Hồng Bào Quái Nhân
Chương 45 : Trong thạch động du lang bị đả thương
Hồng Bào Nhân chỉ cười lạt chứ không nói gì.
Tang Càn Sư Vương lại lên tiếng:
- Các ngươi đi mau đi! Lão phu có việc cần giải quyết riêng với gã hậu sinh này.
Du Hữu Lượng ngạc nhiên. Hồng Bào Nhân ở trong thạch động cặp mắt âm trầm nhìn chằm chặp vào Du Hữu Lượng rồi lại ngó Tiền Trọng Hợp rồi nói:
- Để Sư Vương thu thập tàn cuộc ở đây cũng vậy.
Hắn ngó người mặc hồng bào ở ngoài cửa động cất tiếng gọi rồi cả hai vọt đi.
Du Hữu Lượng gọi giật lại:
- Hãy khoan! Còn người mà các vị bắt đem đi đâu rồi?
Trong lúc nóng nẩy chàng vừa nói vừa phóng chưởng ra. Hồng Bào Nhân đi sau ngửa mặt lên cười rộ. Trong khoảnh khắc hắn bước quanh co ba vòng như Hành Vân Lưu Thủy rồi bóng hắn chỉ còn mờ mờ.
Hai người ở trong thạch động đều ngơ ngác trợn mắt há miệng. Du Hữu Lượng than thầm:
- Đúng hắn rồi! Vừa rồi ta thấy bóng người ở trong rừng như quỷ mị chính là hắn.
Chàng định thần nhìn lại thì cả hai người mặc áo hồng bào tựa hồ giây khói lướt đi không còn thấy bóng đâu nữa.
Tang Càn Sư Vương thấy hai người đi xa rồi, quay lại ngó thấy Bắc Ông Tiền Trọng Hợp hỏi:
- Lão không chịu đi chăng?
Tiền Trọng Hợp đáp:
- Tiền mỗ còn ở lại chờ vị tiểu huynh đệ này.
Du Hữu Lượng nghe nói trong lòng hết sức cảm động. Chàng gắng gượng đáp:
- Vãn sinh chưa được quen biết tiền bối, xin tiền bối cứ tự tiện.
Tiền Trọng Hợp vẫn cứ đứng yên.
Tang Càn Sư Vương cất tiếng lạnh lùng như băng nói:
- Trên đời nhiều kẻ ngu si cam tâm chịu chết, biết làm thế nào?
Hắn từ từ xoay mình nhìn Du Hữu Lượng nói:
- Lão phu nghe nói ngươi nhân lúc sơ hở đã buông tha vị tiểu cô nương phái Hoa Sơn. Lão phu đã bảo không ai được động đến thị. Ngươi thật là... u mê ám chướng không còn biết gì nữa.
Du Hữu Lượng than thầm:
- Quả nhiên lão vì vụ này mà đến đây.
Chàng không biết nói sao.
Tang Càn Sư Vương tức giận xẵng giọng:
- Ngươi biết điều thì ngoan ngoãn giao ra là xong. Bằng không...
Du Hữu Lượng ngắt lời:
- Đó chính là vụ trước đây một khắc tại hạ đã bảo hai người mặc áo hồng bào.
Tang Càng Sư Vương ngạc nhiên hỏi:
- Ngươi bảo sao?
Du Hữu Lượng đáp:
- Thiệu cô nương và Sính Đình Tiên Tử đều bị bọn họ bắt đem đi rồi. Tại hạ phải khó nhọc mới tìm được đến đây mà Sư Vương lại để bọn họ đi một cách khinh suất.
Tang Càn Sư Vương rất đỗi ngạc nhiên. Cặp mắt hắn chiếu ra những tia giận dữ. Hắn từ từ giơ tay lên.
Du Hữu Lượng chạm vào nhãn thần của hắn bất giác run lên. Chàng liền ngưng tụ chân khí, chuẩn bị đón tiếp đòn đánh của đối phương.
Sư Vương đảo mắt mấy lần rồi đột nhiên thay đổi chủ ý, hạ tay xuống hùng hổ nói:
- Nếu ngươi nói dối thì lần sau lão phu bát gặp sẽ chẻ xương ngươi ra rồi còn tìm đến Đại Thiền Tông đánh nhau một trận nữa.
Dứt lời hắn vọt về phía hai người mặc hồng bào vừa chạy đi. Bắc Ông Tiền Trọng Hợp chờ cho Tang Càn Sư Vương đi khuất vào trong bóng đêm mới thở phào một cái nói:
- Trên chốn giang hồ người ta đồn đại rằng không nên dây vào tên ma đầu này. Ai chọc giận hắn một chút tức là bị họa sát thân. Không hiếu sao riêng đối với tiểu huynh đệ lại được ra ngoài thể lệ đó.
Du Hữu Lượng nhún vai đáp:
- Sang năm vãn bối đã ước hẹn với hắn tỷ đấu ở bờ sông Áp Lục Chàng nói rồi nhìn Bắc Ông xá dài:
- Vãn bối còn chưa tạ ơn...
Chàng chưa kịp dứt lời lão đã xua tay gạt đi:
- Tiểu huynh đệ bất tất phải làm thế? Vừa rồi lão phu gặp nguy cơ đã nhờ tiểu huynh đệ ra tay viện trợ.
Du Hữu Lượng hỏi:
- Giữa tiền bối và Du Nhất Kỳ có chuyện xích mích, vãn bối đã phong văn được một đôi điều. Chẳng hiểu tiền bối có nhận ra hai người mặc áo hồng bào đó không?
Tiền Trọng Hợp trầm ngâm đáp:
- Người đứng ngoài cửa động dường như là lão họ Du. Còn người tỷ đấu với tiểu huynh đệ thì chưa hiểu là ai.
Du Hữu Lượng hạ thấp giọng nói:
- Người này võ công kì bí. Đang ghê nhất là thân pháp hắn chẳng có gì quỷ mị...
Tiền Trọng Hợp trầm giọng ngắt lời:
- Lão phu nhìn thấy rồi. Nếu mình không mục kích thì thật khó mà tin được trên đời lại có người khinh công ghê gớm như vậy.
Du Hữu Lượng nói:
- Tiền bối thử suy nghĩ xem nhân vật nào có thân pháp mau lẹ.
Tiền Trọng Hợp lắc đầu đáp:
- Chính vì thân pháp hắn như vậy mà lão phu không sao nghĩ ra được. những người hiện nay lão phu thấy chưa ai có thân pháp mau lẹ đến thế, có khi hắn là hàng tiền bối...
Du Hữu Lượng lộ vẻ nghiêm trọng ngắt lời:
- Vãn bối đã đoán ra tiền bối muốn nói người đó là ai.
Tiền Trọng Hợp trầm giọng đáp:
- Đây là một vụ từ mấy năm trước. Người đó...
Du Hữu Lượng không nhẫn nại được run lên hỏi:
- Quỷ Ảnh Tử chăng? Tiền bối đoán lão là Quỷ Ảnh Tử phải không?
Tiền Trọng Hợp gật đầu đáp:
- Cuộc biến đổi ở Thô Mộc Bào là việc lớn của một thời đại. Trong thời đại đó có nhiều sự tích về anh hùng sơn dã, đến giờ còn nhiều nhân sĩ võ lâm thích thú kể lại, những hào kiệt đời nay rồi mai mốt cũng thành thiên cố sự.
Thị tuyến lão đột nhiên chạm vào viên tiểu ngọc sắc trắng đính trên khăn đội đầu Du Hữu Lượng. Lão biến đổi sắc mặt, ra chiều kinh hãi nói:
- Xuân giang dạ phi hoa, tinh hải quang tàn. Té ra tiểu huynh đệ là...
Du Hữu Lượng rất đỗi ngạc nhiên hỏi:
- Tiền bối làm sao vậy?
Chàng chợt nhớ tới ngày trước ở Trường An, Pháp Minh tăng nhân đã ngâm câu này, bất giác chàng ngẩn người ra.
Tiền Trọng Hợp mắt vẫn không rời khỏi viên ngọc thạch, miệng lẩm bẩm:
- Xuân giang dạ phi hoa, tinh giải huyệt hoang hàn. Đàn kiến lạc anh phiêu, hồ nhật tái trân mạn... không ngờ tiểu huynh đệ à người kín đáo chẳng lộ hình tích...
Lão ngửng đầu nhìn vẻ mặt mơ màng Du Hữu Lượng hỏi:
- Chẳng lẽ tiểu huynh đệ từ sa mạc đến đây?
Du Hữu Lượng hỏi lại:
- Sao tiền bối lại hỏi câu này?
Tiền Trọng Hợp chưa hết kinh nghi, lão nhìn mặt đối phương vẫn lộ vẻ mơ màng thì nghĩ thầm:
- Dường như chàng thiếu niên này không biết chút gì về nội tình, chẳng hiểu đó là sự thật hay chàng giả vờ. Viên tiểu ngọc thạch kia trong màu lục nổi màu hồng, hiển nhiên không thể lầm được, chẳng lẽ...
Lão không dám nghĩ nữa, Du Hữu Lượng lảng sang truyện khác:
- Vãn bối có hai người đồng bạn bị hai lão mặc áo hồng bào bắt trộm, hiện giờ không biết đem dấu ở đâu. Thạch động này dường như ngoắt ngoéo khó tìm, vãn bối thử vào thám thính coi.
Sau một lúc Tiền Trọng Hợp mới tỉnh táo lại hỏi:
- Vụ này làm kinh động đến cả Tang Càn Sư Vương, không hiểu người mặc áo hồng bào lấy trộm vị cô nương ở phái Hoa Sơn làm gì?
Du Hữu Lượng đáp:
- Nêu Bách Độc Chưởng Giáo Du Nhất Kỳ bắt trộm cô ta thì còn có lý, chứ người mặc áo hồng bào kia vãn bối chưa biết lai lịch thế nào thì dĩ nhiên chẳng hiểu động cơ nào đã thúc đẩy.
Tiền Trọng Hợp trầm ngâm nói:
- Họ Du suốt đời mặc hồng bào, cái đó lão phu đã biết rồi, nhưng còn người nữa cũng mặc hồng bào thì không hiểu có ý gì?
Du Hữu Lượng nói:
- Vãn bối thử vào phía trong tìm kiếm, xin tiền bối cứ tự tiện.
Tiền Trọng Hợp cũng muốn đi tìm kiếm giúp chàng nhưng chưa nói ra miệng thì mục quang lại chạm vào viên tiểu ngọc thạch ở trên đầu chàng lập tức lão biến đổi chủ ý đáp:
- Nếu vậy lão phu xin tạm biệt, tiểu huynh đệ liệu lấy mà làm.
Lão nói câu này với cả tấm lòng trân trọng, nhưng Du Hữu Lượng đang lo lắng trong lòng nên không để ý. Chàng đưa mắt nhìn Bắc Ông bước ra ngoài cửa động rồi tung mình vọt xa đi mấy trượng, chớp mắt là mất hút. Du Hữu Lượng ngẩn ngơ một lúc, chàng chợt nhớ ra điều gì, miệng lẩm bẩm:
- Phải rồi, không hiểu tình trạng con Bạch Anh Vũ của Sính Đình Tiên Tử ra sao?
Chàng rảo bước chạy ra ngoài động đảo mắt nhìn quanh thì chẳng thấy con Bạch Anh Vũ đâu. Lúc này ngoài trời đã tạnh mưa, chàng ở trong động trống rỗng một mình, đột nhiên cảm thấy òng bâng khuâng khôn tả.
Chàng ngửng đầu nhìn những đám mây xám xịt trên bầu trời dần dần biến mất, nhường chỗ cho vầng trăng tỏ. Nhưng chỉ thoáng cái ánh tinh quang lại mờ vì những đám mây xám từ đâu kéo đến ám ảnh.
Chàng nghĩ đến phong cảnh nhà mình mấy năm nay cũng thảm đạm như bầu trời mây kéo đen nghịt. Chàng lưu lạc giang hồ, trải qua đã nhiều tang thương biến ảo. Lúc quay đầu nhìn lại thì những việc trôi qua như mây bay khói tỏa.
Những đám mây xám lại ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen tối. Lúc này trời đã gần sáng, bóng đêm càng tối tăm hơn trước, trong thạch động không rõ gì nữa cả. Du Hữu Lượng khoa chân bước qua cửa động, cảm giác tựa hồ như bước vào địa ngục.
Chàng vận mục lực, gắng gượng nhìn vào cảnh vật trong vòng ba thước còn thấy lờ mờ. Chàng lần mò tiến về phía trước tự hỏi:
- Thiệu cô nương và Sính Đình Tiên Tử mất tích một cách đột ngột, không hiểu trong thạch động này có tìm ra manh mối gì chăng?
Những pho tượng đã trước mắt vẫn bày hàng đứng sừng sững, chàng khoa chân phải toan bước đi vòng quanh, bỗng động tâm tự nhủ:
- Vừa rồi ta ở tình trạng nguy nan, không rảnh để coi kĩ xem những pho tượng đá này khắc hình vật gì. Bây giờ ta thử nhận xét kĩ càng xem sao.
Chàng thò tay vào bọc lấy mồi lửa quẹt lên. Ánh lửa vàng khè soi vào pho tượng gần nhất thì thấy nét mặt pho tượng này không còn một chút sinh khí, nhưng gương mặt trông rất quen thuộc, bất giác chàng ngẩn người ra.
Du Hữu Lượng dụi mắt đưa tay sờ vào hai hàng lông mày trên tượng đá cơ hồ buột miệng la lên:
- Phù Vân Đại Sư! Pho thạch tượng này điêu khắc hình Phù Vân Đại Sư, chưởng giáo phái Côn Luân. Chàng ngó cặp lông mày điêu khắc như người sống, không hiểu do nét bút của danh gia nào phác họa ra?
Chàng cầm mồi lửa đưa gần về phía trước. Ánh lửa nhỏ bằng hạt đậu nhảy múa làm cho bóng Phù Vân Đại Sư in vào pho tượng thứ hai.
Pho tượng đó nét mặt nghiêm trang khác thường. Chàng hít một hơi chân khí cau màu lẩm bẩm:
- Đây là Vô Vi Đạo Trưởng rồi. Người võ lâm coi lão như một vị học cứu đại nhân. Vô Vi Đạo Trưởng còn là một vị trưởng giáo thông tuệ của phái Võ Đương, tại sao dung mạo lão nhân gia lại khắc vào tượng này?
Chàng kinh nghi lắc đầu, ngẫm nghĩ hồi lâu vẫn không ra được manh mối gì.
Chàng cất bước theo thứ tự đi vào. Mỗi khi nhận ra một người chàng lại lộ vẻ kinh ngạc. Bất giác chàng lẩm bẩm:
- Vị này người đứng tuổi phong tư hơn người. Đúng là Thiên Thủ Kiếm Thẩm Băng Toàn, chương môn phải Điểm Thương. Tám mươi mốt đường Truy Phong Khoái Kiếm của lão nhân gia nổi tiếng khắp võ lâm, đến nay vẫn chưa ai bì kịp về môn này. Không ngờ lại bị biến thành một pho tượng đá không nhúc nhích được... lại còn... Thiết Thị huynh đệ phái Thiên Sơn cũng ở đây. Ô hay! Sao tượng chỉ có một mình Thiết lão nhị? Vậy tượng Thiết lão đại ở đâu?
Chàng liền nhớ tới lúc mình động thủ với người mặc áo hồng bào đã quăng bẻ cho một pho thạch tượng. Có lẽ chàng đoán là pho tượng bị phá hủy mang hình Thiết lão đại.
Du Hữu Lượng đứng giữa đám tượng đá đột nhiên thấy người lạnh toát.
Chàng liền sụp lạy khấn thầm:
- Ngày trước tiểu tử đã được các vị tiền bối giáo huấn rồi mắt phải trừng trừng nhìn thấy các vị bị trúng độc hóa tán công lực mà thác oan. Bấm đốt tay tính lại năm vị chưởng môn các phái thành người thiên cổ đã mấy tháng rồi. Không hiểu ai đã điêu khắc hình tượng các vị dấu vào nơi bí ẩn này?
Bất giác lòng chàng thảm đạm, cất bước tiến về phía trước. Đột nhiên cửa động có cơn gió thổi vào tắt phụt mồi lửa trên tay chàng.
Du Hữu Lượng quay phắt lại, lắng tai nghe thì ngoài động chỉ có tiếng gió thổi lật sật và tiếng cú kêu rùng rợn, chứ không thấy tiếng động nào khác.
Chàng thở phào một cái, lại quẹt lửa lên cho sáng. Dưới ánh lửa vàng khè đột nhiên chàng phát giác phía trong còn hai pho tượng mà vị trí rất rõ ràng. Chàng động tâm cất bước tiến lại.
Ánh lửa lập lòe, Du Hữu Lượng vừa trông rõ nét mặt hai pho tượng kia.
Bỗng nghe đánh "cạch" một tiếng, chàng buông tay, mồi lửa rớt xuống đất, trong thạch động lại tối đen.
Du Hữu Lượng cúi xuống lượm mồi lửa lên, tay run run bật đá lửa châm vào.
Chàng nhìn kĩ lại lần nữa thì hai bộ mặt này làm chàng xúc động, tưởng chừng trái tim muốn nhảy ra ngoài. Chàng khẽ la lên:
- Gia gia và má má! Tại sao gia gia và má má cũng khắc thành tượng và đưa vào đây?
Lòng chàng rối loạn đến cực điểm. Hai mắt tối sầm lại, cơ hồ ngất đi.
Giữa lúc ấy, một bóng đen in vào thạch tượng rất chỉnh tề.
Du Hữu Lượng trải qua biến cố này, tâm thần chàng đang hốt hoảng, càng thêm khích động, tưởng chừng thần trí sắp phải băng hoại. Đối với bóng đen xuất hiện đột ngột, chàng cũng không biết nữa.
Bỗng thấy bóng đen từ từ giơ tay phải lên ấn thẳng vào sau lưng Du Hữu Lượng. Cánh tay đưa ra rất chậm chạp. Du Hữu Lượng trong lúc mê man chợt cảm thấy sau lưng mát lạnh. Bản năng tự nhiên thúc đẩy chàng tỉnh táo trở lại. Chàng vung tay mặt đánh về phía sau. Cục diện này biến thành một người đánh đối phương trong lúc không kịp phòng bị, một người ứng chiến cấp bách.
Bỗng nghe đánh "sầm" một tiếng, Du Hữu Lượng bị chưởng lực của đối phương hất văng ra xa bảy tám bước.
Lực lượng phát chưởng này làm chấn dộng phủ tạng trong người chàng. Chàng ọe lên mấy tiếng thổ máu tươi ra. Chàng gắng gượng dương mắt lên nhìn thì người đứng trước mặt toàn thân đỏ như máu. Chính là Hồng Bào Nhân đi rồi quay trở lại.
Hồng Bào Nhân cất giọng âm trầm:
- Quả nhiên thằng lỏi này vẫn chưa rời khỏi nơi đây.
Du Hữu Lượng không nói gì. Chàng ngấm ngầm vận động chân khí thì thấy huyệt mạch đình trệ không hội tụ chân khí được. Chàng liền cảm thấy nỗi tuyệt vọng vô biên vì hiển nhiên chàng đã bị nội thương cự kì trầm trọng.
Hồng Bào Nhân liếc mắt nhìn hai pho tượng đá. Hai mắt hắn lộ ra ngoài tấm khăn che mặt những tia hung quang cực kì âm độc. Hắn cất tiếng hỏi:
- Du Huyền Thanh đối vơi ngươi là thế nào?
Du Hữu Lượng không trả lời. Chàng gắng sức vận động chân khí mấy lần nhưng đều thất bại.
Hồng Bào Nhân hỏi lại:
- Thẳng lỏi con đừng giả câm giả điếc nữa. Vừa rồi mi nhìn vào tượng Du Huyền Thanh và mụ vợ bảo bối của hắn ngơ ngẩn xuất thần. Mi tưởng lão phu không đoán được sao?
Du Hữu Lượng trong lòng xúc động xẵng giọng hỏi lại:
- Ta là người thế nào với Du Huyền Thanh thì có can dự gì đến lão? Tại sao lão hỏi vặn ta điều này?
Hồng Bào Nhân cười gằn nói:
- Nói cho mi hay cũng bằng vô dụng. Đêm nay nhất định mi phải chết.
Du Hữu Lượng la lên:
- Du Nhất Kỳ! Đúng ngươi là Du Nhất Kỳ rồi.
Hồng Bào Nhân lộ vẻ sửng sốt hỏi:
- Mi bị ma quỷ ám ảnh hay sao mà cứ tưởng lão phu là Du Nhất Kỳ?
Du Hữu Lượng nghe nói chấn động tâm thần.. Chàng tự hỏi:
- Người mặc hồng bào trước mắt ta chắc là nhân vật khinh công tựa hồ quỷ ma. Hắn đã không phải là Bách Độc Giáo Chủ Du Nhất Kỳ thì vừa rồi sao lại hỏi ta câu đó? Lúc hắn nhắc tới danh xưng của phụ thân ta thì khóe mắt lộ ra những tia khác lạ, chẳng lẽ cái chết của song thân ta và chưởng môn năm phái lớn bị hại, ngoài Du Nhất Kỳ ra còn liên quan đến người mặc hồng bào này?
Hồng Bào Nhân chuyển động thân hình, bao nhiêu tư cách nham hiểm lộ ra hết. Du Hữu Lượng thấy hắn quả là một nhân vật hiểm sâu thần bí. Chàng hồi hộp, toàn thân toát mồ hôi nhỏ giọt.
Hồng Bào Nhân lại hỏi:
- Tiểu tử! Vừa rồi mi trúng một chưởng Can Tụ Đoạt hồn của lão phu mà không chết là hiếm có lắm. Ta phải động thủ giết chết một bậc kì tài kể cũng tiếc!
Nhưng vì tình thế bắt buộc lão phu chẳng thể không làm như vậy. Hiện giờ năm mạch lớn trong người mi ít ra đã đứt mất ba mạch rồi. Lão phu chỉ điểm thêm một ngón tay... việc dễ dàng quá. Ha ha! Trong thạch động này lại có thêm một đống xương trắng.
Hắn vừa nói vừa thủ thế. Du Hữu Lượng đã biết võ công kì bí của hắn. Hiện giờ người chàng bị nội thương trầm trọng muốn trốn chạy thì thật là khó quá. Lúc lâm nguy chàng trầm giọng hỏi:
- Tại hạ chỉ hỏi lão một câu:
Vị cô nương ở phái Hoa Sơn và Sính Đình Tiên Tử bị các vị bắt đi làm gì rồi?
Tấm khăn che mặt Hồng Bào Nhân đột nhiên rung động, dường như lão muốn nói lại thôi. Sau cùng hắn đáp:
- Ngươi sắp chết rồi, hỏi nhiều cũng chẳng có ích gì cả.
Hắn đưa tay mặt ra, một ngón tay chõng lên, từ từ cất bước tiến về phía Du Hữu Lượng.
Du Hữu Lượng không còn một chút lực lượng để phản kháng. Chàng đã vận động khẩu quyết về phép thổ nạp của Đại Thiền Tông bên Tây Vực rất nhiều lần mà chân khí đưa tới gần huyệt Huyền Quan rồi thủy chung vẫn không đả thông được. Chàng ngấm ngầm buông tiếng thở dài, đành nhắm mắt đợi chết.
Du Hữu Lượng thấy ngón tay của Hồng Bào Nhân đã đưa tới huyệt Công Tôn ở trước ngực, chàng sắp chết đến nơi, bỗng gầm lên một tiếng thật to, phóng song chưởng đánh ra.
Diễn biến đột ngột khiến Hồng Bào Nhân giật mình kinh hãi bất giác hắn thu chỉ về lùi lại. Ngờ đâu phát chưởng này Du Hữu Lượng chỉ tác thế mà thôi, chẳng có chút chưởng phong nào xô ra.
Du Hữu Lượng thấy đối phương lùi lại. Chàng không chịu bỏ lỡ cơ hội, mà cũng không muốn chạy ra cửa. Chàng nghĩ bụng:
- Địch nhân cách cửa động rất gần, mình chẳng có hy vọng gì ra khỏi được.
Chẳng hiểu phía trong còn thông lộ nào nữa không?
Hồng Bào Nhân chưng hửng một lúc rồi nổi lên tràng cười hô hố.
Du Hữu Lượng nhìn chăm chăm vào đối phương không chớp mắt, lòng không ngớt xoay chuyển ý nghĩ:
- Hiện giờ công lực chưa hoàn toàn tê liệt cần phải nghĩ cách trốn đi cho mau, để sau này sẽ liệu. Nhưng trốn thoát được bàn tay thằng cha này không phải là chuyện dễ dàng. Thạch động sâu thẳm, ta chỉ còn cách nhân lúc hắn vô tình mà chạy vào trong, may ra vận mạng chưa hết thì sống sót được chăng?
Chàng còn đang suy tính thì Hồng Bào Nhân đã vọt tới như một giây khói lẹ.
Hắn vung song quyền đánh ra.
Trong lúc nguy cấp, Du Hữu Lượng nghiêng người đi hạ mình xuống lăn vào góc trong.
Hồng Bào Nhân cử động rất mau lẹ. Hắn vung tay một cái pho tượng đá đổ ầm ầm xuống vít lối đi.
Trong lúc tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc, Du Hữu Lượng lại tránh khỏi phát chưởng của đối phương. Chàng tung mình nhảy lên chạy vào phía trong.
Hồng Bào Nhân rất đỗi kinh ngạc. Hắn đang đứng giữa thạch động, mắt thấy Du Hữu Lượng biến mất vào trong bóng tối không khỏi tức giận. Hắn hừ một tiếng nhưng không rượt theo, miệng lẩm bẩm:
- Thẳng nhỏ này tâm cơ linh mẫn! Nhưng gã trốn khỏi bàn tay lão phu và trốn vào trong thạch động thì cũng là đường chết mà ta đỡ phải mất công động thủ.
Nhắc lại Du Hữu Lượng chạy vào phía trong thấy khoảng trống hai bên mỗi lúc một nhỏ hẹp. Chàng chắp hai tay để trước ngực đề phòng khi đụng phải vách đá không đến nỗi chạm vào bộ vị trọng yếu.
Chàng chạy được hơn hai chục trượng, không thấy Hồng Bào Nhân rượt theo mới yên lòng thở phào một cái.
Tuy chàng vừa tránh khỏi kiếp nạn, nhưng lại sợ hoàn cảnh trước mắt. Chàng cẩn thận tiến về phía trước thì thấy địa thế biến thành ngoắt ngoéo từa hồ đi vào một dãy hành lang.
Du Hữu Lượng ngấm ngầm lo sợ. Chân không dừng bước, chàng tiếp tục đi nữa. Không hiểu thời gian đã trôi qua bao lâu vẫn chưa thấy cửa ra.
Đột nhiên phía trước có ánh sáng lờ mờ lọt vào. Chàng mừng rỡ vô cùng, rảo bước tiến nhanh. Đi gần đến chỗ có ánh sáng, đột nhiên chân chàng vấp đánh "Kịch" một tiếng.
Truyện khác cùng thể loại
188 chương
48 chương
47 chương
33 chương
32 chương
546 chương
37 chương
52 chương
703 chương