Thời gian ơi có thể quay lại được không? Cho tôi trở về ấu thơ, tôi vẫn muốn được ôm bố, được làm công chúa nhỏ của bố. Cho dù…Cho dù mẹ có đánh đòn tôi mỗi ngày.Tôi và mẹ không ai nói chuyện với nhau, cũng không ăn cơm tối, trời mùa Đông rét buốt, nhưng tôi không thấy lạnh.Sáng hôm sau tôi đến lớp học bình thường, tôi không trốn học, ngồi nghiêm túc đến tiết cuối. Ly hỏi chuyện tôi vẫn cười đùa bình thường với cô bạn.Hết tiết năm, tôi ra quán bà Tâm mà lâu lắm mình không còn ghé vào.“Diễm dạo này tự nhiên không mua quà vặt chỗ cô nữa thế?”“Cho cháu mấy gói ô mai.”“Đây”“À, cho cháu thêm một hộp dao lam. Suýt quên hôm nay bố cháu nhờ mua lưỡi cạo râu.”“Có luôn.”Tôi toe toét chào bà Tâm về nhà.Mẹ nấu cơm để sẵn, được đậy trong lồng bàn. Tôi mở lồng bàn nhìn, một bát canh xương nấu su hào, một quả trứng gà luộc.Tôi xem trên mạng, cắt tay không sẽ không thể chết, muốn chết thật sự, cần phải thả tay vào trong nước, máu sẽ chảy ra. Tôi ngồi trong nhà tắm đã được khoá cửa, ngắm nghía lưỡi dao, hạ một đường xuống ngang cổ tay.Tôi hay tỏ vẻ nhưng lại là đứa sợ đau, một lưỡi dao rạch xuống này, không biết đã lấy đi bao cam đảm? Máu đỏ từ từ chảy ra, tôi vội đặt tay xuống chậu nước hứng sẵn. Nước lạnh mùa Đông ngấm vào da thịt tôi, lạnh buốt.Không biết chờ bao lâu, tôi chẳng cảm thấy gì ngoài bàn tay sắp bị đông cứng. Nhấc tay lên, máu đã ngừng chảy, vết thương chỉ còn là một đường đỏ cắt qua. Có lẽ chưa đủ sâu, tôi giơ lưỡi lam lên, nhìn vào vết thương vừa cắt.Không đủ can đảm để cắt thêm lần hai.Tôi vứt lưỡi lam vào sọt rác, xé giấy vệ sinh phủ lên, mở cửa bước ra ngoài.Tôi đi vào phòng tìm mẹ, mẹ đang nằm ngủ, trùm người trong chăm bông, trông thật ấm áp, tôi đi đến gần, khoé mắt mẹ vẫn còn giọt nước.Nhìn mẹ một lát tôi quay đi, trở về giường mình, tôi lục tủ lấy đống vòng vàng mẹ mua cho, lại tháo sợi dây ở chân, đem tất cả cuốn vào cổ tay mình.Một khắc khi giơ lưỡi lam lên lần thứ hai kia, tôi nhận ra mình là kẻ nhát gan, tôi không đủ can đảm, tôi sợ chết. Nỗi đau trên cơ thể người khác khi trông thấy chỉ là một hình ảnh, nhưng nỗi đau trên cơ thể mình lại là sự cảm nhận c. Tôi chỉ biết mình đau, chưa từng nghĩ rằng mẹ còn đau hơn tôi.Mẹ làm như bỏ ngoài tai lời mọi người nói, nhưng vẫn chăm đi lễ cầu khấn để xin con trai. Mẹ không ngại con gái đã lớn, không ngại người ngoài chê cười mình lớn tuổi còn muốn sinh con, tôi cũng không ngại có đứa em kém mình mười bẩy tuổi. Bố tôi lại ngại đợi.“Ê Ly, bà kèm lại cho tôi mấy môn thời gian vừa rồi nhé.” Trở lại lớp học tôi nói với Ly.Ly nắm tay tôi nhẹ nhàng cười: “Yên tâm, tôi vẫn luôn chép đủ bài cho bà.”Tôi ngắm nhìn chiếc đồng tiền trên má Ly, hình như đã lâu tôi bỏ quên không nhìn đến nó. Mắt tôi có một tầng sương mỏng, tôi cười toe toét, vứt mấy gói ô mai mua hôm trước lên mặt bàn.“Hôm nay bày đặt đeo khuyên tai nữa, mày tính cắt chim đi về làm con gái rồi hả?” Đức hôm nay đột xuất đi học đúng giờ, nhìn thấy tôi, cậu ta trêu trọc.Tôi đứng dậy cuộn sách giáo khoa vươn lên ra vẻ sẽ đập, Đức vội xua tay: “Em sai, là em sai, trăm ngàn lần đều là em sai, xin chị đại xá cho ạ.”Tôi kiêu hãnh: “Thế còn được.”Đức cũng là một đứa lêu lổng, chính vì lêu lổng nên nó chắc chắn quen biết ông anh họ đầu gấu kia của tôi. Tôi nghĩ có lẽ, với cái tình cách của mình, nếu không có người bảo kê, chắc những năm học cuối cấp này cũng lọt vào tầm ngắm của vô số kẻ.Chẳng mấy chốc mà thi xong học kỳ hai, chúng tôi bịn rịn trao đổi lưu bút chia tay nhau. Trong quyển lưu bút của tôi, thằng Duy bỗng lên cơn dở hơi viết bằng ký tự mà tôi không thể hiểu, tôi hỏi thì nó chỉ ậm từ rằng mày phải tự đi giải.Tôi xem lưu bút của Ly hoàn toàn bình thường, thôi vậy, khó quá bỏ qua, tôi cất lưu bút vào tủ, chưa từng đọc lại, cho đến khi không còn tìm thấy nó đâu nữa.Ngày chia tay cuối cấp, mấy đứa con gái không kìm chế được mà bật khóc, một đứa, rồi hai đứa, đến đứa thứ ba và cuối cùng là tất cả cùng khóc. Ngay cả bọn con trai cũng có đứa mắt đỏ hoe.Tôi nhìn cả bọn lắc đầu: “Khóc lắm thế, mai còn đi liên hoan cơ mà? Đã chia tay hẳn đâu?”Buổi liên hoan, chúng tôi mời cả cô giáo chủ nhiệm và những thầy cô bộ môn, có cả thầy hiệu phó.Lớp trưởng Thanh Tùng luôn trầm mặc không để ý sự đời, hôm nay đứng lên đại diện cả lớp nói những lời tri ân cuối cùng của lũ học sinh lớp mười hai chúng tôi với các thầy cô.“Chúng em xin cảm ơn thầy cô đã dìu dắt những năm tháng qua, xin chúc thầy cô luôn mạnh khoẻ, tiếp tục dìu dắt thế hệ tương lai.”“Phải chúc các thầy cô luôn giữ vững tinh thần trước lũ học trò nghịch như quỷ nữa chứ?” Nam nghe xong bổ sung.Mọi người cùng cười phá lên.Thầy Thế hiệu phó đợi tiếng cười vơi bớt, đứng lên nói:“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò. Các em đã qua thời thứ ba, tuy có sự luyến tiếc, nhưng con đường phía trước rất dài. Đường đời sau này, sóng gió chông gai còn nhiều, chỉ mong các em luôn vững tin vào đời. Đừng ngại gian khổ, thẳng bước đi tới, đừng ngại vấp ngã, mạnh mẽ đứng lên. Cuối cùng, đã là người trưởng thành, phải biết phân biệt tốt xấu, có những việc sai rồi không thể sửa. Chúc tất cả các em thành công trong tương lai.”Tất cả rào rào vỗ tay. Mọi người đều vui vẻ, cô Cấp lên tiếng: “Ly cho cô nghe giọng hát trò yêu lần cuối nào.”“Sau này em vẫn về thăm cô mà cô.” Vẫn là nụ cười ngọt ngào, Ly đứng lên nhẹ giọng.“Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỷ niệm.Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô.Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờnĐể rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết thanhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”(*)Bài hát: Mong ước kỷ niệm xưa.