Giang nam chi thiên ngoại
Chương 2 : Vũ hoa
CHƯƠNG 2. VŨ HOA
Trời Giang Nam âm u, khi mai nở, thời tiết bắt đầu dần oi bức. Thỉnh thoảng có mưa rơi, còn chưa kịp thấy mát, đã bốc hơi không còn bóng dáng, chẳng xem được hình thù.
Thiên Nịnh đi trên tiểu kiều trong bức tranh, đá phiến có rêu xanh, nước chảy và nhà đò, tất cả đều giống nhau, chỉ là đầu cầu không có ai đứng cùng anh, một mình nhìn về phương xa, khói sương mờ mịt… Dường như có cảm giác mông lung cách thế. Thiên Nịnh thở dài nhè nhẹ. Thái giám theo hầu Tiểu Đậu Tử đang hỏi đường ở đầu cầu; anh cũng biết, cách đó không xa còn có rất nhiều thị tòng hoàng đế phái đi bảo hộ. Nhưng Thiên Nịnh vẫn có cảm giác không nơi nương tựa. Bước trên phong cảnh Giang Nam này, thì ra so với đứng ngoài nhìn là hoàn toàn khác biệt. Có đôi khi, phải bước vào thế giới ấy, mới hóa ra chẳng biết được gì.
Đường Giang Nam hẹp và rất dài, hiên kề hiên, cửa đối cửa, đi dưới mái hiên, đi vào bậc cửa, đều phải cúi đầu. Trên đường hẹp dài, ngoài mấy người bán rong, nhiều nhất là loại văn nhân mặc khách áo dài, nhàn nhã vung tay áo, bạch sam không vướng bụi trần, trong chốn thanh lâu đầy những lục hồng oanh yến, lại thêm mấy phần nho nhã. Trong ngõ nhỏ có hương ngọc lan sâu kín, giống như cô gái Giang Nam tựa cửa nhìn trời.
Nữ tử thanh lâu ở Giang Nam cũng không giống bình thường, đều ngồi tại khuê lâu của mình, chờ người ngưỡng mộ mình xuất hiện. Họ tuyệt đối không đứng bên cửa mai lộng phong tao. Đều tự mình có cốt cách và quy củ. Đều tránh ở trong phòng xây dựng nên tự tôn và kiêu ngạo. Họ dựa vào thanh cao để nâng cao thân phận. Cũng sẽ nghiêng ngả trước những văn nhân nghèo cùng mạt. Hơn phân nửa đều biết đánh cờ chơi đàn. Thứ mà khách nhân của họ muốn không chỉ là nữ tử, mà còn là một hồng nhan để trút bỏ nỗi lòng, đời người, có lẽ chỉ cần gặp được một người như thế là đã đủ.
Đêm Tần Hoài, đèn thắp trên những chiếc thuyền trong sông còn sáng hơn trên bờ. Thiên Nịnh cùng Tiểu Đậu Tử thuê một con đò nhỏ, đêm lênh đênh Tần Hoài hà, chỉ nghe trên thuyền trên bờ đầy ca vũ. Trong con đò nhỏ lắc lư Thiên Nịnh đã ngủ. Trong mộng, Ly Ương đứng trên cầu đá, nhìn anh khẽ cười: Nịnh nhi, đây là Giang Nam của chúng ta… Đầu cầu bên kia, Tích Nhan cầm ô giấy sắc nhạt, chân bước dần lên những bậc thang… Trời làm mưa rất nhẹ.
Lúc tỉnh lại, trời đã sáng rõ, nhà đò đưa đò neo vào một bên bờ, nấu cháo gạo kê cùng cá khô ăn sáng, thấy Thiên Nịnh bước ra khỏi khoang, cười hỏi: Công tử có muốn lão hủ đi mua gì ăn sáng hay không? Thiên Nịnh liếc nhìn Tiểu Đậu Tử, Tiểu Đậu Tử liền lấy tiền đò đưa cho nhà chủ, chủ tớ hai người lên bờ.
Tiểu Đậu Tử cẩn thận theo sát phía sau Thiên Nịnh, hầu hạ lâu như vậy, Tiểu Đậu Tử biết chủ tử của mình không phải người thích nói nhiều, tự nhiên, tâm tư cũng khó nắm bắt. Mặc dù tính tình rất ôn hòa, đối với nô tài cũng tốt, nhưng Tiểu Đậu Tử vẫn rất sợ khi hầu hạ, sợ một ngày phật ý chủ tử.
Chủ tử, đã hỏi qua phía trước là Lục Lý Nhai náo nhiệt nhất Tần Hoài, ai cũng nói, ba bước một tiệm, năm bước một quán, Lục Lý vô tận đầu. Tiểu Đậu Tử đem những gì hôm qua nghe được kể lại cho Thiên Nịnh.
Vô tận đầu ư? Thiên Nịnh dừng chân, nhìn con đường quanh co trước mặt, trời hãy còn sớm, nhưng phần đông các tiệm quán đều đã mở cửa, tiểu thương bày bán cũng bắt đầu sửa sang lại hàng hóa của mình, trên đường, biển hiệu những tiệm lớn nối nhau, rất nổi bật.
Thiên Nịnh và Tiểu Đậu Tử vào ngồi ở một gian gọi là tửu gia Lục Lý Hương, tiểu nhị lập tức sốt sắng chạy tới.
Khách quan muốn dùng gì? Tiểu nhị châm trà hỏi.
Có… Có Lan Hoa Nhưỡng hay không? Thiên Nịnh thoáng ngập ngừng, rồi vẫn hỏi. Mùa thu năm ấy anh mười tuổi, Lan Hoa Nhưỡng mà Ly Ương ủ cư nhiên thành công được một vò, Thiên Dương sai người đưa Thiên Nịnh một bầu. Thiên Nịnh uống thứ hoa tửu có hồi vị là chua xót ấy, nhịn không được lệ rơi đầm mặt. Nhớ tới Ly Ương đối với mình rất tốt, nhớ tới Tích Nhan vĩnh viễn không thể nào gặp lại, tính tình có đạm mạc như thế nào cũng không nhịn nổi. Đó là lần đầu tiên Thiên Nịnh uống rượu, lại để biết được rằng, hóa ra tất cả các thứ rượu trên đời này đều đắng cay.
Lan Hoa Nhưỡng? Tiểu nhị thoáng có chút nghi hoặc, khách quan, tiểu *** mặc dù không thể xưng Giang Nam đệ nhất lâu, nhưng ở Giang Nam cũng có thể xếp vào thượng hào, Hoa Điêu chôn mấy chục năm, Nữ Nhi Hồng đều có đủ, nhưng chưa từng nghe qua danh Lan Hoa Nhưỡng. Khách quan không phải ngài nhớ nhầm tên rượu đấy chứ?
Thiên Nịnh nghe xong, lắc đầu, thở dài bảo: Cũng phải, Lan Hoa Nhưỡng, vốn là… Vốn là loại rượu người xưng Giang Nam đệ nhất danh nho năm đó Mục Phong Duyên tự chế. Thiên Nịnh còn chưa kịp nói, đã nghe một thanh âm trong trẻo tiếp lời, thậm chí, còn nhắc tới ngoại tổ phụ của Thiên Nịnh Mục Phong Duyên, khiến anh giật mình. Lúc ngẩng đầu phát hiện, chủ nhân giọng nói kia ngồi ở một bàn trong góc phòng. Bởi vì là góc, cho nên không thấy rõ dung mạo, chỉ biết đó là một người trẻ tuổi tuấn lãng, giọng nói vẫn còn quanh quẩn trong không khí, rung động bên tai. Tính ra, ngoại tổ phụ Thiên Nịnh qua đời đã hơn hai mươi năm, không ngờ ở Giang Nam vẫn còn có người nghe qua tên ông, trong lòng liền gợn có chút bi thương. Ba chữ Mục Phong Duyên này, qua lời kể của Ly Ương và Tích Nhan, cơ hồ như thần thánh vậy. Vô luận trong lòng bọn họ còn có bao nhiêu người, ở một góc tâm trí, luôn hoàn toàn thuộc về Mục Phong Duyên, ai cũng không thay thế được. Còn ở trong lòng Thiên Dương, Mục Phong Duyên lại là toàn bộ thế giới.
Mục Phong Duyên nhờ thi văn tiếng tăm vang khắp thiên hạ, chuyện yêu lan là chuyện thiên hạ đều biết, Lan Hoa Nhưỡng ông ủ, cũng là thiên hạ nhất tuyệt! Nhưng Lan Hoa Nhưỡng ông ủ chỉ có người gần gũi nhất mới có thể nếm qua… Không biết vị công tử này làm thế nào biết được? Chủ nhân giọng nói kia từng bước đến gần Thiên Nịnh, gương mặt vẫn giấu trong bóng tối, đã dần dần hiện ra giữa ánh sáng, mũi, vầng trán, đôi má, bờ môi, và đôi mắt trong như nước sông Tần Hoài…
Thiên Nịnh nhìn gương mặt kia ngẩn người, ngoài trời hình như có mưa, tiếng mưa rơi tí tách. Trên mái hiên đọng một giọt nước, rơi xuống phiến đá trên đường, tách tách – nước bắn thành một đóa hoa. Đóa hoa nở ra bốn phía, xòe những cánh mỏng, giọt mưa rơi, đậu ở trong lòng.
Tạnh không được… Thiên Nịnh đột ngột nghe trong lòng đau thốn. Lúc cha gặp tổ phụ, lúc cậu gặp cha, lúc mẹ gặp cha… Những lúc ấy, có phải cũng có một giọt mưa rơi vào trong lòng họ, nở thành một đóa hoa? Tạnh không được… Tạnh không được… Thiên Nịnh muốn lập tức bỏ chạy, nhưng chân anh đã hóa đá, không còn nghe anh chỉ huy, đã mọc rễ trên đất Giang Nam, chỉ không biết, rồi sẽ nở thành loại hoa gì…
Rất nhiều năm về sau, lúc Thiên Nịnh nhớ lại giọt mưa Giang Nam này, trước mắt sẽ hiện ra gương mặt ấy. Thiếu niên Giang Nam gầy gò, có làn da trắng ngần rất khác người phương Bắc, gương mặt của Giang Nam, nhàn nhạt, dường như không nhìn rõ đường nét, nhưng lại khiến người ta đã gặp là không thể quên. Gương mặt của Ly Ương là gương mặt khiến người ta vừa nhìn qua đã kinh diễm, lập tức thành tự ti, còn thiếu niên trước mặt, dù không bằng Ly Ương tuyệt sắc, nhưng cũng mang hơi thở của Ly Ương, đó là con người trong vắt ướt đẫm mưa Giang Nam, bóng nước ánh lên loang loáng, không thể giấu đi nơi nào.
Thiên Nịnh cuối cùng cũng hiểu, cậu và mẹ mình có lẽ đại diện cho tất cả của Giang Nam: diễm lệ của Giang Nam, đạm mạc của Giang Nam, cố chấp của Giang Nam, xa cách của Giang Nam, thế tục của Giang Nam, thanh cao của Giang nam… Người chưa từng đến Giang Nam một lần, có lẽ cả đời cũng vô pháp đem tất cả những từ ngữ tương phản đó đặt vào cùng nhau. Cho nên, Giang Nam trở nên khắc nghiệt, trở nên sắc sảo đến mức dường như phải đâm nát tất cả những ngụy trang trên đời này.
Và đóa vũ hoa kia, đã nở ra như thế… Đăng bởi: admin
Truyện khác cùng thể loại
41 chương
103 chương
27 chương
291 chương
28 chương
54 chương