Dương Thần
Chương 6 : Đại Thiện bí bản.
"Hả? Trời cũng không còn sớm nữa, ta phải về thôi. Ngày hôm nay Đồ lão và tiểu tiên sinh trò chuyện. Tiểu tiên sinh hẳn là một người đọc sách có thể tin được, Đồ lão có thể để cho hắn chỉnh lý lại tàng thư".
Nguyên Phi ngẩng đầu lên, nhìn sắc trời một chút, đột nhiên đứng dậy, nhún người một cái, người phóng ra ngoài hơn ba mươi bộ, nhún người mấy cái liền biến mất trong sơn lâm.
Nguyên Phi nói đi là đi, không có nửa điểm chần chừ, nhanh chóng dứt khoát.
"Thật đúng là kiếm tiên hiệp nữ." Hồng Dịch nhìn thân hình di chuyển của Nguyên Phi, ngoài miệng tán tụng nhưng đối với nữ tử thần bí này càng ngày càng kinh ngạc.
"Tiên sinh xuống xem qua tàng thư cùng ta đi." Đồ lão tựa như muốn tìm ra điều huyền diệu của tàng thư, trò chuyện được hai ba cầu liền lập tức mời Hồng Dịch đến thạch động thăm quan tàng thư của hắn.
Thạch động nằm ở phía nam sơn cốc, là nơi tộc hồ ly sinh sống, thạch động vừa cao vừa rộng, chu vi rộng chừng năm sáu trăm bộ, chiều cao cũng cao bằng sáu người, lúc đi vào tựa như một cung điện, không hề cảm thấy gò bó.
Trên thạch bích của thạch động có tạc rất nhiều lỗ nhỏ, trên mỗi lỗ nhỏ có đặt một đĩa đèn dầu, dầu cũng không biết là dầu gì, đĩa dầu toả ra một mùi thơm ngát nhưng không hề có khói. Ánh sáng cũng rất rõ, mà ánh lửa cũng không lay động.
Bốn phía thạch động đều là các giá sách gỗ, trên giá sách đều bầy rất nhiều thư tịch, đủ loại, có bản lớn, có bản nhỏ, có bản viết tay, có bản in đá, có bản khắc gỗ, chất giấy cũng đủ loại, có giấy làm bằng tre trúc, có giấy làm từ đàn hương, sách lụa, sách da dê, thậm chí còn có đan thư thiết khoán.
Xung quanh bốn bức tường có hơn mười cuốn đại thư, dưới bốn góc tường còn chất vô số sách giấy đã ố vàng. Có sách cổ không hoàn chỉnh, có kinh văn.
Sách chất đầy thạch thất, cẩn thận đánh giá, cũng hơn mười vạn cuốn sách.
Nhiều sách như vậy, đến "Lang huyên thư ốc" trứ danh của Võ Ôn Hầu phủ còn kém xa. Hồng Dịch khi còn nhỏ, lúc mẫu thân còn sống, được đến "Lang huyên thư ốc" của Võ Ôn Hầu phủ, lúc đó thấy kinh ngạc thư tịch bên trong quá nhiều, nhưng sau khi mẫu thân mất thì không còn tư cách đến nữa.
Hồng Dịch ngày thường đọc sách, tựa như tích góp tiền bạc, mượn sách khắp nơi, mượn rồi sao chép lại. Nhưng sách hay, sách tốt, hiệu sách cũng không có khẳ năng in ấn, cũng là rất khó mượn. Hiện giờ thấy nhiều sách như vậy, trên mặt hắn nhất thời lộ ra thần tình tựa được đi vào bảo khố. Cũng không hỏi tại sao hang ổ của hồ ly có nhiều tàng thư đến vậy.
"Đại tàng kinh? Hoa nghiêm kinh? Vãng sinh kinh? Tại sao phần lớn đều là kinh phật?" Hồng Dịch đến một đại thư trước mặt, rút ra một quyển sách, mở ra, đúng là một quyển kinh văn phật giáo, là bản khắc gỗ, phía sau còn có con dấu cửu viễn, con dấu là của "Đại thiện tự". Một quyển sách cổ như thế này, bán cho các hiệu sách cũng được không ít tiền.
Lật phía sau mấy quyển sách khác cũng đều có khắc con dấu "Đại thiện tự."
"Đây là sách của Đại thiện tự." Hồng Dịch nói: "Hơn nữa những sách này có kinh, sử, tử, tập(1), có kinh văn, chờ chút, tất cả đều xếp chung một chỗ, không có phân loại rõ ràng, chỉ sợ mất thời gian tìm đọc".
"Về chuyện này, lão hủ thật ra cũng không rõ, đối với việc phân loại thư tịch cũng không hiểu nhiều lắm." Da mặt Đồ lão hơi hồng, dường như có điểm xấu hổ.
Thực ra Hồng Dịch với chuyện này cũng không để ý, ở tàng thư của các nhà giàu có quyền quý đều được phân loại tỉ mỉ, ngay ngắn rõ ràng. Sách trong thạch thất này đặt lộn xộn, trông giống như một người mới phát tài, muốn trang trí cho mình trông giống dòng dõi thư hương, liền dùng tiền mua rất nhiều sách rồi bày ra loạn xạ.
"Thật ra những quyển sách này, vào năm mà Trung Châu đại thiện tự bị tiêu diệt, chúng ta từ trong chùa mang ra." Đồ lão cảm thán nói:"Một toà đại thiện tự lớn như vậy, trên vạn tăng lữ, hàng năm vào mùa thu, hoà thượng đến nông thôn thôi địa tô có hơn nghìn người. Đại điện tầng tầng lớp lớp, bào mã điểm hương(2), đèn nhang ngày đêm không dứt, ngày cũng như đêm đều tràn ngập ánh sáng. Đáng tiếc bị đại quân công phá, miếu vũ huy hoàng bị đốt thành tro bụi, tài bảo bị cướp sạch. Ai, thành bại hưng vong, tất cả chỉ là một giấc chiêm bao."
"Bào mã điểm hương...thì ra Đồ lão cùng mọi người từ Trung Châu đại thiện tự chuyển về tây sơn Ngọc kinh thành ". Hồng Dịch cuối cùng cũng minh bạch lai lịch của tộc hồ ly này.
Trung Châu đại thiện tự, ở trung tâm vương triều đại Kiền, là một toà tháp cổ nghìn năm, có rất nhiều thư tịch ghi lại, ở thời điểm cực thịnh, nơi này có chùa miếu rộng lớn, có người nói nơi này đại điện tầng tầng lớp lớp, mỗi sáng sớm, những tiểu hoà thượng đều có tài cưỡi ngựa để dâng hương cho phật tổ bồ tát. Vì thế mới có câu bào mã điểm hương như Đồ lão vừa nói.
Bên cạnh đó, ngôi chùa này cũng là thánh địa võ học, thánh địa tu hành, cũng là thánh địa tài phú. Chùa chiền không cần nộp thuế, tài sản đất đai, tiền đèn nhang càng thịnh, ngàn năm tích luỹ, phú địch khả quốc.
Chỉ tiếc là, hai mươi năm trước, bởi vì đại thiện tự có quan hệ với lão thần tiền triều mưu phản, bị đại quân thanh trừ, đem cổ tháp nghìn năm thiêu rụi. Có người nói thời điểm mà tài sản tài phú mà ngôi chùa tích luỹ ngàn năm bị cướp đoạt là lúc tài chính vương triều đại Kiền chưa được vững chắc. Những điều này, trong bút ký của rất nhiều người đọc sách đều có ghi lại. Hồng Dịch biết rất rõ điều này.
"Bầy hồ ly này chắc chắn là hồ tộc sống phụ cận đại thiện tự. Dù sao hoà thượng không sát sinh, sống ở đó cũng an toàn, hơn nữa còn có thể học không ít điều. Nhưng hồ ly dù sao cũng là hồ ly, mặc dù có linh tính, hiểu đạo lý, biết tu luyện nhưng cũng không thể bằng nhân loại."
Lúc này, trong lòng Hồng Dịch đang có một lý giải rõ ràng về yêu quái hồ tộc.
"Không biết tiên sinh có thể sắp xếp phân loại cho ta được không? Tàng thư thất này là bảo bối của hồ tộc chúng ta, chờ những tiểu hồ ly này hiểu được văn tự là có thể đến đây đọc sách, cũng như dòng dõi thư hương, hồ tộc ta chỉ bằng vào phòng sách này thì chí ít cũng không ngu dốt cả đời, không phải là cầm thú chỉ biết ăn sống nuốt tươi."
Truyện khác cùng thể loại
111 chương
1602 chương
777 chương
8 chương
22 chương
27 chương
3292 chương