Đã qua hơn 1 tháng, ba con lợn con trong nhà chắc nịch không ít, nghe Trần Lương nói 25 tháng chạp, trong thôn thường đều là sẽ giết heo, hơn nữa coi trọng &quot;nhất đao thanh&quot; (một đao chặt gọn gàng dứt khoát), bằng không sẽ không may mắn, đương nhiên tập tục giết heo này cũng không phải nhất định phải tiến hành, dẫu sao người nông thôn còn chưa có giàu có đến mức có thể mỗi năm giết heo tế thần. Mấy năm trước, nhà Trần Lương chính là không giết heo, heo đều bị bán cho đồ tể trong trấn, đổi mấy đồng tiền để ăn tết, có điều năm nay vì heo cái một thai 5 con, Trần Lương vẫn quyết định mời người giết heo đực to mập trong nhà, một là dùng thờ cúng tế thần, hai là bởi vì nhân khẩu trong nhà tăng, tết này phải cần không ít thịt và mỡ, nguyên nhân cuối cùng, chính là trả nợ nhân tình, đáp tạ người trong thôn mấy năm này chiếu cố mình. Ngải Thanh có chút tiếc heo đực nhà mình, dẫu sao cũng là mình nuôi hơn ba tháng, hơn nữa cộng với có thai, cũng thật sự không thích hợp thấy máu, cho nên Trần Lương kéo heo đến công xã của thôn, ở đó hoàn thành cả nghi thức. Heo này thật sự chắc nịch, cả con phỏng chừng hơn 150 kg một nhà bốn người chia thịt heo cắt ra đựng vào trong chậu gỗ lớn nhỏ, trừ đầu heo đuôi heo bị Ngải Thanh dùng muối ướp cùng một chậu thịt heo để nhà mình dùng ra, còn lại đều bị bốn người dùng dây cỏ xỏ vào cột lại tặng người khác. 28 tháng chạp, theo tập tục trong thôn, mọi nhà đều phải suốt đem hấp bánh tổ và làm đậu hủ, đậu bao chiên* nhà Trần Lương cũng không ngoại lệ. * đậu bao chiên là đậu hủ cắt ra nhúng bột chiên lên Ngải Thanh là đối tượng đặc biệt, suốt đêm chờ bánh tổ hấp chín tất nhiên là không được cho phép, nhưng ban ngày giúp làm bánh tổ lại có thể. Bánh tổ chia thành hai loại, một loại là bột gạo nếp thêm đường đỏ, loại khác là bột gạo nếp thêm thịt băm. Mùa đông giá rét, bánh tổ nếu cất giữ thỏa đáng cũng có thể dự trữ thời gian không ngắn, hơn nữa người trong thôn thường đi tới nhà nhau, đến lúc đó lấy ra ít chiêu đãi khách cũng là lựa chọn không tệ. Trần Lương và Tô Dịch Dương phụ trách chuyển gạo nếp đến công xã của thôn dùng cối đá xay thành bột mang về nhà, lại phải chạy đến bếp chặt thịt heo. Ngải Thanh và a cha y tất nhiên là phụ trách chế biến bánh tổ, hai người đổ nước đường đỏ nấu xong vào trong chậu đựng bột gạo nếp, trộn đều, thêm đậu phộng giã nhuyễn, nhào tới lui cho tới khi bột đủ mềm dẻo, có độ kết dính mới thôi; lại dặn dò Trần Lương cầm lồng hấp lớn dùng lá chuối lót bên dưới đến, Ngải Thanh và a cha y hai người tỉ mỉ xếp đều gạo nếp nắn xong ở trên, dùng cả ba tầng lồng hấp. Trần Lương và cha thần y khiêng lồng hấp lớn nặng hai mươi mấy cân để lên chảo lớn trên bếp lò, trong chảo thêm hơn nửa nước sôi, lại đậy nắp lồng. Cứ vậy, bốn người đồng tâm hiệp lực, đến buổi tối, mấy lồng bánh tổ đều thuận lợi lên bếp, chỉ chờ hấp chín. Đậu hủ sợ là không kịp làm, hơn nữa cũng thật sự không có chảo để chiên nữa, chỉ có thể chờ ngày mai bánh tổ ra lò. Bánh tổ rất dày, muốn hấp chín không dễ dàng, chí ít phải hấp đến hừng đông hôm sau, trong lúc này củi lửa trong lò và nước trong chảo cũng đôi khi cần có người thêm vào, dựng phu như Ngải Thanh chắc chắn là không được, Lê Vân Thanh và Tô Dịch Dương là trưởng bối, Trần Lương cũng không thể không biết xấu hổ để họ trông coi, cho nên liền chủ động tiếp nhận,  nhưng không ngờ Tô Dịch Dương lại cũng muốn ở lại, Lê Vân Thanh thì sợ Ngải Thanh ban đêm bị lạnh, đề nghị ngủ chung một phòng với Ngải Thanh. Trần Lương nhìn ra được nhạc phụ này là có lời nói với mình, cũng không cố chấp nữa, hơn nữa Ngải Thanh sau khi có thai xác thực là càng sợ lạnh hơn bình thường, buổi tối không phải mình ôm y, bọc chặt chân y, sợ là căn bản ngủ không ngon, hiện giờ có &quot;nhạc mẫu&quot; ngủ chung, mình cũng yên tâm không ít. Ngải Thanh và a cha đã rời khỏi, trong bếp trước đống củi chỉ còn Trần Lương và Tô Dịch Dương ngồi. &quot;Lương nhi, ta có thể kêu con như vậy không?&quot; Tô Dịch Dương mở miệng trước. &quot;Vâng, người là cha Ngải Thanh, thì cũng là phụ thân con, kêu Lương nhi là nên.&quot; Tô Dịch Dương và Lê Vân Thanh tuy đến nhà Trần Lương đã nửa tháng, nhưng hai người trò chuyện riêng như vậy lại chưa từng có, đối với Trần Lương mà nói, hai vị người thân này cùng mình mà nói vẫn có chút xa lạ. &quot;Cha nhìn ra được, con là người có đảm đương chịu trách nhiệm, Thanh nhi rất tin con, cũng rất___yêu con!&quot; &quot;Cảm tạ cha đã chấp nhận, nhưng,&quot; Trần Lương ngẩng đầu nhìn nhạc phụ mình, ánh lửa trong lò chiếu trên mặt cương nghị kia, bắn ra vầng sáng đoạt tâm hồn người, &quot;Cha, con cũng yêu Thanh nhi, dùng tính mạng của con và cả đời yêu y.&quot; Ở chung với Trần Lương đã nửa tháng, thời gian tuy không dài, nhưng tình cảm của hắn với Ngải Thanh mà nói, Tô Dịch Dương không cảm thấy sẽ thua mình với Lê Vân Thanh, chính là bởi vì tin tưởng Trần Lương, mình mới cuối cùng yên tâm, cơn giận dữ lúc đầu khi nghe thấy Lý nương nói với mình Thanh nhi đã gả cho một hộ nông dân cũng dần dần tiêu tan, dẫu sao Thanh nhi là đã tìm được người đáng để phó thác cả đời a! &quot;Lương nhi, cha tin con, con nên biết. Cha cả đời làm người thẳng thắn vô tư, không màn thế tục, tự cho rằng là quang minh lỗi lạc, chưa từng tổn hại bất cứ ai, lại không nghĩ là sai hoàn toàn, người cha đời này thực ra có lỗi nhất chính là nhi tử ruột của mình___Thanh nhi, sinh nó ra lại chưa từng làm tròn chức trách của người cha, để nó vừa ra đời liền xa cha mẹ. Thanh nhi quá thiện lương, trước giờ không nhắc đến chuyện lúc bé, càng chưa từng oán hận ta và Vân nhi, này với ta và Vân nhi mà nói, vừa vui vẻ lại cũng hổ thẹn.&quot; Củi trong lò vẫn đang không ngừng cháy, thường phát ra tiếng &quot;tách tách&quot;, theo ánh lửa, thêm vào ít ấm áp cho đêm lành lạnh. &quot;Nhưng cha chưa từng hối hận, nếu lúc đầu cho ta chọn lần nữa, ta vẫn sẽ chọn rời đi, Vân nhi đã vì ta trả giá quá nhiều, ta không thể trơ mắt nhìn thấy y bởi vậy chết đi.&quot; Trần Lương cảm thấy mình là rất có thể thể hội cảm nhận của nhạc phụ, nếu bảo mình lựa chọn giữa hài tử và Ngải Thanh, hắn cũng sẽ như nhạc phụ, có lẽ đối với con ruột là nhẫn tâm chút, nhưng thứ tình yêu này, ai lại có thể kháng cự được mị lực của nó, huống chi là bạn đời bên mình cả đời. &quot;Cha, con tin Thanh nhi nhất định hiểu đạo lý trong đó, mới chưa từng oán hận người và a cha; con nếu là người, con cũng sẽ giống người.&quot; Củi lửa trong lò đã có chút ảm đạm, Trần Lương lại từ trong đống củi phía sau chọn ra vài khúc to, nhét vào trong. &quot;Cảm ơn.&quot; Đến hiện giờ, cũng chỉ có hai chữ này có thể chân chính biểu đạt tâm tình giờ này khắc này của Tô Dịch Dương. Sau đó, hai người không nói nữa, chỉ im lặng canh nước sôi trong chảo và củi lửa trong lò. Ngải Thanh và a cha ngủ một đêm, nhưng đều nhớ hai nam nhân trong bếp, ngủ không ngon lắm, trời chưa sáng liền dậy, đơn giản rửa mặt xong, hai người tay nắm tay đến phòng bếp. Nói đến cũng khéo, hai người chân trước mới bước vào bếp, liền nhìn thấy Trần Lương và Tô Dịch Dương đang dập tắt lửa trong lò, thì ra bánh tổ đã hấp chín! Trần Lương vừa thấy Ngải Thanh, vội vàng chạy đến đỡ lấy y, trong miệng lo lắng nói, &quot;Sao dậy sớm vậy?&quot; &quot;Còn không phải lo lắng người nào đó sao.&quot; Hoàn cảnh thoải mái hài hòa luôn có thể kích phát ra bản tính của con người, Lê Vân Thanh chính là đại biểu trong đó, cái tật thích trêu chọc người khác sợ là không sửa được. Ngải Thanh đã quen &quot;trêu chọc chòng ghẹo&quot; thường xuyên của a cha mình, cho nên cũng không để ý, nếu lúc nhân phẩm bạo phát còn có thể đùa với đối phương một phen, có điều hôm nay Ngải Thanh hiển nhiên không có tâm tư, toàn bộ sự chú ý đều bị mùi thơm không ngừng tỏa ra trong nồi hấp dẫn. Vừa mở lồng hấp ra, bánh tổ thơm ngát kèm lá chuối tươi ngon ra lò. Ngải Thanh cầm đũa lật lật bánh tổ tầng trên cùng, cảm thấy bánh gạo nếp đã chín đều, lúc này mới dặn Trần Lương lấy mỗi tầng bánh tổ để trên bàn gỗ. Thơm ngọt, mềm dẻo! Bánh tổ có một đặc điểm, ăn lúc nóng và lúc nguội là hai mùi vị khác nhau hoàn toàn. Nếu ăn lúc nóng, thì mềm dẻo thơm ngọt; nếu ăn lúc nguội, thì dai giòn. Ngải Thanh khá thích ăn nóng, cho nên đối với thứ vừa ra lò này có chút chờ không kịp, vội lấy dao qua muốn cắt mấy miếng, lại bị Lê Vân Thanh giật đi, &quot;Không thương tiếc cơ thể mình như vậy a, dao này là con có thể động sao?&quot; Ngải Thanh dẫu môi, rất muốn phản bác, (cơm thường ngày, con cũng làm không ít a.) có điều, haizz, xoa bụng mình, (nhi tử à, ba là vì con trả giá rất nhiều đó) Lê Vân Thanh tỉ mỉ cắt mấy miếng lớn, chia ra bỏ vào trong bốn chén gỗ, Trần Lương bưng một chén trong đó lên cầm đũa gỗ đưa cho Ngải Thanh, vừa nhìn thấy mỹ thực, như thoát thai, Ngải Thanh há miệng liền cắn, kết quả, &quot;A, a, thật nóng, thật nóng.....&quot; Trần Lương vội vàng rót ly trà ấm để bên miệng y đút y uống, xét thấy nhạc phụ &quot;nhạc mẫu&quot; đều đang ở, cũng không thể quở trách Ngải Thanh cẩu thả, trái lại a cha Ngải Thanh Lê Vân Thanh mở miệng, &quot;Con hài tử này, sao không cẩn thận như vậy, thật làm khó Lương nhi.&quot; (Cái gì, mình cũng rất lợi hại a, nuôi Trần Lương tới rắn chắc như vậy, tuy, tuy hắn vốn đã rất cao to.) Trần Lương nhìn người nào đó không ngừng chu miệng oán thầm, trong mắt đầy ý cười, cũng không tiện vạch trần, nếu không thì mình ban đêm lại phải ngủ khách phòng. Bánh tổ thơm ngọt vàng ươm xác thực ngon, nhất là vừa ra lò, mùi thơm mát của lá chuối còn chưa tan, sót lại ở trong bánh mềm mịn, rất đậm đà. Bốn người vừa sáng liền ăn no nê, xem như làm bữa sáng. Hai lồng rưỡi bánh tổ còn lại, Trần Lương tìm một chỗ thoáng khí để chờ đông lạnh cứng lại. Đã ăn no, tiếp theo chính là phải chế biến đậu hủ và đậu bao chiên. Nơi này đậu nành trồng ra có chút cứng, cho nên tối qua Ngải Thanh đã lột vỏ rửa sạch, ngâm trong lu nước, hôm nay vừa sáng vớt ra, thời gian ngâm vừa vặn, nếu quá lâu, sợ là sẽ mất chất, đến lúc đó thật không làm thành đậu hủ được. Trần Lương đến trong phòng tìm ra thạch cao ngày đó chợ phiên mua về bỏ vào trong lửa nung, chờ nhẹ nhàng gõ nát ruột vừa nung qua liền lấy ra. Tiếp theo là nghiền đậu lọc sữa, đậu nành đo tỉ lệ nước thích đáng dùng bao gai đựng bỏ vào trên cối đá, dùng sức nghiền ép vắt ra sữa đậu nành, trình tự như vậy làm hai ba lần, cho đến khi xác định cũng không ép ra được sữa nữa mới thôi. Trần Lương đặt bã đậu trong bao gai sang một bên, bưng nước đậu nành dùng chậu gỗ đựng đổ vào trong chảo trực tiếp nấu sôi, Ngải Thanh thì ở bên cạnh giã thạch cao nung xong thành bột, pha nước khuấy thành nước thạch cao, thấy bề mặt sữa đậu nành sôi lên bọt, liền đổ nước thạch cao vào trong sữa đậu nành, dùng muôi nhẹ nhàng khuấy đều, chờ sữa đậu nành ngưng tụ thành tào phớ*. *tào phớ (lâu rồi không ăn nhìn thấy nhớ gê, giờ k ai làm ngon như xưa) <img alt="Ước chừng qua một khắc Trần Lương bưng chậu gỗ lên chậm rãi đổ tào phớ đã ngưng tụ vào trong khay Ngải Thanh chuẩn bị sẵn dùng vải mỏng lót bên dưới chờ sau khi đổ đầy dùng vải mỏng phủ trên mặt đậu hủ đậy ming gỗ bằng lên dùng đá đè chỉ cần" src="https://static./chapter-image/gia-huu-dai-gia-lang/4267e0d00cf433244498600638d9927f.jpg" data-pagespeed-url-hash=3705454160 onload="pagespeed.CriticalImages.checkImageForCriticality(this);"/> Ước chừng qua một khắc, Trần Lương bưng chậu gỗ lên chậm rãi đổ tào phớ đã ngưng tụ vào trong khay Ngải Thanh chuẩn bị sẵn dùng vải mỏng lót bên dưới, chờ sau khi đổ đầy, dùng vải mỏng phủ trên mặt đậu hủ, đậy miếng gỗ bằng lên dùng đá đè, chỉ cần chờ nửa tiếng, đậu hủ ngon ngọt mịn màng lập tức thành công! Thấy trong chậu gỗ còn lại không ít tào phớ, Ngải Thanh nhanh chóng bảo Trần Lương tìm chén gỗ đến chia ra bỏ vào, dùng muỗng xúc một miếng, cho vào trong miệng nếm thử, tuy không cho bất cứ gia vị gì, nhưng bản thân tào phớ thơm ngọt mềm mịn đã đủ khiến Ngải Thanh thích. &quot;Cha, a cha, hai người muốn ăn vị gì?&quot; Bưng một chén tào phớ, Ngải Thanh hỏi hai người. &quot;?&quot; Hai người đều lộ ra vẻ mặt nghi hoặc, cả Trần Lương cũng khó hiểu. Không phải chứ, lẽ nào họ chưa từng ăn tào phớ? &quot;Con là nói, tào phớ này, hai người là muốn ngọt, hay cay?&quot; Ngải Thanh thử bổ sung một câu. &quot;Thứ này có thể ăn?&quot; Tô Dịch Dương tự nhận mình cũng từng ăn không ít mỹ thực, nhưng chưa từng nghe nói tào phớ trước khi thành đậu hủ cũng có thể ăn a. &quot;Đương nhiên có thể, hơn nữa còn rất ngon, con làm cho hai người nếm thử, hai người chỉ cần nói con biết khẩu vị là được.&quot; Tào phớ Tứ Xuyên có tiếng như vậy, họ lại chưa từng ăn? Lẽ nào người nơi này đều chỉ làm đậu hủ không cần tào phớ? Không nghi vấn, ba người đều lựa chọn vị cay nồng, vị ngọt thế nào cũng là thích hợp với con nít đi. Ngải Thanh từ trong tủ bếp tìm ra sa tế lúc trước làm, múc mấy muỗng đổ vào trong chén, lại thêm muối, nước tương, tiêu, gừng và đậu vàng chiên, cẩn thận trộn đều, dùng đũa nếm thử vị, đưa tào phớ cho a cha. Tô Dịch Dương và Trần Lương đứng bên cạnh, nhìn chén tào phớ đỏ au, không nén được nuốt nước miếng, có chút thèm; Lê Vân Thanh tuy có chút do dự, nhưng chén tào phớ như có mị lực, dường như sẽ không tự giác bị thu hút vào, cầm muỗng lên múc một miếng cho vào trong miệng. Ngải Thanh có chút chờ mong, dẫu sao này là thứ mọi người chưa từng ăn a, mình đây cũng xem như là sáng tạo đi, &quot;A cha, vị thế nào, ngon không?&quot; Lê Vân Thanh không trả lời, nhưng hành động của y lại chứng minh mị lực của chén tào phớ kia, không lâu, chén nho nhỏ liền bị tiêu diệt sạch, nhận lấy khăn ướt Tô Dịch Dương đưa tới lau khóe miệng, mới lên tiếng nói, &quot;Thanh nhi, a cha thật không biết trên đời này còn có mỹ vị như vậy, con mau làm thêm chút, bữa trưa đoán chừng cũng đủ.&quot; Tô Dịch Dương và Trần Lương thấy Lê Vân Thanh phản ứng như vậy, cũng lập tức phát lời mời với Ngải Thanh. Bữa tiệc tào phớ này cho đến khi ba người bị cay cũng không ăn được nữa mới chấm dứt. Ngải Thanh dùng tào phớ thừa lại làm mấy chén, trong đó còn làm một chén vị ngọt, tất nhiên là chuẩn bị cho Vương Tiểu Hổ, dặn Trần Lương dùng hộp đựng thức ăn đưa cho Vương ca Vương tẩu và Trần bá Trần thẩm nếm thử. Kể từ ngày đó, lời đồn tào phớ có thể ăn còn mỹ vị dị thường liền lưu truyền ra...... ------- Tgclmn: tôi đột nhiên muốn ăn tào phớ chính tông Tứ Xuyên, loại tào phớ đỏ au 1 đồng rưỡi một chén nhỏ tiểu thương bán trên phố, hu hu, ở Bắc Kinh cái gì cũng không ăn được a.