11 giờ tối, tôi đúng giờ tắt đèn ở đầu giường, đi ngủ.  Từ lúc sống lại đến giờ, tôi vẫn luôn giữ thói quen làm việc và nghỉ ngơi thỏa đáng của mình.  5 giờ sáng rời giường, dành một tiếng để chạy bộ, tắm nước nóng, sau đó ăn sáng rồi đi học; cơm trưa ăn ở căn tin, nhân tiện dành giờ nghỉ trưa để ôn lại chương trình học buổi sáng, làm xong một phần bài tập về nhà; chiều thì ở lại trường tự học 1-2 tiếng đồng hồ, hoàn thành toàn bộ bài tập về nhà, cũng chuẩn bị cho bài hôm sau luôn; tối đến về nhà ăn cơm, xem thời sự, tắm rửa, lại làm thêm bài tập rồi nhớ lại từ vựng tiếng Anh, trước khi đi ngủ thì đọc truyện cười 10 phút, sau đó đúng 11 giờ tắt đèn.  Thời gian học bài buổi tối năm lớp 12 thì được kéo dài ra, ngày nào cũng sẽ đúng 2 giờ sáng tắt đèn.  Lúc ở trong tù, tôi buộc phải thích nghi với sinh hoạt có quy luật, lâu dần lại thấy sống như vậy rất tốt. Nó giúp tôi kiềm chế thú tính sôi sục, giữ cho đầu óc tỉnh táo mà xử lý mọi chuyện đâu vào đấy.  Sống lại lần nữa, tôi vẫn cố gắng giữ thói quen này.  Người đầu tiên phát hiện sự thay đổi ở tôi là dì Vương. Bố dì ngày xưa là cấp dưới của ông nội tôi. Hồi còn trẻ, dì ấy tốt nghiệp cao đẳng y và đảm nhiệm công việc chăm sóc cho ông nội, khi có tuổi rồi thì dì không đi theo ông nữa mà chuyển qua giúp bà nội tôi xử lý việc nhà, coi như là quản gia luôn. Dì nhìn tôi sinh ra, nhìn tôi sa đọa, nhìn tôi còn bé đã học hút thuốc uống rượu, ngày đêm không về.  Bố mẹ tôi đều là quan chức ở tỉnh ngoài, công việc bề bộn, chỉ có thể lờ mờ từ chỗ giáo viên mà biết dạo đây tôi không gây ra họa gì, nghĩ tôi chỉ yên tĩnh vài ngày rồi lại giở trò nên cũng không quan tâm lắm.  Ông nội, ông ngoại đều chưa về hưu nên đương nhiên bận như bố mẹ, không có thời gian lo cho cháu. Còn bà nội với bà ngoại thì phải lo tính tình hai ông, lại cũng thích ăn chơi mua sắm, hiển nhiên cũng chẳng có thời gian nuôi dạy con cháu.  Mặc dù anh hai là người chủ yếu quản việc học của tôi, hai anh em cũng khá thân thiết, nhưng anh lại phải đi du học nước ngoài nên chỉ có thể đợi cuối tuần gọi điện để ‘kiểm tra bài vở’ mà thôi. Phát hiện ra tôi rõ ràng đang thành thành thật thật ở nhà chờ lệnh thì anh cũng thấy có chút lạ, nhưng nghĩ rằng tôi luôn là kiểu người sáng nắng chiều mưa nên cũng không hỏi nhiều, coi như là trùng hợp ngẫu nhiên.  Vậy nên, cả một cái gia đình lớn như vậy, chỉ có dì Vương là nước mắt đầy mặt, ngày nào cũng đổi món ngon để thưởng tôi biết ‘quay đầu là bờ’, ngày rằm còn thắp hương cảm tạ trời xanh.  Kỳ thật chuyện nhà tôi chẳng liên quan đến dì ấy. Mà dì lo nhiều quá, tới lúc đó còn bị liên lụy theo. Nhớ lại kiếp trước, con rể bảo bối của dì còn chẳng phải là vì đắc tội tôi mà bị tôi lén tìm bọn buôn người, bán sang biên giới Myanmar sao?   Tục ngữ nói ‘Tam tuế khán đáo lão’*, cái loại thiếu gia mười sáu tuổi phạm tội, mười tám tuổi lái xe đâm chết người, hai mười tuổi ăn chơi nghiện hút như tôi, người có mắt nhìn đều sẽ phán một câu ‘chết không yên thân’ – Cuối cùng, lời tiên tri này đã thành hiện thực, tôi ở trong tù gần 30 năm để rồi chết bất đắc kỳ tử trong một cuộc bạo động trong tù. (*)  Ý nói nhìn đứa trẻ 3 tuổi có thể đoán được nó khi trưởng thành sẽ như thế nào. Dì vì cái gì còn một mực che chở cho tôi? Dù biết rõ tôi tội ác tày trời, năm nào dì cũng vẫn đến thăm trong suốt hàng chục năm trời tù tội của tôi, mang theo một số quần áo và vật dụng mãi cho đến khi dì qua đời. Qua hơi nóng mờ mịt từ đồ ăn trên bàn, tôi thấy bóng dáng dì Vương bận rộn trong bếp, trong lòng hết sức khó hiểu, nhưng cũng chỉ có thể ngoan ngoãn ăn sạch mâm cơm.  1. 2 Cuối năm cấp ba, tôi dùng thành tích 26 điểm trong đợt thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia để vào đại học Q. Đối với tôi mà nói, đây đã là liều mạng mà học, trình độ có hạn nên chỉ có thể làm đến vậy mà thôi.  Tuy nhiên, kết quả như vậy lại khiến bố mẹ tôi ‘hoang mang’, vội vã quay về tra hỏi, cuối cùng khẳng định rằng tôi không gian lận, không tìm người thi hộ, không xài bất cứ thủ đoạn nào để đạt thành tích tốt thì mới ‘khiếp sợ’ một phen.  Khi tôi sinh ra, họ cũng đặt kỳ vọng vào tôi như bao cặp cha mẹ bình thường khác, nhất là khi đã có anh hai Châu Ngọc đi trước. Dù cho tôi bắt đầu cả đêm không về mà đi giao du với đám hồ bằng cẩu hữu, họ cũng chỉ nghĩ rằng trưởng thành là sẽ ổn cả. Mãi cho đến khi tôi xảy ra chuyện, phải trên dưới dùng tiền tạo áp lực, tốn bao công sức mới dẹp loạn phong ba thì họ cũng rốt cuộc hoàn toàn thất vọng về tôi.  Vốn, họ còn nghĩ miễn là không giết người phóng hỏa thì chỉ cần tôi học qua loa trong nước rồi đến tuổi đi học đại học thì cho tôi ra nước ngoài là được. Nhưng trước khi sống lại, vì tôi lái xe đụng chết người ta mà không thể không làm sớm một năm. Khác với anh hai là đi học cao học, tôi ra nước ngoài là đi tha hương.  Hiện tại, những chuyện này đều đã thay đổi. Sau khi nghe dì Vương báo cáo, họ rất mừng. Thậm chí còn xin nghỉ làm, trong 20 ngày đầu tiên sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học đưa tôi đi du lịch ở Châu Âu, thuận tiện thăm anh hai luôn.  Đi chơi về, họ lại tạm gác lại lịch làm việc bận rộn, lo toan mọi thứ cho tôi sớm đi học xa nhà, mà việc lớn nhất là mua cho tôi một căn hộ ở khu dân cư gần trường. Từ khu dân cư đến trường chỉ mất năm phút đi bộ. Căn hộ ở lầu chót, có gác xép nhỏ 10m2, sửa lại thành phòng ngủ. Tầng dưới có phòng khách, phòng làm việc, và một phòng tập thể dục. Lúc tôi chuyển đến, đồ đạc mới còn thoang thoảng mùi sơn. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là họ đã cùng nhau mua một chỗ đậu xe dưới hầm của khu, chiếc Zhonghua* 1.8T đậu trên đó thực chất là món quà của những bậc lão thành trong gia đình. (*) Hãng xe hơi của TQ Khác với những miêu tả trong tin đồn trên mạng và nhiều cuốn tiểu thuyết khác nhau, giới quan chức trong thực tế có cuộc sống gập ghềnh, nên dù ở vị trí cao nhưng trong cuộc sống thì không đòi hỏi gì cao, thậm chí là còn cần cù tiết kiệm. Thời còn trẻ họ vào sinh ra tử vì lý tưởng, có tuổi thì lại vì hối hận mà dày vò linh hồn, đến khi già rồi thì lại công thành danh toại yên vui, vây nên về cơ bản cũng không tham vọng vật chất, đồ hơi tốt chút trên người thì đều là cho bọn trẻ, xe đi lại cũng là do chính phủ cấp. Căn nhà hơi cũ kia cũng là do chính phủ cấp, ở đấy có một vườn hoa kiểu Tây nhưng cũng đều bị mấy bà cụ trong nhà sửa thành vườn rau thối hoắc, trồng dưa chuột, rau, lạc, chăn nuôi gà vịt, thỏ, cá, lợn. Một năm bốn mùa tự cung tự cấp, ngày lễ làm một bàn đầy đồ ăn cũng không thành vấn đề, mà món gì ngon thì cũng đều là cho con cháu trong nhà.  Đối với họ mà nói, một đứa trẻ còn đang đi học thì cần gì đến một con xe trị giá mấy năm mức lương cơ bản chứ?   Đây là một phần thưởng đặc biệt, không hề tầm thường, cũng thể hiện sự tin tưởng lớn lao họ dành cho tôi.  Hôm trước khi kết thúc kỳ nghỉ lễ, những người lớn tuổi quan trọng trong nhà hiếm khi tụ tập ăn uống, nói rằng tiền nhà, tiền xe vốn là để chuẩn bị sau này cho tôi đi nước ngoài để tránh đầu sóng ngọn gió đấy, ngừa tôi càng lớn càng làm ra tội, không muốn thì giờ cũng chẳng dùng được rồi, coi như là quà mừng tôi trưởng thành đi.  Đồng thời, họ còn hứa hẹn thêm cả những phần thưởng hậu hĩnh hơn và một tương lai tươi sáng để động viên tôi tiếp tục học tập chăm chỉ. Ở cái độ tuổi này trước khi sống lại, tôi hận đời, đú đởn đàng điếm, có lẽ sẽ không thèm để ý đến căn hộ trông có phần hèn mọn này và chiếc xe kia – phần nhiều là vì chiếc xe hơi sang trọng cùng khu nhà cao cấp mà ông bà gửi tặng tôi.. Truyện Đoản Văn Chỉ những người đã trải qua hàng chục năm cuộc đời mới biết rằng nếu không phải vì tình yêu thương vô bờ bến thì ai sẽ là người cung cấp cho mình một cuộc sống dư dả như vậy?  Có đôi khi, cho dù là ruột thịt, nhưng nếu tình thân không đủ, thì chưa chắc đã có thể có những thứ này mà không phải trả giá.  Cuộc đời thật trớ trêu, đứa con trai nổi loạn, ngỗ nghịch như tôi lại nhận được món quà mừng trưởng thành xịn sò hơn cả người anh hai đã thi vào Cambridge của mình.  Đây chính là “Lãng tử quay đầu vô cùng quý giá” sao?  1. 3 Vì trường ở một tỉnh khác, nên cái đám bạn hồ bằng cẩu hữu của tôi rốt cuộc hết hy vọng, không còn thỉnh thoảng dây dưa nữa. Trong đám bạn học mới gặp, tôi đã hoàn toàn là thân cô thế cô.  Ngày đầu tiên sau khi thu dọn xong đồ đạc, tôi mở cửa sổ gác xép, ánh nắng không chút do dự tràn ngập căn phòng, dường như toàn bộ sức sống, giống như đồ đạc trong phòng, đều toát lên một mùi mới. Đương nhiên, ở đại học thì có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, nhưng tôi cũng không bỏ bê chính mình, từ thứ hai đến thứ sáu, phần lớn thời gian vẫn là để học, duy trì nhịp sống đều đặn. Đây cũng không phải chuyện hiếm lạ gì ở đại học Q.  Là học viện đứng đầu cả nước (không phải một trong số), Đại học Q có thể nói là nơi xuất khẩu của dòng máu mới trong giới chính trị, thương mại và học thuật. Ở đây có hai loại người – gia thế hùng hậu, lắm tiền nhiều quyền và thiên tài thông minh, chăm chỉ, trong đó không ít người chăm chỉ học hành, giả mù giả điếc với thế giới bên ngoài.  Đoán chừng kiếp này, trong mắt các sinh viên và các bạn cùng lớp, tôi có thể được xếp vào loại thứ hai. Chỉ vào những buổi tối cuối tuần, tôi mới đặt sách xuống, dành phần lớn thời gian tới phòng gym tập luyện.  Trước khi sống lại, tôi từ đầu đến chân đều là một tên tội phạm, thậm chí còn liên lụy đến thân nhân. Ngoài việc bậc cha chú không giáo dưỡng mà còn cưng chiều, thì một phần lớn nguyên nhân là do bản chất của tôi. Có thể là vì xuất thân từ một gia đình quân nhân lại sung túc, nên từ nhỏ tôi đã tinh lực có thừa, lá gan vô cùng lớn, thường xuyên trắng đêm truy hoan, nhưng đến hôm sau thì lại vẫn tinh thần phấn chấn, không chút mệt mỏi. Tôi cũng một mối tình kỳ lạ với máu. Khi còn bé, tôi nghiện một loại trò chơi đẫm máu – dùng dao rạch sống lưng của con chuột sống bị bắt được, sau đó giẫm lên cái đuôi nó, (lmao can’t, mình thích chuột nên ghê quá không dịch tiếp được…) Sau khi lớn lên, những năng lượng dư thừa và bạo lực này không có nơi nào để trút bỏ, cộng thêm với sự hậu thuẫn đủ cứng cáp, nên tôi đi đua xe, lạm dụng tình dục, xem mạng người như cỏ rác.  Sau này sự việc bị bại lộ, vì muốn bảo vệ cái mạng chó của tôi mà con đường làm quan của bố mẹ bị hủy hết, càng tạo cơ hội cho kẻ thù xa gần tới đổ thêm dầu vào lửa, trơ mắt nhìn cây đại thụ này tàn lụi chết héo, cuối cùng đổ kềnh.  Ba mươi năm trong tù, mười năm đầu náo loạn, mười năm giữa bắt đầu suy ngẫm lại, mười năm cuối hối hận không thôi.  Để giải sầu, tôi cũng đã đọc rất nhiều sách về tâm lý tội phạm, biết mình là loại tội phạm bẩm sinh. Tôi cũng đã từng vô số lần nghĩ thử nếu mình được làm lại thì nên làm như thế nào, cũng nghĩ hay là đến công trường bê gạch đổ bê tông mỗi ngày để giải tỏa chỗ tinh lực quá thừa thãi này, như vậy còn tốt hơn là gây ra bao nhiêu tai ương.  Vậy nên ông trời thương tình, cho tôi cơ hội làm lại lần nữa. Hồi đầu tôi đã cố tình dùng bài vở nặng nhọc, tập thể dục quá sức để tiêu hao năng lượng. Sau khi trưởng thành, ngoài việc chạy bộ sáng sớm dù là mưa hay nắng, tôi sẽ chi đủ thời gian trong phòng tập thể dục vào mỗi cuối tuần cho đến khi mồ hôi đầm đìa mới thôi.  Tuy nhiên, điều khiến tôi lo lắng là đối với cơ thể trưởng thành của mình, cho dù là tinh thần kiệt quệ hay vận động quá sức thì vẫn không thể trấn áp hoàn toàn dã thú trong lòng..