Lúc luyện chữ, tay ta cứ run run nên bị An An khẽ tay mấy lần. Chẳng phải đã hứa sẽ không bao giờ đánh ta nữa? Hu hu. “Tay không lực, chân không yên, mắt vô hồn.” An An đi vòng quanh ta bình luận. Choáng! Luyện thư pháp thì có quan hệ gì tới chân chứ?! “Hiện giờ mỗi ngày cậu hết ngủ lại ăn, ăn xong lại nằm, cơ thể sẽ càng ngày càng yếu. Từ nay về sau, mỗi sáng dậy sớm chạy bộ với tôi! Khụ… Nghe rõ chưa?” “Tôi có thể kháng nghị không?” “Có thể, nhưng kháng nghị vô hiệu.” “Tôi đâu phải cả ngày hết ăn lại nằm, vẫn định kỳ vẽ tranh kiếm tiền đấy chứ!” “Cậu ngồi lỳ vẽ tranh để cơ thể ngày càng không khỏe, cuối cùng tiền kiếm được cũng không có chỗ tiêu, hay là muốn vừa vẽ tranh, vừa có một cơ thể khỏe mạnh?” “Đương nhiên là vế sau!” “Vậy có dậy sớm chạy bộ không?” “Có!” Ta siết chặt nắm tay trái, nhìn An An với ánh mắt quyết tâm. “Tốt. Tự đặt đồng hồ báo thức không chờ tôi gọi, nếu không sẽ có nước đá phục vụ.” “Nghiêm túc dữ?!” “Muốn làm phải làm cho tới, còn không đừng mong làm được!” “Cuộc đời ngắn ngủi, hiện tôi đã hối hận vì hạ quyết tâm quá sớm, có thể cho tôi suy nghĩ mấy ngày không?” An An rút một cây bút lông chưa dùng ra đập vào cổ tay ta, “Nghiêm túc tập viết, không được nói huyên thuyên.” Luyện chữ hết một giờ đồng hồ An An mới chịu thả cho ta đi ngủ. Ta vẫy vẫy cổ tay đau nhức, rũ vai lết về phòng, ngã vật xuống giường! Vẫn là nằm giường thoải mái nhất! Mười giờ, ta bị An An đánh thức. dn;liễn.đàn"lêq,qu;lý,đôn Khi ta chuẩn bị xong xuôi hết đã là mười giờ rưỡi. Trên đường, An An hỏi ta muốn ăn cái gì, ta suy nghĩ hồi lâu mới nói, “Đã lâu không ăn lẩu rồi, hôm nay ăn lẩu được không?” An An trầm mặc một lát, hỏi lại, “Cậu chắc chắn là muốn đi ăn lẩu vào một ngày tháng bảy trời nắng chói chang?” Nghe vậy, ta do dự nghiêng đầu nhìn mặt đất như sắp bị thiêu cháy ngoài kia, không biết nên ăn cái gì, bèn nhìn An An xin giúp đỡ, “Vậy cậu có đề cử nào không?” An An đáp, “Đi ăn hải sản đi. Cậu có dị ứng hải sản không?” Không ngờ An An còn rất biết quan tâm người khác! Ta lắc đầu, “Không. Tôi không phải cơ địa dị ứng!” An An dẫn ta tới một nhà hàng chuyên về hải sản có bán cả bánh bay của Ấn Độ. Bọn ta tới thẳng ao hải sản chọn món, ta chọn tôm hùm, bào ngư, cua biển, sau đó An An kêu thêm một mớ khác nữa. di;lễn.đàn/lê,qum;lý"đôn Tất cả được đem đi sơ chế rồi bưng ra chất đầy một bàn. Giữa bàn ăn có một cái nồi hấp, An An tự tay múc nước sạch và gạo đổ vào. Ta tò mò hỏi, “Cậu làm gì vậy?” “Chờ lát nữa ăn hải sản xong là có cháo để húp luôn. Không cần cho nước quá nhiều, hải sản tươi sẽ ra nước, mùi vị vô cùng thơm ngon, chút nữa cậu ăn thử sẽ biết.” Nghe vậy, ta bỗng có ảo giác như vị tươi của hải sản đã tràn ngập đầu lưỡi. Cách ăn ở đây khá đơn giản, chỉ cần bỏ hải sản muốn ăn vào trong xửng hấp, không cần cho thêm bất kỳ gia vị nào, đóng nắp lại, bật nút lên, sau đó là chờ. Ta chưa từng ăn kiểu này lần nào, không biết có ngon không.  Trong lúc chờ hải sản chín, hai ta nhàm chán giương mắt nhìn nhau. An An hỏi, “Có muốn ăn bánh bay không?” Bữa này là do An An mời, tất nhiên ta sẽ không khách sáo, bèn đáp, “Có, có!” “Muốn ăn vị gì?” Ta nhìn lướt qua thực đơn, nói, “Một cái vị chuối tiêu thôi.” Ta cứ nghĩ bánh bay sẽ có nhanh, nào ngờ hải sản đã chín rồi bánh vẫn chưa thấy đâu.  Nắp nồi vừa được mở ra, mùi vị tươi ngon của hải sản đã lập tức lan tỏa. “Ăn được chưa?” Ta sốt ruột quá rồi. “Được rồi.” An An gắp một cái càng cua to ụ đặt vào dĩa của ta. Ta cũng đáp lễ bằng một cái càng cua khác. Sau đó cả hai bắt đầu tập trung ăn. Giữa chừng, bánh bay được bưng lên, bên trong kẹp một miếng chuối tiêu đã nướng mềm nhũn, bên ngoài óng ánh xốp giòn.