Đường Chuyên
Chương 241
Vân Diệp định đốt gạch trong thành, kế hoạch của y cần đào thông sông ngoài và sông trong, để nó thành hệ thống thủy vận hoàn chỉnh, điều này cần phá ba con đường, sau đó bắc cầu bên trên, cần có triều đình cho phép mới được.
Vân Diệp mang rương lớn giấy tờ tiến cung, dù sao tổng chỉ huy công trình là hoàng hậu nương nương, Lý Nhị lần này không hiểu sao chẳng hỏi han gì tới, chẳng lẽ hổ thẹn không dám đối diện với mình?
Suy nghĩ này vừa nổi lên, Vân Diệp nhổ liền mấy bãi nước bọt, Lý Nhị mà có thứ tình cảm trong truyền thuyết này còn khó hơn lợn nái leo cây.
- Vì sao phải đào ngang đường?
Trường Tôn thị rõ ràng không hiểu bản vẽ thi công của Vân Diệp, nhưng lại làm bộ làm tịch chỉ bản vẽ hỏi:
- Vì thần chỉ có ba nghìn quan, phải tính toán thần tỉ mỉ, đất đào ra đốt thành gạch, đất dư dùng lót nền cung điện, kênh đào được sẽ thông với sông bên ngoài, tạo thành mạng lưới, như thế vận chuyển vật liệu mới tiết kiểm nhận lực vật lực.
Cứ theo sách mà nói, giọng Vân Diệp đều đều, cứ dùng một âm điệu giải thích cho Trường Tôn thị.
- Ngươi bất mãn với bổn hậu.
Trường Tôn thị cũng bất giác lên giọng mang uy nghiêm của hoàng hậu.
Thế mới đúng, việc công mà, cứ làm theo phép công thì hơn, chứ lấy tình cảm ra nói, được không bằng mất, Vân Diệp sợ nhất là thế công tình cảm, còn vần đề sự vụ thì không thành vấn đề, y chưa bao giờ bận tâm, cái thế giới này cơ bản không có ai kiến thức rộng như y.
- Vi thần nào dám, nương nương hạ lệnh một tiếng, vi thần liền bắt đầu chạy chối chết, mấy vị lão quốc công thấy thần đáng thương, móc tiền trong nhà cho thần dùng, nên thần phải dùng từng đồng cho hiệu quả, mới không phụ kỳ vọng của lão nhân gia.
- Không cần nói mình đáng thương như thế, mấy năm qua ngươi ở bên bổn hậu, ngươi là người thế nào tưởng bổn hậu không biết à? Mặc dù không hiểu ngươi có trò gì, nhưng ngay bây giờ bổn hậu dám đoán chắc, nếu không đem cung điện mới đặt cho ngươi, quan viên toàn công bộ không còn mặt mũi nào ở lại vị trí nữa. Tiểu Diệp, ngươi cần nhiều tiền thế làm gì, thư viện ngươi muốn xây không phải là thư viện, mà là Trường an thứ hai, kiếm được bao nhiêu tiền ngươi dùng xây thư viện hết, quốc gia phải làm sao? Tiền là thứ có hạn, ngươi dùng nhiều, triều đình còn lại ít, ngươi xây thêm một phòng học, nói không chừng triều đình thiếu đi một tòa thành, bên nặng bên nhẹ, người thông mình như ngươi sao không hiểu?
Trường Tôn thị nói mềm mỏng rồi, Vân Diệp làm thế nào được, bọn họ nhìn nhận về tiền như thế đấy nói bao lần không thông, tới cái thời đại này, Vân Diệp vừa hưng phấn lại bi ai.
Trước kia Vân Diệp cho rằng câu cao thủ cô đơn là vớ vẩn, hiện giờ bản thân được trải nghiệm rồi, khi tất cả mọi người đều hiểu lầm về khái niệm tiền bạc, bản thân chính là cao thủ cô đơn, chỉ là quá con mẹ nó cô đơn quá đáng.
Hoa Sơn luận kiếm dầu sao vẫn có năm vị cao thủ đánh với nhau, mình đối diện với toàn loại thương nhân đem vốn kiếm lời, lĩnh vực đầu cơ nước bọt này chỉ có một mình mình lăn lộn, muốn chơi thế nào thì chơi thế đó.
Xây cung điện cho hoàng gia, còn là lầu nghị chính nữa, người thế giới này sao không ai nghĩ đây là cơ hội kiếm lớn? Dù xây miễn phí cũng có lợi lớn.
Cung điện dùng gạch của Trương gia, Lý gia làm gạch không nổi điên lên à? Không cần bao lâu, gạch của Trương gia sẽ bán khắp thành Trường An, gạch của Lý gia sẽ không ai hỏi tới.
Giống thế, gỗ, đá, cát dùng của nhà ai sẽ là vinh quang tột đỉnh, nếu như trên gạch cho hắn đóng dấu nhà mình, đám thương nhân đáng thương Trường An kia mắt sẽ đỏ tới khiếp người.
Về phần chi phí xây cung điện cho hoàng gia, trừ nhân lực không thể thiếu ra còn cần gì nữa?
Hoàng gia ném chuyện này cho Vân Diệp như một gánh nặng, xây một cái nhà cần tới mười lăm vạn cơ à? Ba vạn của Trường Tôn thị là đủ rồi, hơn nữa còn là kiến trúc cực kỳ hoành tráng.
Cái trực giác chết tiệt của Trường Tôn thị luôn nhạy cảm như vậy, bộ dạng rầu rĩ của Vân Diệp bị bà ta nhìn thấu, một phụ nữ có thai không nghỉ ngơi cho khỏe, lo việc này làm gì, đem cung điện giao cho Vân Diệp xây là xong, rồi xách hành lý vào ở, tốn có ba vạn quan có nhà ở cao cấp, còn gì không vừa lòng nữa? Dù ta có lãi lớn thì sao nào? Tư duy logic kiểu gì vậy.
Còn lấy một chậu nước ra ví dụ kinh tế, cái gì mà ta múc một thòa lớn, triều đình sẽ mất đi một thìa, đời sau đám phú hào dùng máy bơm công suất lớn hút tiền, có thấy hút hết đâu?
Trường Tôn thị mắt nhìn Vân Diệp chăm chú, hi vọng y hiểu khổ tâm của mình, đừng để triều đình xấu hổ, hiện triều đình đang ở cực diện chấn hưng từ đống đổ nát, chỗ nào cũng cần tới tiền.
Lãnh thổ mới giành được cần củng cố, phải xây thành, phải làm được, thủy lợi khắp Quan Trung phải tu sửa. Tướng sĩ viễn chinh phải vỗ về, thành trì đổ nát do chiến loạn bao năm tàn phá phải xây lại, nhưng mỗi năm hai trăm vạn thuế thu của triều đình không đủ, mình tiết kiệm mãi mới có ba vạn quan, mà ba vạn quan này một nửa lấy từ Vân Diệp.
- Nương nương, tiền kiếm được từ cung điện, thần sẽ giao cho người. Còn về phần tiền kiếm từ xây phường Hưng Hóa, thần phải chia lãi cho mấy vị trưởng bối yêu quý thần, tiền xây thư viện thì thần nghĩ cách khác là được. Còn nữa, nương nương cho rằng vi thần càng kiếm được nhiều tiền, triều đình càng mất nhiều là không phải đâu.
- Như thế thật sao? Vậy ngươi cho bổn hậu biết, rốt cuộc ngươi kiếm tiền thế nào? Kiếm được bao nhiêu?
Trường Tôn thị bày bộ mặt lắm chuyện của nữ nhân ra:
- Ít nhất ba vạn quan của nương nương sẽ quay về túi tương nương không suy chuyển chút nào.
- Vậy ngươi lấy cái gì xây nhà? Ngươi có phép thuật à?
- Nương nương, với người thì thần không giấu diếm gì cả, thần không hứng thú với triều đường, tranh quyền đoạt lợi với họ, không bằng dạy tốt mấy đứa học sinh. Nương nương chưa nhìn thấy tầm quan trọng của thư viện, chưa tới mười năm người sẽ phát hiện Đại Đường ta muốn đời đời bền vững thì thư viện là nơi trọng yếu.
- Tự khoe khoang khoác lác, thằng nhóc mười mấy tuổi mà mạnh miệng không sợ méo mồm à, ngươi có bản lĩnh thi tiển tài kiếm tiền trước mặt bổn hậu, để bổn hậu tâm phục khẩu phục.
Nói xong còn bảo người mang tới một nắm đồng tiền, để Vân Diệp kiếm tiền ngay trước mặt.
Còn có lý lẽ nữa không? Có kiểu kiếm tiền loại này à? Vân Diệp bó tay, loại nữ nhân cố chấp này, không để bà ta mở rộng kiến thức, bà ta sẽ không tha cho mình, thôi vậy, đưa ra một đề số học nhỏ cho bà ta thấy, để mình tiện chạy trốn.
Lý Thừa Càn không biết từ bào giờ lén lút mò vào, nấp sau cột nghe trộm, thấy có trò hay liền chạy ra, người Lý gia có cái tật này, luôn nghe trộm người khác nói chuyện.
Đếm số tiền, Vân Diệp cầm lấy ba mươi đồng, đưa Trường Tôn thị mười đồng, Lý Thừa Càn mưới đồng, thị nữ thiếp thân của Trường Tôn thị mười đồng, gọi một hoạn quan tới. Thế là đủ người.
- Nương nương, hiện giờ trong tay ba người có tiền, chuẩn bị ở trọ, tiền trọ mỗi người mười đồng, xin giao chị vị nội thị này, hắn là chủ quán trọ.
Ba người Trường Tôn thị cười vui vẻ giao toàn cho hoạn quan, chờ xem kịch hay.
Vân Diệp nói với hoạn quan:
- Ngươi là chủ quán trọ, hôm nay trong quán có chuyện vui, ngươi quyết định chỉ thu tiền phòng của ba vị này hai lăm đồng, ta là tiểu nhị trong quán, ngươi bảo ta cầm năm đồng này giao cho khách, đưa ta năm đồng là ngươi có thể đi rồi. Hai lăm đồng kia coi như nương nương thưởng ngươi.
Hoạn quan rất nghe lời, cầm hai lăm đồng đi.
Vân Diệp đút túi hai đồng ngay trước mắt mọi người, còn lại ba đồng, chia cho mỗi người một đồng.
- Đó là tài kiếm tiền của ngươi à? Bổn hậu cười chết mất, tham ô hai đồng, còn làm ngay trước thanh thiên bạch nhật, đây là cái tài gì?
Trường Tôn thị cho rằng Vân Diệp đang trêu họ:
- Bị phát hiện rồi, tiểu nhân đành trả hai đồng tham ô cho khách. Nhưng nương nương tính xem, rốt cuộc có đúng không?
Vân Diệp cười hì hì nói:
- Có khó gì, bọn ta mỗi người đưa chủ quán mười đồng, chủ quán trả lại mỗi người một đồng, thêm vào hai đồng ngươi tham ô là đủ, có gì không đúng?
Trường Tôn thị vừa nói ra khỏi miệng thì mặt biến sắc:
Lý Thừa Càn nghĩ mãi không ra, hỏi:
- Diệp Tử, mỗi người đưa cho chủ quán 10 đồng, chủ quán trả lại mỗi người 1 đồng, tức là mỗi người tiêu 9 đồng, thêm vào 2 đồng ngươi lấy, tổng cộng có 29 đồng, một đồng nữa đi đâu rồi?
(Tên nào lấy một đồng rồi. Trả ngay nào)
Truyện khác cùng thể loại
143 chương
46 chương
84 chương
55 chương
8 chương
126 chương
81 chương