Hai Đứa Trẻ Vô Tư
Chương 37 : Gặp được bậc thầy trong cửa hàng
Thật ra Tết Âm lịch cũng chỉ là chuyện của mấy ngày ngắn ngủi, trước đó ấp ủ ra cảm xúc ngập tràn; tối giao thừa thì ăn ăn uống uống, rồi xem tiết mục Gala mừng xuân không thể cười nổi; đến rạng sáng thì bắn pháo hoa bùm bùm; rồi mùng một, mùng hai đầu năm lại đi chúc Tết loanh quanh vậy là coi như qua hết ngày lễ này và mọi người cũng chẳng còn vẻ hào hứng, phấn khởi gì nữa.
Dọc trong con ngõ là đầy những mảnh xác pháo đỏ trông có phần nào đó tươi vui, tạo nên một loại ảo giác như đang tổ chức một lễ cưới hỏi nhộn nhịp. Từ sáng sớm hàng xóm láng giềng đã bắt đầu đi chúc Tết xung quanh, mỗi lần đến nhà ai là đám trẻ con lại nhận được một chiếc kẹo, dần dần đến túi cũng không thể chứa nổi nữa.
Nhóc mập bị cảm lạnh cuối cùng cũng coi như đã khỏe lên, bị bệnh mấy ngày nên thân hình trông như gầy đi không ít, nhóc kính mắt mặc quần áo mới đứng bên cạnh nhai kẹo xốp Tôm Đỏ(*), nói: “Cậu không ăn thật à, vậy tớ ăn hết nhớ?”
(*)Kẹo xốp Tôm Đỏ: Kẹo xốp Bắc Kinh là một trong ba loại kẹo nổi tiếng của Trung Quốc (kẹo xốp Bắc Kinh, kẹo sữa Thượng Hải và kẹo hoa quả Quảng Châu), trong đó kẹo xốp Tôm Đỏ là loại cao cấp nhất.
//
<img alt=1 data-cfsrc="https://static.8cache.com/chapter-image/21707/2020-06-1-4.jpg" style="display:none;visibility:hidden;"/><img alt=1 src="https://static.8cache.com/chapter-image/21707/2020-06-1-4.jpg" data-pagespeed-url-hash=666038168 onload="pagespeed.CriticalImages.checkImageForCriticality(this);"/>
Nhóc mập nói với vẻ đau khổ: “Mẹ tớ không cho ăn, sợ tớ nóng trong người.”
“Có phải nóng trong người thì ăn đồ lạnh sẽ tốt đúng không?” Khóe miệng nhóc kính mắt còn sót lại đầy vụn kẹo, trên đầu ngón tay cũng dính dính nhớp nhớp, “Vậy chúng ta đi tìm anh Dương Dương đi, để anh ấy mời chúng ta ăn kem.”
Doãn Thiên Dương còn chưa ngủ dậy đây, bởi vì hôm qua ngủ quá muộn, khi về đến nhà với Nhiếp Duy Sơn đã là hơn ba giờ. Cậu ôm chăn ngủ say như chết, tiếng pháo cùng với tiếng chúc Tết ngoài cửa sổ cũng không thể đánh thức được cậu, Thiên Đao bám bên mép giường gọi cậu cũng không có tác dụng.
Mà có người còn ngủ say hơn cậu đó chính là Nhiếp Duy Sơn, làm việc với cường độ cao mấy ngày liền tiêu hao quá nhiều thể lực, hơn nữa còn thiếu ngủ nghiêm trọng. Hai người này nằm vùi trên giường của mình, mặc cho bên ngoài có mưa gió bão bùng thế nào cũng không thể mở nổi hai mí mắt.
Khi nhóc mập và nhóc kính mắt đi tới trước cửa nhà Doãn Thiên Dương thì đúng lúc gặp được Doãn Hướng Đông đang khóa cửa, hai đứa nhóc này rất hiểu chuyện, vừa mở miệng ra là chúc Tết mọi người trước tiên. Bạch Mỹ Tiên vươn tay lau vụn kẹo còn dính ngoài miệng của nhóc kính mắt, đoạn hỏi: “Hai đứa có chuyện gì à?”
Nhóc kính mắt nói: “Bọn cháu đến tìm anh Dương Dương ạ, sao cô chú ra ngoài lại không dẫn anh ấy theo vậy ạ?”
“Nó còn ngủ kia kìa.” Doãn Hướng Đông mở cửa ra, “Vào tìm anh chơi đi, sau khi vào thì khóa cửa vào nhé.”
Doãn Thiên Dương đang ngủ say thì đột nhiên có cảm giác giường rung lên, hơn nữa còn càng rung càng mạnh, giống như là có động đất vậy. Cậu muốn chạy nhưng lại không có sức, rồi bỗng căn phòng sụp xuống, cả thép lẫn xi măng trên trần nhà đổ ập lên lưng cậu.
Xong rồi, xong rồi, chắc chắn là cậu bại liệt rồi.
Ai ngờ đột nhiên trên lưng lại cảm thấy nhẹ đi, có lẽ là nhân viên cứu hộ đã tới cứu cậu.
Kết quả là vui mừng quá sớm, cái khối trần nhà này lại đập cái rầm lên eo cậu một lần nữa.
“Ôi đệch mợ…” Doãn Thiên Dương mở mắt, nhìn thấy cây đèn đầu giường của mình, thì ra là nằm mơ, nhưng sao trên người vẫn có cảm giác nặng nề như thế. Cậu quay đầu nhìn thử, được lắm, nhóc mập đang ngồi trên eo cậu cười hớn hở còn nhóc kính mắt thì đang đứng cuối giường nhảy nhót loạn xạ.
“A anh Dương Dương, anh tỉnh rồi! Đúng là em gầy đi thật, ngồi mãi mà không gọi được anh dậy.”
Doãn Thiên Dương hất nhóc mập xuống: “Nhóc biến đi! Anh đây còn tưởng là trần nhà sụp nữa kia kìa, nhóc giảm béo ngay cho anh!” Sau khi bị làm phiền thì cũng không còn thấy buồn ngủ nữa, cậu ngồi dựa vào đầu giường, “Hai đứa đến làm gì?”
“Tìm anh đi ăn kem ạ, để hạ sốt!” Nhóc kính mắt nằm sấp xuống bên cạnh, không hề coi mình là người ngoài chút nào.
“Về về về, ăn kem thì hạ được sốt cái gì, về nhà bảo bà nhóc đun nước đỗ xanh cho đi.” Giọng nói của Doãn Thiên Dương không nhỏ nhưng bên ngoài lại không có tiếng động gì, cậu đoán chắc là ba người trong nhà kia đã sang nhà ông nội cậu rồi.
Bụng sôi lên ùng ục, cậu nghĩ phải ăn chút gì trước đã.
Thu dọn xong rồi khóa cửa lại, Doãn Thiên Dương dắt chó con đi sang hẻm bên cạnh, vừa vào sân đã hô to: “Đại diện cho toàn thể láng giềng trong hẻm Nhị Vân đến chúc Tết mọi người đây ạ! Không cần tiền lì xì, không cần kẹo xốp! Chỉ cần một đĩa sủi cảo rán để ăn thôi ạ!”
Tiếng cười của thím ba truyền từ trong nhà ra: “Đừng có làm trò nữa, thịt lợn cải thảo và thịt lợn cần tây, muốn ăn nhân nào nào?”
“Cần tây ạ!” Doãn Thiên Dương vào nhà, đi tới phòng bếp với thím ba, “Thím còn chuẩn bị nhân khác nữa ạ, còn mẹ cháu từ đầu đông đến giờ chỉ gói rau cải thảo thôi, vốn dĩ chẳng quan tâm bọn cháu muốn ăn gì.”
Thím ba đổ dầu vào chảo, chuẩn bị rán sủi cảo, đoạn nói: “Mùa đông là mùa cải thảo mà, lại nói chứ mẹ cháu nuôi được cháu thành một cậu chàng đẹp trai trắng trẻo thế này cũng không dễ rồi, ít ở đây bịa chuyện về mẹ đi. Vào gọi Tiểu Sơn rời giường rồi hai đứa cùng ăn đi.”
“Tuân lệnh ạ.” Doãn Thiên Dương đi về phía phòng ngủ, tuy nói là gọi dậy nhưng động tác đẩy cửa lại nhẹ nhàng hết mức, chỉ sợ sẽ đánh thức Nhiếp Duy Sơn. Cậu bước chậm từng bước tới bên giường rồi ngồi xuống, chợt phát hiện Nhiếp Duy Sơn chui cả người vào trong chăn.
Cậu vừa lật chăn lên vừa lầm bầm: “Cũng không sợ ngạt thở à.”
Nhiếp Duy Sơn đang nằm cười dưới chăn, đợi sau khi Doãn Thiên Dương lật lên thì ngay lập tức như hổ bắt dê mà kéo người ngã lên ngực mình, hắn mở mắt ra xoa xoa gáy Doãn Thiên Dương, rồi nói: “Nào, chúc Tết tớ đi.”
Doãn Thiên Dương đặt cằm lên ngực Nhiếp Duy Sơn, đoạn nói: “Chúc mừng năm mới, chúc ngài năm mới phát tài.”
“Cảm ơn, đây đúng là lời chúc may mắn.” Nhiếp Duy Sơn liếc nhìn giờ, cũng đã qua nửa buổi sáng rồi. Vừa tỉnh ngủ nên lại có chút sức ở phương diện kia, hắn nắn nắn hai cánh mông của Doãn Thiên Dương, “Không phải hôm nay sẽ sang nhà ông nội cậu à, sao còn lề mề ở đây?”
Doãn Thiên Dương ngượng ngùng nói: “Tại dậy trễ, đi ngay đây. Á, cậu đừng có bóp!”
Người trong nhà đều đang có mặt, hơn nữa cửa cũng không khóa nên chắc chắn Nhiếp Duy Sơn sẽ không làm bừa quá đà, hắn vươn vai rồi rời khỏi giường, lúc đi rửa mặt thì tiện tay ném quần áo bẩn vào máy giặt.
Thím ba gọi: “Tiểu Sơn dậy chưa vậy? Nếu hai đứa còn không ra là Tiểu Vũ ăn hết sủi cảo đấy!”
Sủi cảo được rán vàng ruộm vừa thơm vừa giòn, đặt đầy trong ba cái đĩa to, Doãn Thiên Dương ngồi xuống bắt đầu ăn, rồi hỏi Nhiếp Dĩnh Vũ: “À đúng rồi, mày đã nói với chú ba và thím ba về chuyện đi Thiệu Hưng chưa?”
“Chưa ạ.” Nhiếp Dĩnh Vũ ăn mà miệng dính đầy dầu, “Đến lát nữa em nói, anh và anh em phải nói giúp một chút đấy.”
Doãn Thiên Dương bĩu môi: “Gian xảo, mày tính hết rồi đúng không.” Vừa mới nói xong thì Nhiếp Duy Sơn đi ra từ phòng ngủ, cái người mới mấy ngày trước còn như tội phạm truy nã giờ đã đẹp trai trở lại, nhưng cứ có cảm giác là đã thay đổi ở chỗ nào đó, Doãn Thiên Dương dừng đũa sững sờ, mãi mà vẫn không tìm ra được lí do.
Nhiếp Dĩnh Vũ nói: “Anh, trông anh giống như phơi nắng bị đen đi một chút ấy, còn gầy đi nữa, đường nét trên mặt cũng sắc hơn, có cảm giác bụi bặm hơn trước.”
Doãn Thiên Dương đập mạnh xuống bàn: “Đúng đúng đúng! Trước đây có thể đánh được mười tên thì bây giờ nhìn mặt cảm thấy có thể đánh được ba mươi tên!”
“Thôi đi, nếu lúc nào đó cậu khen mặt tớ trông có thể thi được một trăm năm mươi điểm thì tớ còn cảm thấy có giá trị mà vui mừng.” Nhiếp Duy Sơn ăn hết nửa đĩa sủi cảo trong chớp mắt rồi quay đầu hỏi ông Nhiếp, “Ông ơi, buổi chiều mở cửa ạ?”
Ông Nhiếp trả lời: “Mở chứ, cháu đi hay ông đi?”
“Cháu đi cho ạ, dù sao nhàn rỗi cũng chán.” Nhiếp Duy Sơn trả lời một câu, vừa nói xong thì có cảm giác chân bị đụng một cái, hắn ngước mắt nhìn Doãn Thiên Dương, sau đó lại cụp mắt xuống tiếp tục ăn.
Doãn Thiên Dương giơ một chân ra, như giở lại trò cũ mà cọ vòng Đa Bảo lên cổ chân Nhiếp Duy Sơn. Một lúc sau Nhiếp Dĩnh Vũ ăn no rồi quệt miệng bỏ đi, trên bàn chỉ còn lại hai người, rốt cuộc Nhiếp Duy Sơn cũng ngẩng đầu, đoạn nói: “Cậu có thể để tớ ăn một bữa cơm yên ổn không?”
Doãn Thiên Dương giả ngu: “Không phải cậu vẫn đang ăn đấy à?”
Nhiếp Duy Sơn nói hời hợt: “Được, cậu cọ tiếp đi, cứ cọ cho hai lạng thịt trong quần tớ đứng lên rồi miễn đừng mặc kệ là được.”
“Đệt!” Doãn Thiên Dương đỏ bừng mặt, không ngờ đối phương lại nói trắng ra như vậy, cậu liếc mắt ra cửa, cực kỳ chột dạ, “Buổi chiều cậu ra cửa hàng à? Vậy tớ sẽ đi tìm cậu.”
Bản tin buổi trưa cũng đã bắt đầu, rốt cuộc lúc này Doãn Thiên Dương mới nhớ phải sang nhà ông nội để chúc Tết.
Người đi rồi còn chó thì vẫn ở đây, Nhiếp Duy Sơn lục lọi đống bản phác thảo trong ngăn kéo bàn học, cuối cùng cũng tìm thấy bản vẽ chuồng chó, hắn nhìn chó con rồi nói: “Đao à, buổi chiều tao sẽ làm cho mày một căn biệt thự, đến lúc đấy mày sẽ không còn là con chó thông thường nữa rồi.”
Con phố đồ cổ ngừng kinh doanh mấy ngày trước vẫn vắng vẻ như vậy, chỉ có hai, ba nhà là mở cửa, còn chủ của những cửa tiệm khác đều là người nơi khác, dù thế nào cũng phải đến sau mùng tám mới trở lại được. Nhiếp Duy Sơn nhấc cửa cuốn rồi treo tấm mành dày lên để thông gió, sau đó thì lau quầy hàng, quét sân, rồi sắp xếp kho hàng, bận bịu ra mồ hôi đầy người.
Vọt đi tắm thì cả người mới thấy dễ chịu, dễ chịu rồi thì mới có thể chuyên tâm làm việc. Dù sao cũng không có khách hàng nên hắn treo biển trước cửa rồi ra sân sau bắt đầu cưa gỗ.
Mái nhọn không bị đọng nước, cửa sổ hai bên trái phải được tính toán để thông thoáng tốt, mái hiên được đục lỗ để có thể treo chuông, rồi quét sơn và vẽ một dấu chân chó lên trên. Căn chuồng chó mà Nhiếp Duy Sơn tỉ mỉ chế tạo có vẻ quá mơ mộng nhưng khi Thiên Đao chui vào thì trong chớp mắt đã tăng thêm ba phần phong cách phương Tây.
Lúc Doãn Thiên Dương đến nơi thì quả thật là hết hồn, cậu trông thấy ở cửa Nhĩ Ký được đặt một giá trang trí trồng đầy cây xanh biếc, phía trước cái giá là một chuồng chó mới tinh và đẹp đẽ, Thiên Đao thì nằm sấp ở bên trong chỉ để lộ cái đầu ra ngoài, được ánh nắng mặt trời phơi cho híp cả mắt.
“Đệch, mày cũng sung sướng quá rồi đấy!” Doãn Thiên Dương ngồi xổm xuống gãi gãi đầu Thiên Đao, lúc ngước mắt lên thì Nhiếp Duy Sơn đã cầm một cốc trà đứng trước cửa, cậu ngửa đầu nói, “Ông chủ Nhiếp à, con chó này còn hạnh phúc hơn cả tớ đấy, trong lòng tớ cảm thấy mất cân bằng.”
Nhiếp Duy Sơn nói: “Vậy làm sao bây giờ nhỉ, tớ cũng làm một căn cho cậu nhớ?”
Doãn Thiên Dương nhớ loáng thoáng đến mấy chữ nào đó nhưng cũng không chắc chắn lắm, chỉ là dù không chắc chắn cũng dám nói: “Thế thì không phải thành ‘Kim ốc tàng kiều’ à?”
“Cậu đừng có suốt ngày dùng thành ngữ nữa đi,” Nhiếp Duy Sơn suýt chút nữa đã phun cả trà ra ngoài, hắn biết ngay Doãn Thiên Dương chẳng nói ra được lời gì hay ho, “Biết ‘Kim ốc tàng kiều’ là có ý gì không?”
Vốn Doãn Thiên Dương đã không chắc chắn, bèn hỏi: “Có ý gì?”
Thật ra kiến thức của Nhiếp Duy Sơn cũng là nửa vời, chỉ nói qua loa: “Ý là bao nuôi vợ bé, cậu đồng ý làm vợ bé của tớ hả?” Doãn Thiên Dương bật dậy muốn đánh người, “Tớ là bác cậu ấy!”
Nhiếp Duy Sơn ôm lấy Doãn Thiên Dương đang ầm ĩ đi vào cửa hàng, rồi vừa cười vừa nói: “Bố tớ xếp thứ hai, đúng là tớ có một người bác nhưng tiếc là bác ấy mất từ bé, chưa ai từng nhìn thấy.”
Doãn Thiên Dương không làm loạn nữa vì sợ nhỡ đâu chính mình không kiềm chế được lại va đụng vào đồ thì phiền phức lắm, vậy nên cậu ngồi ngoan ngoãn xuống sau quầy rồi lấy hai miếng sachima(*) ra ăn.
(*)Sachima: là một loại bánh ngọt của dân tộc Mãn. Sau khi người Mãn nhập quan thì bắt đầu lưu hành ở Bắc Kinh, rồi trở thành món bánh ngọt bốn mùa của Bắc Kinh.
<img alt=2 data-cfsrc="https://static.8cache.com/chapter-image/21707/2020-06-2-3.jpg" style="display:none;visibility:hidden;"/><img alt=2 src="https://static.8cache.com/chapter-image/21707/2020-06-2-3.jpg" data-pagespeed-url-hash=3403142432 onload="pagespeed.CriticalImages.checkImageForCriticality(this);"/>
Nhiếp Duy Sơn hết nói nổi: “Mùng một đầu năm hơn mười một giờ cậu mới đi chúc Tết, hơn hai giờ đã về, hết ăn hết uống lại còn gói mang về, mong ông nội cậu đừng bị cậu làm cho tức giận mà huyết áp cao.”
“Lúc ông nội tớ bị huyết áp cao tớ còn đang mặc tã đấy, đừng vu oan tớ.” Doãn Thiên Dương ngậm miệng nhai, từng tiếng nhóp nhép nhóp nhép phát ra liên hồi. Nhiếp Duy Sơn cảm thấy thú vị nên vươn tay qua quầy hàng nắn bóp mặt của đối phương, giống như đang thưởng thức một món đồ nhỏ bé nào đó.
Sachima dính răng, Doãn Thiên Dương cau mày nói: “Sao gần đây lại dính thế hả?”
Nhiếp Duy Sơn nói: “Mùa xuân đến nên khó tránh khỏi.” Nói xong hắn lại cảm thấy mình hơi oan uổng nên giơ tay búng một cái vào trán Doãn Thiên Dương, “Tớ dính bao giờ, là ai ăn một bữa cơm thôi mà cứ cọ tớ dưới mặt bàn, không biết xấu hổ.”
Trong miệng Doãn Thiên Dương phả ra hơi thở ngọt ngào: “Đó là tớ giúp cậu ăn cơm đấy chứ. Mà đúng rồi, đã qua hai tháng, cậu còn nợ tớ hai viên Thị Tử Hoàng đấy.”
Tựa như làm ảo thuật, Nhiếp Duy Sơn lấy một viên từ trong túi ra rồi nắm cổ tay Doãn Thiên Dương xuyên vào chiếc vòng, đoạn nói: “Còn một viên thì buổi chiều tớ khắc, mà nếu cậu nhìn kỹ thì sẽ thấy hoa văn tớ khắc trên mỗi viên đều không giống nhau.”
Doãn Thiên Dương vui vẻ nói: “Có phải một loại hoa văn thì không đủ để thể hiện vẻ đẹp trai của tớ đúng không?”
Cổ tay đang nắm trong lòng bàn tay rất nhỏ, xương cổ tay hơi nhô lên, da dẻ trắng nõn kết hợp với Thị Tử Hoàng làm nổi bật lẫn nhau, Nhiếp Duy Sơn vuốt dọc ngón tay của Doãn Thiên Dương, đoạn nói: “Xương cũng khá tốt, ngoại hình cũng không tệ.”
“Đúng không, tớ đẹp từ trong ra ngoài.” Doãn Thiên Dương lật ngửa hướng lòng bàn tay lên trên, “Nhìn đường số mệnh của tớ đi, dài như vậy thì sống đến chín mươi cũng không thành vấn đề. Đường sự nghiệp cũng rất ổn, sáu mươi sẽ về hưu. Đường tình duyên thì đi vào tận giữa kẽ ngón tay nên hai chúng ta có thể sống hạnh phúc bên nhau đến già.”
Nhiếp Duy Sơn trêu chọc: “Cậu có một đoạn bị lệch ra ngoài đây này, chứng tỏ có trắc trở.”
Doãn Thiên Dương trừng mắt lên: “Nói thừa! Trắc trở chính là lúc nói rõ với người nhà đấy thôi, thể nào cũng bị đánh một trận á!”
“Ồ, là vậy à.” Nhiếp Duy Sơn bị trừng mà mềm cả trái tim, “Không sao, nếu bị đánh thì tớ sẽ chịu, cậu chỉ cần đứng phía sau ăn sachima là được.”
Thiên Đao ở trước cửa nghe tiếng cười đùa bên trong thì rốt cuộc cũng ngáy vang.
Cả con đường vô cùng yên tĩnh, lưu lượng khách về cơ bản là con số không, thỉnh thoảng có người đi dạo qua cũng chỉ dừng lại nhìn một lát qua cửa kính. Bên trong cửa hàng cũng yên ắng lại, Nhiếp Duy Sơn ngồi trên bàn khắc ngọc còn Doãn Thiên Dương thì ngồi cách đó nửa mét chơi cờ caro, không ai quấy rầy ai.
Hai ba tiếng trôi qua, đến khi điện thoại cũng sắp hết pin thì bỗng chốc mành cửa được vén lên một khe hở, ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng, Doãn Thiên Dương ấn dừng ván cờ rồi ngước mắt nhìn ra cửa, đã chuẩn bị sẵn sàng để chào đón khách.
“Có bán hàng không đây, đến chó cũng chẳng thèm phản ứng với người.”
Người bước vào là một người đàn ông khoảng chừng hơn năm mươi tuổi, bởi vì gương mặt không cười nên chỉ có thể nhìn thấy một vài nếp nhăn nhàn nhạt nơi đuôi mắt, ánh mắt người đó rủ xuống nên đôi mắt hai mí hiện ra không rõ ràng, nhưng sống mũi lại cao thẳng tựa như một dốc núi khiến toàn thân nhìn qua vô cùng sắc bén, có cảm giác không phải là một người dễ trêu vào. Người ta vẫn nói con người càng lớn tuổi thì mặt mũi tự nhiên sẽ càng trở nên hiền hòa hơn, nhưng người đàn ông trước mắt này thì lại giống như một ngoại lệ, khiến người ta không thể đoán được rốt cuộc lúc còn trẻ đã tùy tiện đến mức nào.
Lại nhìn xuống thân hình, áo khoác kaki đen phẳng phiu không thể tìm thấy dù chỉ là một nếp nhăn, quần dài đen kaki rủ xuống làm tôn lên đôi chân dài mạnh mẽ. Nhưng trên chân lại đi một đôi giày vải thủ công, cái loại chỉ có một lớp vải bố.
Doãn Thiên Dương nghĩ thầm: Chân ngài có lạnh không vậy.
Nghĩ xong thì cậu tươi cười bắt chuyện: “Ngài xem tùy thích ạ, hợp mắt cái nào thì cứ đeo thử, chúng tôi còn có thể làm riêng, vật liệu cũng có thể tự chọn.”
Vị khách này hừ một tiếng xem như là đáp lại, sau đó bắt đầu đi dạo loanh quanh trong cửa hàng, động tác của ông ta cực kỳ chậm, đi một bước lại phải dừng lại một lúc, giống như trong cửa hàng có chôn mìn vậy. Doãn Thiên Dương cúi đầu tiếp tục chơi cờ caro nhưng không thể kiềm chế mà nhìn trộm mấy cái, cậu cảm thấy người này thật kỳ quái, khó hiểu.
Đi hết một vòng cũng không chọn được cái gì, Doãn Thiên Dương hỏi: “Ngài có thích cái nào không ạ? Tự đeo hay là tặng người khác ạ?”
“Cậu ấy, chẳng quan tâm tôi gì cả.” Người này kéo dài giọng ra nói, nói xong lại tiếp tục đi loanh quanh, đi vòng vòng được khoảng hơn mười phút thì mới dừng lại, bắt đầu đưa ra nhận xét, “Không có gì đặc biệt, tay nghề cũng vẫn thế thôi.”
Doãn Thiên Dương không vui, ấn đầu hàng ván cờ: “Ngài không nhận ra giá tiền cũng thế thôi à, đồ tốt đương nhiên là có và tất nhiên giá thì không như thế này.”
Cuối cùng vị khách này cũng coi như là nhìn thẳng vào người đối diện, đoạn hỏi: “Cậu là ông chủ à? Đã được hai mươi chưa?”
“Tôi làm sao già thế được.” Doãn Thiên Dương đặt điện thoại xuống, mấy viên Thị Tử Hoàng va đập vào tủ kính làm cậu sợ tới mức vội vàng xoa xoa. Vị khách kia mở trừng mắt, bước đến gần nhìn chằm chằm vào chiếc vòng của Doãn Thiên Dương rồi nói: “Cái thứ cậu đang đeo này đúng là chẳng ra sao, nếu không phải vật liệu cũng tạm được thì tôi còn tưởng mua ở vỉa hè đấy.”
Doãn Thiên Dương là người bình thường không hiểu gì cả, chỉ biết lời này là đang hạ thấp tay nghề của Nhiếp Duy Sơn, nhưng cậu lại sợ mình bảo vệ không đúng cách lại thành tự bêu xấu nên đành nói theo hướng khác: “Ông thì biết cái gì chứ, không cần biết chiếc vòng này của tôi có tốt hay không, bán cho khách thì nhìn vào tay nghề nhưng tặng cho người thì dựa vào tấm lòng, vậy nên cho dù đây là dùng giấy nhám cọ bừa thì với tôi chiếc vòng này cũng là báu vật chứa đựng tình cảm quý giá.”
Từ đầu đến cuối Nhiếp Duy Sơn không hề ngẩng lên nhìn mà vẫn bận rộn tiếp tục công việc trên tay, hắn gác dao lại chuẩn bị đợi lát nữa đi đánh bóng, rồi cười nói: “Đừng nghe ông ấy lừa, vòng tay này của cậu tớ dùng một trăm phần trăm tay nghề để làm, có thể nói là sử dụng tuyệt học của cả đời rồi.”
Người kia cười vang: “Rốt cuộc ai trong hai người là ông chủ vậy?”
Nhiếp Duy Sơn đi tới bên cạnh Doãn Thiên Dương cho cậu xem viên ngọc đã khắc xong kia rồi tiện thể trả lời: “Dù ai là ông chủ thì vòng này cũng không bán.” Doãn Thiên Dương giật mình ngẩng đầu, “Ông muốn mua vòng tay của tôi? Ông mơ đi!”
Người kia cầm hạt ngọc lên xem, nhìn một cách rất tỉ mỉ, đoạn nói: “Này cậu nhóc, tay nghề của cậu là học từ ai? Đại sư phụ ở đây của các người đâu, tôi muốn gặp ông ấy.”
Nhiếp Duy Sơn thở dài một tiếng: “Đại sư phụ xuôi nam, đang ăn vịt quay ở Quảng Châu rồi.”
Doãn Thiên Dương bật cười một tiếng: “Đây là tay nghề gia truyền, về cơ bản thì có thể xác định sẽ chấm dứt tại đời này, nếu ngài thích thì mua nhanh lên thôi.”
Người kia ngửa đầu không biết đang nhìn cái gì, rồi trầm tư trong chốc lát thì nói: “Tôi muốn một mặt dây chuyền bằng đá Ngọc tủy(*) trắng, thời gian không xác định, chỉ có một điều, nhất định phải tốt hơn vòng tay này của cậu ta.”
(*)Đá Ngọc tủy (Chalcedony) là một dạng ẩn tinh của silica, là một khoáng vật cùng loại với Mã não, nhưng có khác biệt. Một điểm đáng chú ý của Ngọc tủy là nó trong suốt như băng, với loại Ngọc tủy tốt có thể đạt đến độ trong suốt của Phỉ thúy, đây là điểm khác biệt lớn nhất của Ngọc tủy và Mã não.
<img alt=3 data-cfsrc="https://static.8cache.com/chapter-image/21707/2020-06-3-1.jpg" style="display:none;visibility:hidden;"/><img alt=3 src="https://static.8cache.com/chapter-image/21707/2020-06-3-1.jpg" data-pagespeed-url-hash=1550779479 onload="pagespeed.CriticalImages.checkImageForCriticality(this);"/>
Người kia đặt tiền cọc xuống rồi đi ngay, Doãn Thiên Dương vội vàng hỏi: “Có phải ông ấy bị bệnh không vậy?”
Nhiếp Duy Sơn cất tiền rồi nói: “Đó là một người lành nghề, cậu không nhìn bụng ngón tay của ông ấy thôi, dày đặc các vết chai, hơn nữa còn chỉ đích danh muốn gặp đại sư phụ, hiện giờ trong các cửa hàng bán đồ trang sức thế này đâu còn sư phụ, chứng tỏ ông ấy có thể thấy được trình độ tay nghề thông qua đồ vật.”
Doãn Thiên Dương nắm tay của đối phương: “Phải bao nhiêu lâu thì những vết chai này của cậu mới bằng ông ấy?”
“Chưa tới ba mươi năm thì không được.” Nhiếp Duy Sơn nắm chặt viên ngọc chuẩn bị đi đánh bóng, trước khi nhấc chân rời đi thì nói một câu tràn ngập hơi thở mùa xuân, “Đến lúc đó làm cậu thì chắc chắn sẽ khiến cậu phải kêu đau.”
Bận rộn làm việc đến chạng vạng, hai người đều không định trở về. Đến mùng hai Doãn Thiên Dương sẽ đi thẳng sang nhà ông ngoại chúc Tết, còn Nhiếp Duy Sơn thì tiếp tục trông cửa hàng. Nhà bếp được dọn dẹp sạch sẽ, trong tủ lạnh đến một ngọn rau cũng không có, hai ngày nay Doãn Thiên Dương đã ăn cho cái miệng trở nên kén chọn, cậu nói: “Không muốn gọi thức ăn ngoài đâu, khó ăn.”
Nhiếp Duy Sơn cầm túi mua hàng: “Ngã tư có siêu thị, ra đấy mua thức ăn đi.”
Hai thằng nhóc to xác đã từng cùng leo núi cùng bơi lội, cũng từng sát cánh chiến đấu ngoài quán net và chơi bóng nhưng mà chưa từng đi dạo siêu thị cùng nhau. Có rất nhiều các mặt hàng khuyến mãi, Doãn Thiên Dương thưởng thức cả một đường, từ bánh quy cho đến sủi cảo đông lạnh, nhưng nếm thử xong thì cũng không mua, chỉ lợi dụng để chiếm hời. Đi đến khu đồ đông lạnh, Nhiếp Duy Sơn cầm một khay lườn gà lên rồi hỏi: “Gà quay teriyaki có ăn không?”
“Ăn!” Doãn Thiên Dương lại đang nếm thử sữa chua, “Chua quá, khai vị một chút.”
Nhiếp Duy Sơn đẩy xe hàng: “Mua một ít nấm hương, thêm nửa quả bí đỏ, về tiệm sẽ làm cho cậu một bát nấm hương chưng. Đầu tiên là cắt cuống nấm, sau đó nhồi bí đỏ và cá làm nhân, đúng rồi, đi tìm xem cá bơn bán ở đâu đi.”
Doãn Thiên Dương hỏi: “Cá bơn là cá gì?”
Nhiếp Duy Sơn trả lời: “Là một loại cá đặc biệt, ít xương nhiều thịt.”
Sự hiếu kỳ của Doãn Thiên Dương không ngừng được: “Từ bao giờ mà cậu biết mấy thứ này vậy?”
“Lên lớp nghịch điện thoại nên xem qua.” Nhiếp Duy Sơn liếc nhìn đối phương một cái, lại trông thấy gương mặt Doãn Thiên Dương đầy vẻ không tin, “Làm sao? Vốn dĩ tớ thuộc loại hình người đàn ông tốt của gia đình, cậu không nhận thấy hả?”
“Thôi đi, lúc cậu đánh nhau thì hoàn toàn không có.” Doãn Thiên Dương không nhận ra giọng nói của mình đang vui sướng rạo rực. Nhiếp Duy Sơn cũng vui vẻ theo, “Ai đánh nhau? Trong nhà chúng ta là ngài có vẻ khá thích đánh nhau chứ nhỉ?”
Tìm được khu bán cá bơn, Doãn Thiên Dương chọn mấy miếng rồi mang đi cân, cân xong lại tiếp tục đi dạo, đoạn hỏi: “Cậu học nấu ăn thật à? Không phải nói học thẩm mỹ làm đẹp hả?”
Nhiếp Duy Sơn lười pha trò với cậu nên nói: “Tay nghề của dì Tiên tốt như vậy, sau này khi sống cùng nhau tớ không thể để cái miệng của cậu chịu ấm ức được, vậy nên những lúc không có việc gì thì học một chút thôi.”
Trong lòng Doãn Thiên Dương cảm thấy sôi trào, hơi nóng bốc lên ùng ùng, cậu hỏi khẽ với giọng khát khao: “Chúng ta cứ trải qua nửa đời còn lại với cơm áo gạo tiền như vậy sao?”
Nhiếp Duy Sơn nhìn về phía trước, cất tiếng nói nhẹ nhàng: “Nghe cơm áo gạo tiền thật sự quá nhàm chán, nhưng còn phải xem là cùng trải qua với ai, nếu là với người khác thì tớ chẳng trải qua được đâu, nhưng nếu là cùng với cậu thì mỗi ngày tớ đều rất vui vẻ.”
Cuối cùng hắn chuyển mắt tới trên gương mặt Doãn Thiên Dương, đoạn hỏi: “Cậu cảm thấy thế nào, có bằng lòng không?”
Doãn Thiên Dương nói: “Bằng lòng. Cậu nấu cơm, tớ quét nhà, phân công rõ ràng, nhưng nhất định phải ngủ cùng nhau.”
Mua hai túi đồ lớn quay về Nhĩ Ký, kéo cửa cuốn xuống rồi tắt đèn phòng ngoài, Nhiếp Duy Sơn đi thẳng vào nhà bếp bắt đầu chuẩn bị cơm tối. Thiên Đao chuyển ra sân sau chơi, khói bếp từ trong phòng bay ra, Doãn Thiên Dương xắn tay áo nói: “Sai tớ đi, sai tớ đi, đừng để tớ rảnh rỗi.”
Nhiếp Duy Sơn băm cá, rồi nói: “Hát một bài đi.”
“Đệch, còn chẳng bằng bảo tớ bóc tỏi.” Doãn Thiên Dương mang chiếc ghế nhỏ ra ngồi ở sân sau, vừa ôm chó con vừa mở miệng, “Tuổi trẻ tốt biết bao, nghèo khó tốt biết bao, tích góp được một đồng cũng đủ để vui vẻ, cây ghita rẻ tiền bày tỏ nên sự nóng nảy của tôi(*).”
(*)Bài hát “Thiếu niên vô tri” – ost của bộ phim “Thiên và địa”.
Chó con sủa hai tiếng, chê cậu hát thật khó nghe.
Doãn Thiên Dương tức giận, tiếp tục hát: “Nếu như sinh mệnh có thể lựa chọn thì ở nơi ngã tư đường mỗi bước đi của tôi và anh sẽ càng phóng khoáng hơn. Nếu như có thể sống ngay thẳng thì những giá trị mà ngày xưa ta tin tưởng sẽ không phải chịu sự hủy hoại của thời đại.”
Mùi thơm lan tỏa từ trong phòng bếp, Thiên Đao hoàn toàn không nghe nữa mà chạy vào trong tìm Nhiếp Duy Sơn. Doãn Thiên Dương ngồi trên ghế ngắm trăng rồi lặng lẽ ngân nga trọn vẹn cả bài hát, nếu không phải là bị tiếng chuông điện thoại cắt ngang thì cậu còn định hát lại một lần nữa.
“Alo?” Nhiếp Duy Sơn đang xào đậu đũa, chưa nhìn xem là ai gọi thì đã bắt máy.
Doãn Thiên Dương không kiềm chế nổi lòng hiếu kỳ, vừa đi tới cửa phòng bếp thì cậu đã nghe thấy Nhiếp Duy Sơn trầm giọng nói: “Mẹ ạ, chúc mừng năm mới.”
Truyện khác cùng thể loại
37 chương
13 chương
64 chương
26 chương
12 chương