nhắm vào người trong thôn."
Lão nhân đợi Lam Long nói xong chỉ biết cười khổ bảo: "Công tử có ý tốt nhưng thôn dân đã bị dọa đến khiếp sợ, không một ai dám trở về."
Lam Long hỏi: "Sao lão trượng lại dám ?"
Lão nhân thở dài: "Chẳng giấu công tử, lão hủ là thôn trưởng, tuy biết rõ có nguy hiểm nhưng không thể không quay về xem xét. Hơn nữa lão hủ đã sống đến từng tuổi này dù có chết cũng chẳng sao."
Lam Long cười bảo: "Có lão trượng đi lại cũng tốt. Chúng tôi tạm ở đây một ít ngày."
Lam Long ngẫng đầu nhìn sắc trời, mặt trời đã lặn từ khi nào, trên không nhấp nhá một vài ánh sao, chàng vẩy tay gọi Bạch Phụng: "Chúng ta hảy ra ngoài kia xem xem."
Bạch Phụng nói: "Tối nay mình phải cẩn thận."
Lam Long nặng nề phun ra một câu: "Huynh quyết định đánh liều một trận."
Bạch Phụng kinh hãi hỏi: "Long ca ca đã nghĩ đến chuyện gì ?"
Lam Long nghiêm chỉnh đáp: "Còn chưa rõ lắm nhưng huynh biết chuyện này không đơn giản."
Bạch Phụng hỏi: "Huynh đã nghi ngờ điểm nào."
"Tiếng hú ghê rợn kia có thể do một nhân vật tà môn phát ra."
"Muội cũng nghĩ vậy, nhưng tại sao y lại không muốn cho những người giang hồ khác tá túc tại thôn này ?"
"Không phải ngay tại trong ngư thôn. Chắc là y cũng đang tìm kiếm vật gì đó nên không muốn bất kỳ nhân vật giang hồ nào lai vãng đến những vùng phụ cận."
"Huynh định làm thế nào ?"
"Thì bắt chước hắn, chúng ta cứ làm như đi tìm kiếm báu vật gì gì đó."
Hai người vừa đến bìa rừng bổng nhiên Lam Long kéo tay Bạch Phụng chạy trở vào thôn.
Bạch Phụng ngơ ngác nối gót theo sau đợi cả hai vào bên trong gian mao thất tạm trú lúc nảy mới cất tiếng hỏi: "Huynh đã phát hiện được điều gì."
"Một chiếc thuyền mới cập vào trong vịnh, trên thuyền có ba người nhảy xuống bờ."
"Lại là những con thiêu thân nữa !"
"Chúng ta ăn vận đơn giản trông chẳng khác mấy người trông thôn, để huynh đem binh khí cất biết đâu sẽ qua mặt họ được."
Bạch Phụng nheo nheo mắt: "Trông bộ dạng của huynh chẳng giống ngư dân chút nào."
Lam Long cười hì hì: "Tiếc là hiện giờ chỉ có hai đứa mình, e cũng là một sơ hở lớn."
"Huynh đã nghĩ ra cách nào ứng phó chưa ?"
Lam Long gật gật đầu cười bảo: "Muội cứ lo làm việc của mình không cần phải lên tiếng. Bọn họ đã vào tới cửa thôn rồi."
Có thể ba người này đã phát giác tình hình trong thôn có điều khác lạ nên cước bộ của họ rất chậm. Dẫn đầu là một lão nhân khoảng sáu bảy mươi tuổi, kế đến là một đại hán trên dưới năm mươi và sau cùng là một thanh niên. Khi đến sân phơi lưới thì ba người đứng lại, xoay đầu ngó quanh quất,
Lam Long đứng ngay nghạch cửa lẳng lặng nhìn họ, chẳng lên tiếng chiêu hô, cũng không lẩn tránh."
Lão nhân vừa phát hiện Lam Long liền vội vàng bước tới hỏi: "Lão đệ là người trong thôn ư ?"
Lam Long gật gật đầu, trong bụng nhủ thầm: "Ba người này từ Tây Cương tới." Nhưng chưa kịp mở miệng thì lão nhân đã lắc đầu: "Các hạ…… "
Lam Long không ngờ nhãn quang của lão nhân quá lợi hại bèn mở miệng thốt: "Vãn sinh tuy chẳng sinh trưởng ở đây nhưng đối với ngư thôn này cũng có chút liên hệ."
Lúc này lão nhân mới chịu gật đầu hỏi: "Lão đệ, có phải mọi người trong thôn đã cùng nhau bỏ trốn ?"
Lam Long đáp: "Họ đã đi từ lâu rồi !"
Lão nhân cười hỏi: "Vậy chỉ một mình các hạ ở lại ?"
Lam Long lắc đầu: "Còn có muội tử của ta nữa. "
Lão nhân cười ha ha: "Người trẻ tuổi mới vào đời lúc nào cũng to gan, xem chừng hai vị định ở lại đây một thời gian có phải không ?"
Lam Long ngấm ngầm bội phục lão nhân quan sát tinh tế, buột miệng trả lời: "Chúng tôi mới đến hôm qua, nghe được trong thôn xảy ra chuyện quái dị nên trong bụng có hơi nghi ngờ."
Hán tử trung niên tiếp lời: "Xem chừng hai người cũng biết qua võ công nên mới bạo gan như thế."
Lam Long không phủ nhận cũng không thừa nhận, hỏi ngược ông ta: "Ba vị cố ý đến đây hay chỉ là thuận đường đi ngang qua ?"
Lão nhân cười bảo: "Từ lâu đã nghe thôn này thường xảy ra chuyện lạ nên vì hiếu kỳ mà tìm đến."
"Tiếc là cư dân trong thôn đã bỏ đi hết cả, e rằng ba vị phải chịu khó một chút."
"Thức ăn thì bọn lão hủ có mang theo, chỉ cần một gian nhà cỏ để tạm trú."
Nói xong lão cùng đồng bọn chọn một gian mao thất phía nam gần bên căn hộ của Lam Long.
Đến chiều hôm sau lại có thêm một toán ba người kéo đến, thật tấu xảo cũng có một lão nhân, một trung niên và một thanh niên là một nữ lang.
Toán người này vừa mới bước vào thôn đã bị Bạch Phụng phát hiện, nàng vội chạy đến chưa kịp báo thì đã nghe Lam Long bảo: ""Còn một toán bốn người đang đi tới nữa."
Bạch Phụng hối hả giục: "Chúng ta hảy mau ra xem."
Ngay lúc đó, đột nhiên lão nhân trong toán thứ nhất bật lên cười ha ha: "Thật không ngờ có thể gặp được đại giá của Nam Cương Tử tại cái ngư thôn nhỏ bé này."
Lam Long nghe tiếng vội kéo Bạch Phụng đến bên cửa sổ. Chàng chông tấm phên lên nhìn ra ngoài liền thấy một lão nhân mình gầy như hạc, mi tóc phủ dài, cùng với một trung niên đại hán và một thiếu nữ đang đứng giữa sân phơi lưới. Lão nhân mình hạc cất giọng nhạt nhẽo cười thốt: "So lộ trình thì Nam Cương còn chưa xa bằng TâyTái. Lao huynh quang lâm nơi này chẳng hay đã phát hiện được bí mật gì ?"
Bạch Phụng kề tai Lam Long thì thầm: "Thì ra toán người đầu từ Tây Tái đến. Lão nhân đó họ Lao tên Quang là một ẩn sĩ lâu nay không hề bôn tẩu giang hồ."
Lam Long hỏi: "Còn Nam Cương Tử là ai ?"
Bạch Phụng chưa kịp mở miệng đã nghe Tây Tái Ông cười ha ha: "Từ huynh, giả như có phát hiện….."
Lão còn chưa nói xong thì đã bị Nam Cương Tử ngắt lời: "Lao huynh bất tất phải lặn lội tới đây."
Tây Tái Ông chợt đổi giọng hững hờ bảo: "Từ huynh, đừng nên quanh co."
Bạch Phụng mĩm cười nhẹ nhàng nói: "Họ mới vừa gặp nhau đã ra mặt xung đột. Long ca ca, lão giả họ Từ tên Hoằng cũng là một bậc ẩn sĩ."
Lam Long nhìn nhóm người Nam Cương Tử đi vào gian mao thất phía đông bèn cười bảo Bạch Phụng: "Chỉ còn gian phía bắc là bỏ trống, Chắc chắn toán người đến sau sẽ chọn căn hộ đó."
Chàng vừa dứt lời bổng nghe tiếng người đi vào trong thôn. Bạch Phụng mới thò đầu ra nhìn đã ngạc nhiên hô lên: "Dẩn đầu là một lão thái bà!"
"Theo sau là một hán tử khổng lồ."
Bạch Phụng đột nhiên bảo: "Muội nhận ra những người này."
"Muội đã gặp qua gã khổng lồ đó à ?"
"Hắn ta tên là Đại Lực Sĩ Ngô Thập Hổ. Lão bà bà chính là mẫu thân của y cũng là một trong những người khó trêu nhất võ lâm."
Lam Long như sực nhớ đến chuyện gì đột nhiên kêu lên: "Là Võ Thắng Bà Ngô Tứ Nương."
Bạch Phụng gật đầu: "Không sai !"
"Vậy còn hai vị cô nương sau lưng gã khổng lồ là ai ?"
"Cũng dễ đoán thôi, chính là đôi muội muội song sinh của gã ta. Cô lớn Ngô Thạch Anh, có ngoại hiệu Yên Hà Nữ. Cô nhỏ Ngô Thạch Liên, còn gọi là Kim Ba Nữ. Hai nử tử này gần đây được rất nhiều người trong giang hồ đề cập tới."
Lão thái bà vừa vào trong thôn dường như đã biết trước ba gian mao thất ở mặt Đông, Tây, và Nam đều có người ngụ trong đó nên chẳng buồn để ý chỉ quay sang dặn gã không lồ: "Thập Hổ người trong thôn này đã bỏ trốn hết cả rồi. Con hảy đưa hai đứa nó vào nghĩ trong gian nhà ở mặt Bắc."
Gã khổng lồ cất giọng ồm ồm: "Mẫu thân còn định đi đâu ?"
Lão thái bà bảo: "Mẹ cần đến gặp hai vị ẩn sĩ."
Gã khổng lồ cười hề hề: "Họ lo chuyện họ, mình có chuyện của mình, hà tất phải đi gặp ai chứ ?"
Lão thái bà cười hi hi: "Gặp mặt cũng có nhiều cách khác nhau như võ hội, văn hội, hư hội, thức hội, chân hội, giả hội, mi mà biết cái gì ?"
Gã khổng lồ cười lớn hỏi: "Vậy mẫu thân dùng đến thứ nào ?"
Lão thái bà đáp: "Còn phải xem ý tứ của họ ra sao ?"
Lão bà dường như chưa quyết định sẽ đến gặp ai trước nên chỉ đủng đỉnh cất bước. Ngay lúc đó thì hai gian mao thất đồng thời mở rộng cửa chính. Hai giọng nói già nua cùng lúc cất lên: "Đại tẩu, xin đừng trách bọn ta đã nghinh tiếp không được chu đáo." Thinh âm còn văng vẵng thì đã thấy hai lão nhân xuất hiện ngay ngưỡng cửa.
Lão thái bà ngoẻo đầu, nheo mắt nhìn từng người: "Tây Tái Ông, Nam Cương Tử. Hai vị thiệt quá ư khách sáo, khách sáo a, lão thân nghe không quen !"
Nam Cương Tử cả cười tiếp lời: "Vậy đại tẩu ưng nghe điều chi ?"
Lão thái bà đáp: "Thời gian không còn sớm nữa, hai vị định làm sao ?"
Tây Tái Ông nghiêm nghị bảo: "Lão hủ không dám tự thị vào bản lãnh của mình nhưng vẫn chẳng sợ hãi tin theo lời đồn."
Lão thái bà cười hề hề: "Hai vị có biết ma đầu nào đã bá chiếm vùng này ?"
Nam Cương Tử thản nhiên hỏi lại: "Đại tẩu đoán xem là ai ?"
Lão thái bà trầm ngâm giây lát, trong đầu suy nghĩ hai người này vốn hành sự cẩn mật, muốn họ hợp tác tất nhiên phải trưng ra sự hơn thiệt, liền hắng giọng nói: "Đại khái so với ba lão bất tử Hạ Thập Lưu, Thần Sai và Quỷ Sứ có phần bại hoại hơn nhiều."
Tây Tái Ông giật mình kêu lên: "Thì ra là Vi Phật Ma Tăng !"
Lão thái bà hứ nhẹ một tiếng: "Tà Tăng tuy đã lấy được một trong ba chiếc Phụng Văn Dửu nhưng trước khi xác định được chiếc nào thật chiếc nào giả, tin rằng lão ta không chịu bỏ công mò tới đây."
Nam Cương Tử thận trọng hỏi: "Vậy là ai ?"
Lão thái bà đáp: "Nhân vật nào vừa có bối phận cao hơn chúng ta lại vừa có khả năng dùng chỉ lực sát nhân, không lẽ hai vị còn chưa nghĩ ra ư ?"
Tây Tái Ông bất giác hô lên: "Chính là Nhị Thiên Yêu Đạo !"
Lão thái bà lại hừ nhạt một tiếng: "Chắc hai vị đinh ninh rằng lão ta đã bị trời diệt rồi !"
Tây Tái Ông sờ cằm, tư lự một hồi mới chậm rải nói: "Tin tức về Phụng Văn Dửu đến nay các lộ trung nguyên còn chưa hay biết bằng không bọn họ đã kéo đến chật núi Tu Di rồi. Đại tẩu nếu tối nay chúng ta đụng phải Nhị Thiên Yêu Đạo thật là không thể xem thường được."
Lão thái bà gật gù bảo: "Vì vậy ta mới đến bàn với hai vị làm sao đối phó ?"
Nam Cương Tử vuốt vuốt râu nhìn hai người, bình thản thốt: "Trước giờ chúng ta chưa từng liên thủ quần công người nào, bất quá tối nay mọi người muốn khoanh tay đứng nhìn cũng khó."
Lão thái bà nóng nảy xen vào: "Vậy Từ lão nhi tính thế nào ?"
Nam Cương Tử ôm quyền nói: "Chúng ta hảy ước định trước, kẻ bị đánh bại coi như mất quyền tranh đoạt Phụng Văn Dửu."
Lão thái bà trúng ý cười hắc hắc: "Phải rồi, người thua đương nhiên ôm đầu lủi mất. Bất quá ai là người ra tay trước tiên ?"
Tây Tái Ông đề nghị: "Chúng ta hảy rút thăm để quyết định."
Lão thái bà gật đầu: "Cách này cũng khá hay….."
Hốt nhiên Lam Long từ trong gian mao thất bước ra lớn tiếng xen vào: "Nảy giờ vãn bối vô tình nghe trộm ba vị đàm luận, mới biết được đối phương là một tay ma đầu phi thường lợi hại. Chuyện rút thăm này e sẽ gây bất lợi cho ba vị."
Lão thái bà lườm Lam Long một cái, trầm giọng hỏi: "Thằng bé ngư thôn này có ý kiến gì ?’
Lam Long cười bảo: "Theo thiển ý của vãn bối, tối nay ba vị phải hợp tác với nhau mới có hy vọng."
Tây Tái Ông bật cười ha ha: "Tiểu ca phải biết ba chúng ta chưa từng liên thủ đối địch bao giờ ?"
Lam Long gải gải đầu hỏi: "Ai trong ba vị đã có kế sách thắng địch ?"
Ba vị lão nhân nhìn nhau không ai lên tiếng.
Lam Long tiếp tục cật vấn: "Đợi đến khi thua rồi rút lui hà tất phải tới cho mất công ?"
Nam Cương Tử bảo: "Hài tử, rượu làm loạn tính, nhiều người biết vậy nhưng vẫn cứ uống."
Lam Long cao giọng: "Kẻ bại rước lấy sỉ nhục, có khi phải mất cả mạng, sao phải đi tìm cái chết ?"
Lão thái bà đột nhiên a lên hỏi: "Theo như ý của tiểu tử thì tối nay chúng ta không thể không hợp tác với nhau ư ?’
Lam Long nói: "Liên thủ ức hiếp người ngay là bất nhân, còn như chế phục kẻ bại hoại lại là công đức."
Nam Cương Tử cười lớn hỏi: "Có phải tiểu tử cũng định nhúng tay vào vụ này ?"
Lam Long cười thốt: "Báu vật ai mà không ưa, nếu ba vị không ngại, vãn bối cũng muốn thử vận may một phen !"
Lão thái bà tuy chưa rõ lai lịch Lam Long nhưng thấy chàng ta anh hoa nội liễm, ngôn từ lễ độ, suy luận chu mật, tính tình thẳng thắn, chẳng giống như một đứa trẻ quê mùa nên lớn tiếng tán thành: "Tối nay lão thân phá lệ cho tiểu tử tham gia lần này."
Lam Long ôm quyền: "Cám ơn tiền bối đã không chê bai. Vãn bối nguyện cố gắng hết sức mình nhưng vẫn chưa biết báu vật hiện chôn dấu ở đâu ?"
Lão thái bà nhìn mọi người tại trường thấy không ai trả lời đành hắng giọng nói: "Trước khi tiết lộ bí mật này, lão thân xin tuyên bố mọi sự đều tùy vào duyên phận. Ai tìm được thì báu vật thuộc về người đó không được tranh đoạt lẩn nhau.
"Vậy thì hay quá. Vãn bối tuyệt đối tuân lệnh."
Lão thái bà quét mắt nhìn khắp chung quanh thấy không có gì khác lạ, rồi mới cất tiếng: "Nghe đồn trăm năm trước có một lão ngư phủ nhân lúc đánh cá chài được báu vật nhưng đến khi sắp chết lão đã đem nó chôn trong một thạch động gần ngư thôn này."
Lam Long cười bảo: "Phụng Văn Dửu gì đó có vào tay hay không đối với vãn bối cũng chưa hứng thú bằng biết được bí mật của báu vật. Mong ba vị tiền bối chỉ giáo ít nhiều ?"
Lão thái bà ngạc nhiên hỏi: "Thì ra tiểu tử không biết gì cả. Lão tin rằng nhà ngươi đã từng đọc qua không ít kinh thư ?"
Lam Long khiêm nhượng cười đáp: "Cũng đọc sơ một vài quyển."
Lão thái bà lại hỏi: "Vậy chắc nhà ngươi đã đọc qua chuyện Tần Thỉ Hoàng đốt sách chôn sống học trò ?’
Lam Long đáp: "Đã từng nghe thầy đồ thuật lại."
Lão thái bà hắng giọng kể: "Sau khi Châu Võ thay nhà Thương thống nhất thiên hạ, Khương Thượng Tử Nha mới gom hết tinh hoa võ học cổ truyền của các môn, các phái chép thành một bộ kỳ kinh. Trong đó có một thiên gọi là Thần Nhân Chi Đạo ghi tải một môn võ học cực kỳ ảo diệu, coi như ngưng kết được hết linh khí của cả thiên, địa và nhân. Ông xem kỳ kinh như một vật thần thánh bất khả xâm phạm không muốn nhiều người chạm vào, nên quyết định khắc lại mỗi thiên trên một món cổ khí. Phụng Văn Dửu xuất phát từ Đời Châu là một sự thật, tấu xảo hơn nữa thiên Thần Nhân Chi Đạo được khắc trên đó. Hiện giờ kinh thư đã bị Tần Thỉ Hoàng đốt rụi. Muốn học môn võ công này chỉ còn cách tìm cho được món cổ khí mà Khương Tử Nha đã bí mật đúc thành."
Lam Long buột miệng thốt: "Vậy là khắc bằng cổ tự rồi."
Lão thái bà bảo: "Điều này chưa ai xác định."
Lam Long hỏi: "Làm sao phân biệt được chân giả ?"
Nam Cương Tử đột nhiên xen vào: "Người nào có được một tất năng dẩn dụ ba chiếc kia tới."
Lam Long thở ra: "Không biết còn bao nhiêu người sẽ bị mất mạng ?."
Tây Tái Ông nói: "Kết quả ra sao bây giờ nói ra còn hơi sớm, nhưng trước mắt chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc tranh đoạt."
"Cục diện tối nay tam lão định đối phó ra sao ? Vãn bối chờ nghe phân phó."
Lão thái bà hỏi: "Hay là dùng xa luân chiến ?"
Nam Cương Tử lắc đầu nói: "Thân thể lão yêu đạo đó đã luyện tới mức kim cương bất hoại, chẳng dễ gì giết chết được lão ta."
Tây Tái Ông thốt: "Tất cả cứ tấn công một lượt."
Lão thái bà bảo: "Như vậy rất hỗn loạn bởi vì chúng ta chưa từng liên thủ với nhau."
Lam Long nói: "Vãn bối có một phương pháp rất thô thiển không biết có dùng được không ?"
Lão thái bà hắng giọng: "Tiểu tử mau nói ra nghe thử xem."
Lam Long hỏi: "Có phải chúng ta không đủ khả năng tiêu diệt lão yêu ?’
Lão thái bà gật đầu: "Võ lâm hiện giờ chưa có môn công phu nào có thể đánh bại lão ta."
"Vãn bối sớm nghĩ tới điểm này nhưng cũng phải hỏi một lời. Nếu như đã không trừ nổi lão yêu chi bằng để lão ta thấy khó khăn mà rút lui."
Nam Cương Tử lên tiếng: "Đúng vậy, lão không chịu bỏ cuộc thì chúng ta cứ liên tục quấy nhiễu."
Lam Long nói: "Nếu cùng các vị nhất tề động thủ, tất lão ta sẽ chống trả quyết liệt như vậy chúng ta vừa mỏi mệt vừa lo có người bị thụ thương. Vãn bối nghĩ rằng cách hay nhất là dùng xa luân chiến. Mỗi người chúng ta chiếm lấy một phương vị. Lão tấn công phía Đông thì người phía Tây tiếp ứng. Lão quay đầu đối địch thì những vị từ hai mặt nam bắc xông ra uy hiếp. Coi như chúng ta cứ lần lượt công kích vừa bảo tồn thực lực vừa khiến cho lão có cảm giác tứ bề thọ địch."
Lão thái bà hô lớn: "Thật hay lắm. Liên thủ nhưng không cần mọi người tấn công. Xa luân chiến lại chẳng để ai một mình ứng phó."
Lam Long nói: "Thời gian không còn sớm nữa. Chúng ta hảy lợi dụng cơ hội nghỉ ngơi một lát."
Ba vị lão nhân đồng thanh hỏi: "Phía bên tiểu tử có thể gánh nổi một mình hay không ?"
Lam Long cười đáp: "Có ba vị tại hiện trường, dù nên phía vãn bối có chút yếu kém cũng không sao."
Lão thái bà hỏi: "Hay là kêu thằng A Ngưu của ta giúp mi một tay ?"
Lam Long trịnh trọng trả lời: "Nhiều người chưa hẳn là tốt, có khi càng thêm vướng bận."
Sau khi phân khai, Lam Long trở về gian mao thất hỏi Bạch Phụng: "Võ công của ba vị này so với phụ thân của muội cao thấp ra sao ?"
Bạch Phụng đáp: "Đại khái cũng không cách xa nhau lắm. Muội đã nghe qua có lần Tây Tái Ông giao thủ với lão Quỷ Sứ liên tục mấy ngày mấy đêm."
"Nhưng tối nay không thể để Huỳnh Quang trợ trận."
"Muội cũng nghĩ vậy. Khi nào huynh ngộ nguy hiểm muội mới thả nó ra."
"Huynh cũng không ngờ gặp được chuyện có liên quan đến Phụng Văn Dửu tại nơi này."
"Mà còn được hội diện với những nhân vật hiếm khi xuất hiện trên giang hồ."
Lam Long cười bảo: "Các vị đó cũng không quá khó tính."
"Coi như huynh đã gặp được may mắn, kỳ thật ba vị đó thật là cổ quái."
"Phụng nhi hảy để Huỳnh Quang tự do bay trong phòng. Có nó canh chừng, thì muội an tâm ngủ ngon."
"Long ca ca, chúng ta cùng ngủ chung một gường cũng tốt mà ?" Bạch Phụng ngây thơ hỏi.
Lam Long nghe nói giật mình, tim đập thình thịch, nhủ thầm trong bụng: "Nha đầu này lại nghĩ vớ vẩn gì đây !" Nhưng vẫn mĩm cười bảo: "Huynh ngồi ngoài này đả tọa nếu có chuyện xảy ra sẽ dễ dàng ứng phó."
"Vậy thì muội ngủ đây."
Nha đầu này ở bên cạnh Lam Long dường như chẳng biết ưu tư là gì nói ngủ là ngủ.
Lam Long ngồi trấn ngay cửa quay đầu lại nhìn thấy Bạch Phụng đã thả dị điểu ra và đặt nó nằm ngay trên đầu gường nên an tâm, liền sấn dịp nhắm mắt lại luyện khí hành công.
Lúc này mới vừa qua canh một, ngư thôn vắng lặng không chút động tịnh, chỉ nghe tiếng sóng biển vổ rạt rào từ những ghềnh đá truyền lại.
Gần tới canh ba đột nhiên Lam Long từ trong mao thất chạy ra vừa nhìn về mé biển dường như đã phát hiện điều gì đó.
Chàng vừa đứng ổn, thì ba mặt đông, tây, bắc cũng có tiếng người di động.
Không lâu sau đã nghe được thinh âm trầm trọng của Võ Thắng Bà: "Hài tử, ngươi ra đây từ lúc nào ?"
"Tiền bối, tình hình tối nay có vẽ bất thường."
Lão thái bà đưa mắt nhìn Tây Tái Ông và Nam Cương Tử đứng bên cạnh rồi lên tiếng: "Không phải chỉ là cảm giác chứ ?"
Nam Cương Tử buột miệng hỏi: "Tiểu lão đệ có gì khác thường ?"
"Phe yêu đạo không phải chỉ có một người ."
Tây Tái Ông giật mình: "Sao tiểu lão đệ khẳng định như vậy ?"
"Cách phiá Nam của ngư thôn chừng nữa lý có ba người đang rình rập, tuy võ công của họ không sánh bằng ba vị đây, nhưng có một người có khả năng ngự khí. Y đã rảo quanh thôn ba lần rồi."
Chàng vừa dứt lời, bổng nghe thấy một giọng cười âm sâm từ trên không vọng xuống: "Đạo gia ta muốn xem tối nay bọn tiểu bối nào dám mò đến đây !"
Âm thinh còn văng vẳng thì đã thấy một lão nhân vận đạo bào màu tía đầu đội kim quán từ trên không từ từ hạ thân xuống.
Tam lão vừa nhìn thấy đối phương hiện thân lập tức tản ra ba góc phối hợp với Lam Long tạo thành thế tứ giác.
Lam Long thấy tam lão khẩn trương biết là đã gặp đối thủ lợi hại liền rút thần tiêu cầm chặc trên tay.
Lão đạo bị vây ở trung tâm nhưng không tỏ ra nao núng, đảo mắt quét ngang một vòng, cười khẩy ba tiếng, rồi hừ nhạt một cái: "Thì ra là tam lưu chi bối, không đáng cho bổn đạo phải phí thời gian."
Lam Long bước tới một bước cất tiếng sang sảng: "Tối nay lão mũi trâu xuất hiện tại đây dường như có gì không ổn, lúc nảy lão đã làm cái trò quỷ gì bên ngoài thôn ?"
Lão đạo nghe hỏi đột nhiên quay lại nhìn Lam Long, thinh âm có vẽ ngạc nhiên: "Không ngờ là một tiểu tử lớn gan."
Tây Tái Ông ôm quyền thi lễ: "Đạo trưởng đã tìm được Phụng Văn Dửu rồi chứ ?"
Lão đạo quay lại nhìn Tây Tái Ông, nhíu mày hỏi: "Ngươi là gã thanh niên bị vùi trong tuyết quật sáu mươi năm trước ?"
Tây Tái Ông nghe lão đạo hỏi bất chợt nghĩ tới chuyện xưa. Sau mươi năm trước ông cùng một hòa thượng trung niên giao đấu. Khi ấy ông mới xuất đạo được vài năm nhưng đã tạo nên thanh danh khá hiển hách trong giang hồ. Nào ngờ đâu chưa đầy mười chiêu ông đã bị hòa thượng đánh ngã xuống tuyết quật. Sau đó ông thấy có một đạo sĩ trung niên đi ngang qua. Đạo sĩ đó chỉ nhìn ông một cái nhưng không thèm cứu giúp. Ông liên tưởng diện mạo của đạo sĩ lập tức nhận ra là lão yêu đạo trước mặt bất giác cười nhạt nói: "Chắc đạo trưởng nghĩ rằng mổ mổ đã chết trong tuyết quật rồi."
Lão đạo bật cười the thé: "Sáu mươi năm trước nhà ngươi không chết quả là vận khí cũng không tệ."
Lão ngừng giọng một chút rồi âm hiểm cười bảo: "Nếu như các ngươi đến sớm một đêm e rằng bên bãi biển đã có thêm vài nấm mồ nữa rồi." Kế đó không ngừng cười lớn phóng mình lên không bỏ đi.
Đột nhiên Lam Long hô lớn: "Ba vị tiền bối hảy nhìn trên lưng lão."
Lão thái bà kêu lên: "Phụng Văn Dửu !"
Tây Tái Ông quát: "Đuổi theo !"
Nam Cương Tử vừa phóng theo vừa hướng về gian mao thất của lão cất tiếng gọi: "Giới sư đệ mau dẩn Linh nhi theo sau."
Đột nhiên từ trong gian mao thất phía nam truyền ra một giọng hoảng hốt: "Sư huynh, không thấy Linh nhi trong phòng !"
Nam Cương Tử dừng chân hét lên: "Mau gọi nó !"
Lão chưa dứt lời bổng nghe từ gian mao thất phía bắc giọng gã khổng lồ kêu oang oang: "Nương, cũng không thấy Thạch Anh và Thạch Liên !"
Lão thái bà cuống quýt giục: "Mau tìm kiếm !"
Lam Long nghe tin ba cô thiếu nữ bị mất tích cũng cảm thấy lạnh run cả người, tất tả phóng nhanh về căn mao thất của mình.
Chàng vừa xông vào phòng đã nhìn thấy Bạch Phụng ngồi an tường tựa đầu lên thành cửa sổ liền thở phào một cái, đưa tay vuốt trán hô lên: "Thật hú hồn !"
Bạch Phụng nhìn thái độ hốt hoảng của Lam Long trong lòng dâng lên một mối nhu tình, miệng cười ngọt ngào hỏi: "Long ca ca lo sợ muội bị người ta cướp đi ư ?"
Lam Long thở ra: "Muội vô sự là tốt rồi !"
Lúc này tình hình bên ngoài huyên náo hẳn lên, lão thái bà cùng gã khổng lồ, Nam Cương Tử cùng với người sư đệ, bốn người nhốn nháo lục soát mọi ngõ nghách chung quanh ngư thôn.
Lam Long không thấy bóng dáng của Huỳnh Quang bèn hỏi ngay: "Tiểu bảo bối đâu ?"
Bạch Phụng vổ vổ chiếc túi: "Giấu nó trong này rồi !"
Lam Long vội vàng bảo: "Mau thả nó ra theo dấu bọn yêu đạo."
Bạch Phụng y lời thả dị diểu ra rồi hỏi: "Bọn yêu đạo bắt cóc ba vị thư thư đó để làm gì ?"
"Có trời mới biết, mau đi theo huynh."
Lão thái bà vừa thấy bóng dáng hai người liền nhảy phốc đến trước mặt Lam Long: "Hài tử, chuyện này ngươi nghĩ thế nào ?"
"E rằng đã bị bọn yêu đạo bắt đi."
Nam Cương Tử tiến tới gần: "Hài tử, tiểu nữ cũng biết chút võ công !"
Lão thái bà hừ lạnh: "Lão yêu đạo hiếp người quá lắm!"
"Nhị vị tiền bối không nên chần chừ, chúng ta hảy mau đuổi theo."
Lão thái bà hỏi: "Lão yêu đạo lai khứ vô tung, làm sao biết được lão ta chạy đường nào ?"
"Lúc nảy vãn bối phát giác phía nam có ba người khả nghi, tám phần mười là đồ đệ của lão đạo. Có lẽ ba vị cô nương sớm đã lọt vào tay họ. Lão đạo cao ngạo như vậy lẽ nào chịu cỏng người khác trên lưng."
Lão thái bà kêu lên: "Hài tử, chuyện lần này làm phiền đến nhà ngươi rồi a !"
"Vãn bối cố hết sức mình, bất quá nhị vị tiền bối hảy phân thành làm hai đầu thì phạm vi truy đuổi sẽ rộng hơn một chút. Vãn bối ở trung ương, hai vị ở hai bên trái và phải hể ai phát hiện được điều gì khả nghi thì tri hô lên."
Nhị lão không đợi chàng nói hết lời đã vội vã bắn mình ra hai phía lục soát.
Lam Long hướng sang Bạch Phụng: :Huynh thấy Huỳnh quang bay về hướng nam, chúng ta mau đuổi theo."
Sau khi bôn ba được chừng mười lý thì tiếng mõ đã báo sang canh tư. Hai người dừng chân trước một tiểu lộ xuyên qua khu rừng trúc rậm rạp ở phía trước mặt. Bạch Phụng dường như nhìn thấy màu lục quang nhàn nhạt không ngừng di chuyển lúc ẩn lúc hiện, bất giác vui mừng kêu lên: "Long ca ca có phải là tiểu bảo bối không ?"
"Nó cứ lẩn quẩn chổ này chắc là đã phát hiện vết tích gì. Phụng nhi, chúng ta phải cẩn thận."
Bạch Phụng hỏi: "Chúng ta có nên xông thẳng vào hay không ?"
"Xem ra chẳng còn cách nào khác."
Hai người chưa kịp tiến vào, bổng nghe ngoài bìa rừng có người vỗ tay nhè nhẹ mấy cái.
Lam Long nghe tiếng cả mừng vội kéo Bạch Phụng chạy tới hạ giọng thật thấp : "Là vị tiền bối nào đây ?"
Tuy thinh âm của chàng đã nhỏ đến hết mức song Bạch Phụng vẫn lo sợ bị đối phương phát giác, rất may phía đối diện bổng có một lão nhân ló đầu ra giục: "Hai vị mau đến đây !"
Lam Long nhìn ra là Tây Tái Ông, người đầu tiên từ ngư thôn đuổi theo lão yêu đạo nên không ngần ngại bước vào trong rừng. Ba người đến dưới một cổ thụ tàng lá rậm rạp, Lam Long phát hiện hai ngườI đồng hành với lão ta cũng ẩn thân gần đó. Đại hán trung niên thì núp sau một lùm cây rậm rạp còn người thanh niên thì ẩn mình trên tàng cây. Tây Tái Ông đưa tay chỉ về phía trước làm dấu rồi hạ giọng cực nhỏ: "Tiểu ca, trong cụm rừng trức cách chừng nửa lý có ba lão đạo áo trắng."
"MỗI người bọn họ đều vác trên lưng một bao hành lý to lớn."
Tây Tái Ông giựt mình kêu lên: "Tiểu lão đệ đã nhìn thấy rồi ư ?"
"Chỉ là vãn bối suy đoán, nào phải hành lý gì chắc là ba vị cô nương bị bắt cóc."
Tây Tái Ông ngạc nhiên hỏi: "Đã xảy ra chuyện gì ?"
"Sau khi tiền bốI vừa đi khỏi, mọi người mới phát giác thiên kim của Nam Cương Tử tiền bối và hai cô tôn nữ của Võ Thắng Bà đồng thời mất tích. Xem ra ba đạo sĩ áo trắng này chính là môn hạ của lão yêu đạo."
"Ba đạo sĩ đó với danh xưng Tam Vũ Sĩ trong nhóm mười tam tên ác nhân trên giang hồ cũng là bọn tử đối đầu của lão hủ. Tuy nhiên làm sao tiểu ca lại khẳng định chúng là môn hạ của lão yêu đạo ?"
"Vãn bối vô tình nghe được lúc lão yêu đạo ra lệnh cho bọn họ rời khỏi ngư thôn."
Tây Tái Ông trầm ngâm một lát: "Nếu như vậy thì sáu người kia cũng là môn hạ của lão ta."
Lam Long buột miệng hỏi: "Sáu người nào ?"
"Ngoài ra còn có thêm hai nhóm ba người. Một nhóm gọi là Tam Đan Thổ, nhóm còn lại là Tam Chân Quân. Tổng cộng thành chín ngườI vận áo màu lục, màu hồng, và màu trắng, nhìn thấy là phân biệt được ngay."
"Không phải tiền bối vừa bảo mười tám người đó đều là những kẻ xuất gia ?"
"Phân nữa là hòa thượng rất ít khi lộ diện trên giang hồ, nhưng cũng chia thành ba nhóm ba người." Hốt nhiên lão đưa ra đề nghị: "Tiểu ca đến rất đúng lúc, cộng thêm tệ sư đệ chúng ta có đủ nhân số để đối phó với bọn họ rồi."
Lam Long thận trọng hỏi: "Võ công của ba đạo sĩ đó cở nào ?"
"Đạo khái cũng xấp xỉ với lão hủ !"
Lam Long lắc đầu: "Như vậy không thể khinh cử vọng động, chúng ta phải đề phòng ném chuột vỡ đồ."
Tây Tái Ông a lên một tiếng: "Vậy cũng phải. Bọn chúng cầm con tin trong tay cho dù chúng ta có thắng e cũng gây thương tổn cho ba vị cô nương. Lão đệ tính cách nào ?"
"Sự việc trước mắt nên dùng trí cứu ba cô nương trước rồi mới động thủ với họ."
Chàng dừng một chút rồi nói tiếp: "Ba tên đạo sĩ có nhận ra vị tiền bối và nhân huynh kia ?"
Tây Tái Ông thấy chàng đề cập đến sư đệ và điệt nhi của mình, mới sực nhớ ra: "Lão hủ thật hồ đồ quên cả giới thiệu. Đây là bào đệ của lão Lao Đồ và con trai y Lao Nhất Hoán. Phải a ! bọn đạo sĩ chưa từng gặp mặt họ bao giờ."
"Thế thì hay quá, bước đầu tiên quan trọng là chúng ta phải tìm cách tiếp cận bọn chúng."
"E rằng bọn chúng sẽ sinh nghi tâm."
"Vãn bối đã nghĩ tới điểm này mới làm thỉnh nhị lão gia tử và Nhất Hoán đại ca tiếp tay !"
Lao Nhất Hoán từ trên cây rón rén tuột xuống hỏi: "Giúp bằng cách nào ?"
"Đệ cõng Phụng nhi trên lưng, giả như cô ta đang bị điểm huyệt đạo còn đại ca cùng nhị lão gia tử theo sau tróc nã bọn đệ. Một trốn một đuổi. Lập tức bắt đầu."
Tây Tái Ông gật đầu hỏi: "Bước thứ nhất tạm ổn, nhưng khi tiếp cận thì sẽ làm thế nào ?"
"Bước kế tiếp vãn bối đã tính sẳn trong bụng, bất quá phải tuỳ cơ ứng biến."
Trung niên đại hán cũng rời khỏi lùm cây, gật gù tán thành: "Vậy chúng ta mau thi hành !"
Lam Long rùn người xuống,xoay lưng về hướng Bạch Phụng, dặn dò: "Phụng nhi, hành động lần này phi thường mạo hiểm. Muội tuy làm như bị người điểm huyệt đạo nhưng phải cẩn thận ôm lấy huynh kẻo bị rơi xuống thì hỏng bét."
Bạch Phụng háy mắt: "Thì ra Long ca ca diển màn tiểu thâu trộm ngọc, bắt cóc tiểu tôn nữ của Lao lão gia."
Lam Long cười hi hi bảo: "Điểm này muội nói không đúng, phải gọi là đại anh hùng khôn quá ải tiểu mỹ nhân."
Nói xong chàng quay sang Tây Tái Ông: "Bọn vãn bối chạy trước, tiền bối âm thầm theo sau, một khi có cơ hội thì tiền bối mau giải cứu ba vị cô nương kia."
Tây Tái Ông gật gật đầu, thấy chàng cõng Bạch Phụng vừa lẩn vào trong rừng, lập tức xoay qua giục đại hán trung niên: "Sao chưa chịu đuổi theo cho mau !"
Võ công của Lao Đồ chỉ kém Tây Tái Ông một chút nên ông hoàn toàn không mấy tin tưởng võ công của Lam Long, nghe huynh trưởng thúc giục liền vội hướng sang nhi tử bảo: "Nhất Hoán, khi chạm mặt bọn yêu đạo không nên đến quá gần bởi vì cha chưa rõ bước thứ hai Lam huynh đệ định làm gì."
Lam Long cõng Bạch Phụng trên lưng không chạy trên đường chánh, mà chỉ phóng hết cước lực luồn lách qua những bụi tre trúc um tùm, giống như cố gắng đào thoát một cuộc truy kích."
Hai cha con họ Lao đuổi theo sau miệng không ngừng hô hoán: "Tên thái hoa tặc hạ lưu kia, hảy mau lại tôn nữ cho lão đây."
Lam Long tâm cơ thật linh mẫn tuy khoảng cách của bọn yêu đạo trong rừng trúc chừng hơn nữa lý nhưng chàng cố ý dụng lực chạy quanh quẩn hơn nửa canh giờ, một là để bọn yêu đạo khi phát hiện sự cố có thời gian nhìn thấy võ công của chàng quá xoàng xỉnh không sanh lòng cảnh giác, hai là cha con của Lao tiền bối nghe được tiếng chân mà nhận định phương hướng.
Ánh trăng mờ nhạt chiếu xuyên qua lá trúc, Lam Long đã nhìn thấy ba tên đạo sĩ không nghỉ chân trên quan đạo mà đang dùng bửa tại một khoảng đất trống cách quan đạo chừng mười bước, những kiện hành lý to tướng trên lưng đã được đặt xuống ngay bên cạnh họ.
Lam Long cố ý tỏ ra hoảng hốt nên khi vừa chạm mặt bọn chúng chàng liền quay đầu bỏ chạy.
Ba tên đạo sĩ đã nghe thấy động tịnh từ lâu. Lúc Lam Long xuất hiện chúng cũng chẳng quan tâm mấy nhưng Lam Long đã liệu trước điểm này cố ý để lộ ra dung mạo thanh tú của Bạch Phụng cho chúng thấy. Quả nhiên đã lừa được một tên vào tròng.
Một đạo bạch ảnh tựa như u linh phóng ngang qua đầu Lam Long kèm theo một giọng cười khả ố. Lam Long biết cá sắp sửa mắc câu càng làm ra vẽ bấn loạn, quặt người chạy bừa sang mé tả.
Hốt nhiên đạo bạch ảnh kia quát lên một tiếng: "Tiểu thí chủ còn chưa chịu đứng yên."
Thinh âm còn văng vẳng thì tên đạo sĩ đã chắn ngay trước mặt Lam Long, đồng thời một tên đạo sĩ khác trong bọn cũng lớn giọng bảo: "Tam sư đệ xen vào chuyện này làm gì ?"
Tên đạo sĩ trước mặt Lam Long bật cười hô hố: "Đại sư huynh và nhị sư huynh hảy mau đến đây xem, tiểu tử này cũng biết chọn hàng thượng phẩm."
Hai tên sư huynh đồng hừ nhạt bảo: "Tiểu tử bị thịt đó làm sao kiếm được hàng tốt ?"
Tên đạo sĩ càng cười khoái trá: "Nếu hai huynh không tin thì mau đến đây nhìn xem, hắc hắc, so với ba ả chúng ta vác trên lưng thì nha đầu này xinh đẹp gấp mười lần."
Lúc này hai cha con của Lao nhị gia tử cũng phối hợp rất ăn khớp. Bọn họ cố cất cao giọng la hét giống như đang truy lùng tên đạo tắc hái hoa. Hai tên đạo sĩ kia hiển nhiên cũng nôn nóng nhưng hành sự rất thận trọng, đồng thanh bảo: "Tam sư đệ, thôn dân sắp sửa tìm đến nơi mà chúng ta đang có việc bên mình thật là bất tiện, vã lại môn chủ sẽ đến đây lúc trời sáng."
Tên đạo sĩ bật cười giọng bỉ ổi: "Thôn dân đến thì chúng ta đánh đuổi họ đi. Tiểu tử này xem ra cũng lanh lợi, chúng ta bắt hắn về Tam Chân điện huấn luyện sau này cũng sai bảo được. Hơn nửa nếu môn chủ nhìn thấy tiểu cô nương xinh đẹp này, ha ha, không chừng còn thưởng ba ả kia cho chúng hưởng thụ."
Hai đạo sĩ kia nghe vậy cũng động tâm, nhất tề đứng lên hỏi: "Thật là xinh đẹp đến thế à ?"
Tên đạo sĩ cười hà hà: "E rằng ngay cả Thần Bí điện của bổn quan cũng không có một ai sánh bằng !"
Hai tên đạo sĩ chần chừ một lát, đưa mắt nhìn ba kiện hành lý, rồi bước về phía Lam Long.
Lam Long thấy trước sau đều thụ địch bèn thi kế hoản binh, toét mồm cười hi hi: "Chư vi đạo huynh, thì ra chúng ta cũng cùng chung một lộ. Phỏng tay nhau là vi phạm quy củ giang hồ a !"
Ba đạo sĩ mặc trường bào màu trắng, dưới ánh trăng mờ nhạt chẳng khác nào ba bóng u linh. Gã tam sư đệ cười hắc hắc: "Nầy tiểu tử, nhà ngươi là cái thá gì, chẳng qua chỉ là một tên tiểu tặc hái hoa hạng bét."
Lam Long cố làm điệu bộ già dặn: "Đạo huynh, người ngay không nói lời quanh co. Ba vị cũng đâu có khác gì."
Tên đạo sĩ trước mặt Lam Long sấn lên một bước, miệng cười âm hiểm: "Thì ra tiểu tử cũng có mấy năm đạo hạnh. Không sai, nhưng bọn ta không dùng thủ đoạn như ngươi."
Lam Long kéo dài thời gian: "Đạo huynh a ! mỗi người tự có phương pháp riêng nhưng mục đích giống như nhau. Bất quản như thế nào thì phải tôn trọng quy củ giang hồ."
Tên đạo sĩ nhị sư huynh phía sau bất thần quát lên: "Tiểu tử câm miệng. Nhà người có biết tên tuổi của chúng đạo gia ta to lớn như thế nào trong giang hồ ?"
Lam Long cũng không chịu lép vế, liền tức giận hét lớn: "Thế các vị muốn làm sao ?"
Ba đạo sĩ đồng thanh phát ra trận cười giòn giả: "Tiểu tử mau để hàng lại."
Lam Long bước lệch sang một bên miệng hô: "Đâu dễ dàng như vậy !"
Tên đạo sĩ phía trước mặt, cười nham nhở lại sấn lên thêm một bước: "Tiểu tử tưởng trên mình có chấp đôi cánh hai sao ? Biết điều một chút đối với nhà ngươi cũng có lợi. Bằng không, hắc hắc, đạo gia hết sức nhẩn nại rồi đa ."
Lam Long vội lách mình ra vài bước tạo một khoảng an toàn giửa bọn đạo sĩ, rồi thừa cơ tháo lui chừng nửa trượng, đồng thời rút ngọc tiêu cầm trên tay, nạt lên một tiếng: "Hừ ! Lão mũi trâu kia, thà thiếu gia hủy đi sinh mạng của tiểu cô nương này chứ không để có các người chiếm tiện nghi."
Lão đạo đại sư huynh là tay lão luyện thấy Lam Long già gan đến như vậy liền quay đầu lại thấy ba kiện hành lý vẫn còn nằm yên mới hết bụng nghi ngờ, chỉ cho chàng là nghé non mới ra giang hồ không biết sợ hổ, bèn lên tiếng dọa dẫm: "Tiểu tử đã từng nghe danh tiếng của Nhị Thiên Chân Nhân hay chưa ?"
Lam Long trả lời cộc lốc: "Không biết thì đã sao ?"
Lão đạo cười lạnh bảo: "Ngài là bậc thần quân trong giới tu đạo. Nhà ngươi còn ương bướng chỉ có đường chết thảm."
Lam Long cười nhạt đáp trả: "Thiếu gia vốn đi lại một mình đâu cần biết đến ai là thiên quân, địa quân gì. Thật xin lỗi, các người còn lấn tới nữa thì tiểu cô nương này sẽ ngọc nát hương tan."
Dứt lờI, chàng thừa dịp thoái lui thêm mấy bước nữa nhưng vẫn trừng mắt quan sát đối phương.
Lúc này ba tên đạo sĩ đã nhìn rõ dung nhan tuyệt thế của Bạch Phụng, nhất là trên đôi khóe mắt đang nhắm nghiền còn đọng vài hạt lệ long lanh, chẳng khác gì một đóa phù dung dưới sương mai khiến tên nào cũng điên đảo thần hồn, làm sao mà chúng chịu buông tay. Ba tên đạo sĩ lo ngại Lam Long túng thế làm càn nên không dám ép buộc quá mức, chân lần theo chàng từng bước, còn miệng thì buông hết lợi lộc ra dụ hoặc.
Lam Long thấy kế hoạch gần như thành công, mở cờ trong bụng, nghĩ thầm: "Thật là may quá, chỉ cần lùi thêm mười trượng nữa là Tây Tái Ông có thể đắc thủ rồi."
Lam Long vừa lui vừa tính toán, ngoài mặt thì cứ la mắng bai bải để cho ba đạo sĩ phải chú tâm đến từng hành động của chàng.
Dị điểu quả nhiên linh thông dường như đoán được ý của chủ nhân nên nó như lưu tinh qua xẹt lại trên không trung nhẫn nại chờ đợi hiệu lịnh.
Ba đạo sĩ ỷ y với võ công kinh nghiệm của mình làm sao không đối phó nổi một tiểu tử tầm thường đâu ngờ lại bị cho vào rọ. Lam Long nhẩm tính cự ly vừa đủ an toàn cho Tây Tái Ông động thủ liền nhảy dựng người lên, miệng hô hoán: "Các ngươi còn sấn tới nữa ư ?"
Ba đạo sĩ đồng thanh cười rộ lên, gã tam sư đệ thốt: "Tiểu tử ngươi còn định lừa bọn ta nữa ư ? Không có tiểu cô nương trong tay thì nhà ngươi còn sống sót được chăng ?"
Lam Long cả giọng đáp: "Ba lão tạp mao ngươi cũng chẳng dám động thủ a ! "
Nói xong thi triển khinh công thoái lui.
Ba đạo sĩ khinh thị bản lãnh Lam Long chẳng ra gì đâu đáng phải quan tâm nhưng vẫn không ráo riết đuổi theo vì sợ chàng ta điên tiết làm càn. Lam Long chạy một mạch chừng hơn ba mươi trượng mới quay đầu lại hét lớn: "Bớ các lão tạp mao, thiếu gia không rãnh bồi tiếp nữa a, có gan hảy theo ta đến hồ Cao Bưu."
Lúc này Lam Long mới có thời gian nhận định phương vị, tấu xảo chàng đã chạy về mé tây nam rừng trúc cũng chính là hướng thông tới hồ Cao Bưu, hét xong chàng quay đầu phóng hết sức bỏ chạy. Ba tên đạo sĩ nhìn thấy thân pháp của Lam Long nhanh như sấm sét giác giật mình. Chỉ trong chớp mắt chàng đã vượt ra ngoài hai mươi trượng.
Bạch Phụng thấy không cần phải đóng kịch thêm nữa, lại lo Lam Long hao tổn công lực liền lập đề khí đan điền, thân như một khối bông gòn nhẹ nhàng nằm phục trên lưng Lam Long.
Lam Long cảm thấy trọng lượng trên lưng giảm nhiều bèn cười bảo: "Có lẽ Tây Tái Ông đã đắc thủ !"
"Đúng ra huynh không nên nói rõ lộ tuyến với họ !"
"Huynh chỉ hư trương thanh thế, phòng hờ Tây tiền bối sau khi cứu người sẽ không vô tình chạy cùng chung một đường cho ba tên đạo sĩ kia đuổi theo."
Bạch Phụng cười khen: "Huynh thông minh thật !"
Lam Long định mở lời bông đùa chợt nghe tiếng dị điểu rít lên trên không bất giác gấp rút hô lên: "Ba lão tạp mao vẫn chưa chịu bỏ cuộc !"
Bạch Phụng cười khúc khích vổ vai Lam Long: "Còn không mau mau thỉnh cầu bổn cô nương chỉ bày diệu kế !"
Lam Long cũng giở giọng trào phúng: "Tiểu sơn nhân xin thọ giáo a !"
Bạch Phụng cười ngặt nghoẻo: "Huynh bảo họ mau quay lại xem hành lý của mình."
Lam Long bật cười ha ha: "Hay lắm nhưng còn chưa đúng lúc. Chúng ta ráng dẩn dụ bọn họ chạy xa một đoạn nữa bằng không chúng có thể đuổi kịp Tây tiền bối. Tiếc là quên hỏi sau khi đắc thủ Tây tiền bối sẽ đi về hướng nào."
"Tây tiền bối là lão giang hồ dày dặn kinh nghiệm, tuyệt đối không lọt vào tay của bọn yêu đạo lần nửa đâu." Bổng nhiên nàng quan sát tình cảnh chung quanh rồi kinh ngạc bảo: "Chúng ta đã rời khỏi rừng trúc. Nếu bọn yêu đạo nhìn thấy tung tích thì khó mà thoát khỏi tay họ."
Lam Long đắc ý quên hình không lưu tâm đến điểm này, đồng thời khi trời sáng càng thêm phiền nảo, bất giác hướng về phía sau cười lớn: "Mấy lão tạp mao, hi hi, các người chưa đoạt được tiểu cô nương của ta thì e rằng ba kiện hành lý chắp cánh bay mất, ha ha ha, ha ha ha !"
Ba lão đạo sĩ còn cách phía sau Lam Long chừng mười trượng nghe chàng nói cả bọn đều giựt mình mặt mày biến sắc hốt hoảng đứng lại.
Lão đạo tam sư đệ rống lên: "Đại sư huynh trúng kế rồi !"
"
Lão liền nhảy dựng lên: "Tam sư đệ mau đuổi theo lột hết da tiểu tử đó cho ta."
Trong lúc bọn đạo sĩ phân tâm thì Lam Long đã chạy được một quãng khá xa, tuy nghe thấy có một lão đạo đuổi theo nhưng chàng chẳng xem vào đâu, chỉ lo ngại Bạch Phụng thụ thương nên đôi chân không ngừng di động. Trời hưng hửng sáng, đoạn đường trước mắt thật thưa vắng, một vài hộ nông dân còn đang yên giấc."
Hốt nhiên Bạch Phụng đề nghị: "Huynh hay gọi Huỳnh Quang xuống ngăn chặn lão ta !"
Lam Long lắc đầu: "Huỳnh quang là kỳ bảo bí mật của chúng ta, từ đây về sau nếu không phải là lúc sinh tử quan đầu thì chớ nên xử dụng, hà huống lão tạp mao đó đâu phải là đối thủ của hai ta."
"Không lẽ cứ để lão bám riết theo hoài ?"
"Huynh chờ đến lúc gặp Võ Thắng Bà hay Nam Cương Tử giao lão tạp mao đó cho họ giải quyết."
"Sao lại rườm ra đến thế."
"Không phải đâu, huynh muốn xem võ công song phương ra sao."
Bạch Phụng cười khanh khách: "Huynh không bỏ sót cơ hội nào."
"Phụng nhi, dường như bọc hành lý trước ngực huynh sắp sửa rách ra rồi."
Bạch Phụng bật cười: "Huynh an tâm, muội giử chặt trong tay không mất một thỏi vàng nào đâu."
Truyện khác cùng thể loại
9 chương
60 chương
96 chương
25 chương
46 chương
28 chương
51 chương
50 chương
69 chương