Hồng bàng lập quốc ký

Chương 53 : chiến tranh hồng bàng- nam bình(5)

. Quyển II: Anh hào tụ hội Chương 53: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(5) Song song với cuộc chiến chống quân Thượng ở mắt chính diện và cánh hữu, thì ở cánh tả quân Hồng Bàng, quân Nam Bình cũng thực hiện những đòn tấn công sắc bén vào hệ thống phòng ngự của đối phương. Khác với quân Thượng, quân Nam Bình đánh trận không gay gắt từ đầu, nhưng áp lực quân Hồng Bàng đón nhận càng thêm nặng nề. Các cánh quân Nam Bình lấy những tấm ván gỗ lớn làm khiên, cho một đội xếp hàng ngang mang ván đi trước để chống lại cung thủ Hồng Bàng. Đi sát ngay sau đám cầm ván là một nhóm quân cảm tử, mặc giáp nhẹ, lưng dắt dao ngắn đợi khi nào tiến lại gần thì sẽ đánh giáp lá cà với quân Hồng Bàng, phá vỡ đội hình quân Hồng Bàng. Thấy không thể bắn trực xạ, xạ thủ quân Hồng Bàng lập tức chuyển sang bắn gián xạ hạ lớp quân đi phía sau không có che chắn. Dẫu vậy, thương vong của quân Nam Bình không lớn, vì họ có giáp, có khiên che loại tốt, chỉ có điều không che chắn tốt như quân cảm tử. Sau vài đợt quân Hồng Bàng bắn tên, quân Nam Bình chỉ mất chừng vài chục người, thế trận không có gì biến đổi. Chẳng mấy chốc hai quân giáp mặt, những tên lính cảm tử của quân Nam Bình vọt ra, đâm chém lia lịa. Quân hồng Bàng cũng nhanh chóng biến trận, tạo nên những hốc lõm để thu hút quân cảm tử vào, rồi bao vây chia cắt và diệt gọn bọn này. Nhưng trò này nhanh chóng mất tác dụng, vì quân cảm tử Nam Bình đánh lăn xả, quân Hồng Bàng chịu không nổi, phải lùi lại. Quân Nam Bình phía sau nhân đó tràn thế xông lên. -Cầm cho ta cây đao!- Hoàng Mạnh Hưng từ trung doanh nhìn cảnh này, liền ra lệnh. -Tướng quân, điều này…- Nguyễn Văn Phi nhíu mày -Quân Nam Bình đánh giỏi, quân ta tuy kỷ luật tốt nhưng lại là tân quân, kinh nghiệm chưa nhiều. Ta phải ra đốc trận.- Hoàng Mạnh Hưng lấy đại đao xong liền xuất kích. -Tham mưu, chuyện này… -Cử người bảo vệ. Trận này nếu qua được thì quân ta mới có thể lột xác.- Nguyễn Văn Phi lắc đầu thở dài. Người Thượng phản bội đã kéo theo biết bao hệ quả. Dù Nguyễn Văn Phi có gửi thư xin hỏa tốc chi viện, cũng phải 10 ngày may ra đại quân mới áp cảnh, lúc đó chỉ e… Hoàng Mạnh Hưng và thân bình của ông ta ra cánh tả mặt trận, dựng cao soái kỳ, khiến lòng quân Hồng Bàng phần nào ổn định. Trước nay nhà vua “ ngự giá thân chinh”, chính là để binh sĩ thấy được khích lệ, Hoàng Mạnh Hưng biết quân Hồng Bàng chưa hoàn toàn theo kịp sức mạnh của quân Nam Bình, nên ra trận tiền chém giết, kích thích quân sĩ, để họ có sức mạnh chiến đấu. Ông ta tin rằng càng đánh quân sĩ sẽ càng quen chiến trận, sẽ thành những binh sĩ chân chính. Dưới sự chỉ huy của Hoàng Mạnh Hưng, quân Hồng Bàng anh dũng chiến đấu. Dần dần, ưu thế bên phòng thủ lộ rõ, quan Hồng Bàng có thể tiến hoặc lùi tùy ý, vì chướng ngại vật họ xây chủ yếu là để phòng ngoài đánh vào, chứ không thể phòng từ trong đánh ra, nên dù để mất họ cũng lấy lại được ngay. Trong khi đó, quân Nam Bình mất kha khá binh sĩ trong việc giành lấy từng điểm phòng ngự nhỏ. Cung thủ Hồng Bàng cũng không phút ngơi nghỉ, liên tục bắn tên vào đội hình đang tiến lên quân Nam Bình. Những trận mưa tên liên tiếp đang mài dân đội hình tấn công của quân Nam Bình. Chính vì vậy, có thười điểm gần như quân Nam Bình bị rỗng một đoạn nhỏ, khiến quân Hồng Bàng đẩy lùi đội hình quân Nam Bình ra khỏi chiến lũy khá xa. Hai bên đánh nhau tới chiều tối thì rút quân về, quân Hồng Bàng thì quá mệt, quân Nam Bình lẫn quân Thượng thì sợ không dám đánh đêm, sợ bẫy rập. Hai bên nhanh chóng nổi lửa nấu cơm, quân lính hò hét ăn uống rầm trời. Hai bên tất nhiên cũng có đề phòng bên kia đánh lên, nhưng vì binh sĩ hai phe đều quá mệt mỏi: quân Hồng Bàng thì hầu như mới đánh trận quy mô thế này lần đầu nên không quen, trong khi quân Thượng và quân Nam Bình thì do vừa thua trận giữ doanh, nên mất mát nhiều quân lương, sĩ khí thấp, lại mất chỗ ngủ nghỉ nên một phần quân phải cho đi làm doanh trại. Suốt 13 ngày liên tiếp, hai bên giành giật nhau từng góc đại doanh, quân Hồng Bàng phải mất 2000 quân nhưng bù lại đã không để mất một phần doanh trại nào. Liên quân Nam Bình- Thượng trái lại dù chỉ thiệt hại chừng 1400 người, nhưng do mất lương thảo, khí giới, quân nhu nên dần vào thế yếu. Các cuộc tấn công của liên quân dần yếu hơn về cường độ và số lượng, quân Hồng Bàng cũng nhân đó thở dốc và đóng đại doanh thêm chắc chắn. Liên quân đông hơn, mức độ tiêu hao cũng nhanh hơn, dẫn tới việc liên quân tự rút lui ở ngày thứ 19vì không còn lương thảo. Đây có thể nói là họ cũng nhân họa đắc phúc vì đến ngày 20, có thêm 1 vạn quân Hồng Bàng được tăng cường tới. Tuy đây thực sự toàn là tân binh, nhưng với sự thiếu lương thảo, khí giới trầm trọng của liên quân, thì thế cũng không khác gì giọt nước tràn ly, thừa sức đánh nát họ. Quân Hồng Bàng được tăng viện đã bắt tay vào việc rút quân, lấy hết quân lương còn thừa và mở cuộc hành quân lui về, án ngữ khu vực người Thượng phản loạn với vùng Hồng Bàng hoàn toàn kiểm soát được. Đội quân hơn 1 vạn 4 ngàn người này tiến hành xây dựng một phòng tuyến vững chãi, với những lô cốt được xây cẩn thận, tạo nên một hành lang ngăn chặn các cuộc tấn công của liên quân Nam Bình- Thượng, bảo vệ sự bình yên của vùng đất chính quyền Hồng Bàng đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn và cũng là nơi tập kết quân, chuẩn bị cho cuộc tấn công ngược lại phe địch. Sau khi đánh mất quân nhu lớn và không thể công phá đại doanh Hồng Bàng, lại để quân Hồng Bàng tạo ra hành lang giới tuyến ngăn chặn, quân Nam Bình đã dần có ý rút lui. Nhưng người Thượng không đồng ý. Thực ra nói cho đúng là các tù trưởng, vua Thượng đứng đầu cuộc phản loạn. họ sợ một khi quân Nam bình rút lui thì quân hồng Bàng sẽ tràn sang tấn công, giết sạch bọn họ. Quân Nam bình cũng không muốn rút đi nhục nhã như vậy, nên sau khi xin chỉ thị từ cấp trên, nhất là khi được tin Trần Khảng đã chuẩn bị một trận đánh lớn, họ chấp nhận lời đề nghị của quân Thượng là ở lại, chuẩn bị chiến đầu tiếp. Để nhóm quân này có đủ quân lương, các tù trưởng, vua Thượng liền trưng thu thuế từ người dân, đồng thời cho người đe dọa người dân là nếu không đóng, quân Hồng Bàng sang sẽ giết. Người Thượng buộc phải đóng thêm thuế má, nên rất không vui. Đã thế, quân Nam Bình là quân chuyên nghiệp, nhưng rất thiếu kỷ luật, đóng quân tại nơi này quá lâu, thiếu những trò giải trí, thành ra họ thường có những hành vi rất nguy hiểm: tấn công người dân, bắt gái, chời cờ bạc, ăn cướp,…. Chẳng mấy chốc, dân Thượng dần căm ghét quân Nam Bình, coi bọn họ như kẻ thù. Đồng thười, Nguyễn Văn Phi, sau khi nhận được tin tình báo, quyết định thay đổi chiến lược. Thay vì cho quân đánh sang, ông ta cho tuyên truyền sang người Thượng, kêu gọi họ quay lại với chính quyền Hồng Bàng. Hành động này của Nguyễn Văn Phi như lửa đổ thêm dầu, các tù trưởng, vua Thượng phản bội càng ra sức đàm áp người dân, tìm cách bắt bớ người nào có tình nghi liên lạc với quân Hồng Bàng, mà bọn lính Nam Bình cũng coi đó là cớ để cướp bóc, hãm hiếp,… Tình hình vùng người Thượng tách ra càng lúc càng căng thẳng. Trong lúc Nguyễn Văn Phi và Hoàng Mạnh Hưng đang xin chỉ thị từ trên, chuẩn bị một đợt tấn công quét sạch bách kẻ thù, thì chiến tranh giữa Hồng Bàng và Nam Bình gia tăng lên một cấp độ mới. Trần Khoảng sau khi tụ tập đủ lực lượng đã cho quân càn quét lên khu vưc Hồng Bàng quản lý. Đây mới là lúc cuộc chiến Hồng Bàng- Nam Bình thực sự bước vào giai đoạn cam go và khốc liệt nhất.