Đường Chuyên
Chương 1393
- Nghe tin huynh lên thiên giới, tiểu đệ mừng vô cùng, nếu có Dao Trì, mau mau thông báo, bọn tiểu đệ nối nhau tới.
- Ngài hưởng hết phú quý nhân gian, được cả thiên hạ tôn vinh, nay đi xa, hận không thể kết bạn đồng hành.
- Ta chuẩn bị tốt tửu yến, ngày ngày đợi ông tới chơi trong giấc mộng, vì sao mãi chưa tới.
- Nhờ huynh trưởng chỉ bảo năm mươi năm, cuối cùng tới ngày thành đạt, nước mắt giàn dụa, hận chẳng thể đi cùng.
- Thần nghe sông Lạc có thần,
Tên gọi Phục phi.
Chắc là người vương tử nhìn thấy,
Hẳn không thể sai!
Người đó dung mạo ra sao?
Thần muốn được nghe."
Ta trả lời rằng:
Hình dáng của nàng,
Nhẹ tựa chim hồng,
Uyển chuyển như rồng.
Rực rỡ thu cúc,
Tươi rạng xuân tùng.
Phảng phất như mây che bóng nguyệt,
Phiêu diêu như gió bay làn tuyết.
Từ xa mà ngắm, trắng như ráng mặt trời lúc ban mai,
Tới gần mà xem, tươi như đoá phù dung trên dòng biếc.
To nhỏ vừa tầm,
Ngắn dài hợp độ.
Vai tựa vót thành,
Eo như được bó.
Cổ gáy thon dài,
Da ngần hé lộ.
Sáp thơm không dùng,
Phấn màu chẳng ngự.
Tóc búi mây bồng,
Mày uốn thon cong.
Ngoài môi thắm đỏ,
Răng ngà bên trong.
Con ngươi khẽ liếc,
Má lúm đồng tiền.
Phong tư kiều diễm,
Dáng tĩnh thân nhàn.
Nhu mì khoan nhã,
Mê hoặc tiếng thanh.
Phục trang khoáng thế,
Cốt mạo như tranh.
Khoác áo lụa ngời sáng chừ,
Khuyên tai toả sắc xanh.
Tay đeo lông thuý vàng làm trang sức,
Người kết ngọc minh châu xung quanh.
Giày viễn du thêu hoạ tiết,
Quần mây lụa phất nhẹ nhàng.
Ẩn bóng lan toả hương ngát chừ,
Dạo bồi hồi bên sườn non.
Rồi chợt nhẹ nhàng bay bổng,
Chơi đùa nhởn nhơ.
Trái cờ ngũ sắc,
Phải lộng quế che.
Nâng tay trắng ngần bên bến trong chừ,
Hái cỏ chi đen nơi nước xiết.
Vân Diệp không ngừng đọc Lạc Thần Phú của vị Ngũ Hoa Ông đích thân viết, vốn đọc rất du dương, Lý Cương tiên sinh miệng khẽ mỉm cười, nghe rất thoải mái, nhưng về sau lại trở nên phẫn nộ.
Nguyên Chương đoạt lấy bức thư, chỉ ra đại môn quát:
- Xéo, có mấy trăm chữ thôi mà đọc sai tới ba chữ, ngươi là sỉ nhục của thư viện.
Vân Diệp không cãi, cúi đầu ra khỏi phòng, quỳ ở thảm trước cửa, nghe Nguyên Chương đọc, lòng yên bình, vừa rồi bi thương vạn phần, hiện giờ lại có niềm vui n ho nhỏ.
Chẳng biết suy nghĩ này từ đâu ra, nhưng đọc thư, nhìn nụ cười của Lý Cương, thực sự làm người ta thoải mái.
Giọng Nguyên Chương đột nhiên trở nên nghèn nghẹn, lòng Vân Diệp đau đớn, biết ông già hiền từ ấy cuối cùng cũng đi rồi. Mấy vị tiên sinh Ngọc Sơn, Ly Thạch mặt vô cùng bình tĩnh, nối nhau vào từ biệt lão hữu.
Vân Diệp tay run run viết cáo tang gửi tới điện Vạn Dân.
Không bao lâu quan viên lễ bộ tới, đi cùng có hơn trăm tiểu lại chuyên môn lo tang lễ, bọn họ làm việc nhanh nhẹn, linh cữu, đạo sĩ, hòa thượng mau chóng được mời tới, nơi ở của Lý Cương biến thành thế giới trắng xóa.
Vân Diệp biết không giúp được gì, nhưng ra sức để mình thật bận rộn, cứ thế trải qua ba ngày, phong hiệu của Lý Cương đã xuống, đó là "Văn Trinh".
Triều đình nghỉ ba ngày tưởng niệm, thư viện cũng tĩnh lặc, dù tiên sinh hay học sinh, trên mũ đều may một mảnh vải trò lòng tôn trọng.
Lý Cương mới đi, Ly Thạch liền thay áo gai, ngày đêm làm tượng cho ông, Nguyên Chương tự tay chấp bút viết lời trên bia mộ, Ngọc Sơn vẽ truyền thần, khu lăng mộ thư viện đón vị khách đầu tiên vào nghỉ.
Lý Cương cũng là đại thần đầu tiên từ chối bồi táng trong hoàng lăng, trong lòng thư viện quan trọng hơn, ông thích thư viện, thích học sinh, thích nhìn họ dần trưởng thành. Con gấu mèo kéo xe cho ông tới trước mộ kêu gào, bảy ngày sau cũng chết ở đó, không ăn không uống.
Vì thế tượng của tiên sinh biến thành ngồi trên xe gấu mèo.
Năm Trinh Quan thứ hai mốt là năm đại hung, trong năm năm này Tần Quỳnh, Ngụy Trưng nối nhau qua đời.
Gần như chẳng tháng nào nhàn nhã, khi Lưu Hoằng Cơ bất hạnh thượng mã phong trận vong, Lý Nhị không chịu nổi nữa, hạ một chiếu thư, năm nay không làm gì hết, không dấy đao binh, không xây dựng, quốc thể không sửa đổi gì, thậm chí hoàng lăng của mình cũng dừng xây dựng, đốt biểu tạ tội ở Lão Quân Quan.
Cho dù là thế vẫn không ngăn được các trọng thần nối nhau qua đời, Tiêu Vũ rồi Diêu Tư Liêm, Tiết Vạn Nhận chết ở Lương Châu, Đường Kiệm chết ở Ngân Châu...
Vân Diệp thấy mình cũng sắp chết rồi, binh bộ chưa bao giờ nhiều việc như thế, tới mùa xuân, cung ứng binh khí xảy ra vấn đề, lúc này chẳng ai suy nghĩ Vân Diệp bận ra sao, binh bộ thiếu người thế nào, đại quân ở tiền phương có vấn đề là chứng minh binh bộ thượng thư chỉ là hạng giá áo túi cơm.
Thư viện đang tiến hành điều chỉnh, nhưng vô cùng cẩn thận, không ngừng có giáo thụ bị điều đi, mang theo học sinh không biết đi đâu, có người hỏi, luôn cười không đáp, thần bí chỉ lên trời, bái biệt bằng hữu, thanh toán hết nợ nần, người già từ biệt thê nhi, người trẻ mang theo thê tử, sau đó mất tích.
Vân Diệp miệng khô cổ khát từ đại sảnh đi ra, vặn mình một cái, những tiên sinh kia phát hiện mình vào núi sâu, không còn ngày trở ra nữa, vì thế tâm tình vô cùng không tốt, đề xuất đủ thứ yêu cầu cổ quái.
Thỏa mãn, thỏa mãn hết, viện vũ nghiên, viện sinh vật thêm vào xưởng thuốc nổ, hơn ba nghìn người, chẳng lẽ không đủ họ giao lưu? Tiếu Thương Sinh xung phong làm quản sự ở đó, không ai biết hắn bị điếc, hắn nói chuyện luôn chậm rãi từng chữ một, tuy râu ông nọ cắm cằm bà kia, nhưng hắn luôn là đối tượng trút bầu tâm sự tốt nhất, vì bất kể ngươi vỗ bàn hay chửi bới, viên quan tứ phẩm này luôn mỉm cười tiếp đãi, để ngươi chửi xong liền trở về làm việc.
Không đợi được tới lúc Vân Diệp tới Lĩnh Nam, vì thế Lý Dung đã thành hôn dẫn Phùng Viện tới Trường An, tới bái tế tổ tông, muốn vào gia phổ, không thể không tự mình tới một chuyến.
Gấp thư của Lý Dung lại, Tân Nguyện sán tới nói:
- Dung Nhi và Phùng Viện tới, rất nhiều đồ đạc trong nhà phải thay, nhất là tiểu lâu Dung Nhi ở thủa nhỏ, bao năm không tới, đồ trong đó cũ cả rồi, chàng nói có nên thay không?
- Vậy thay đi, có điều đừng sửa sang gì, trước kia ra sao giờ cứ như vậy là được, mấy thứ đồ chơi cũng đừng bỏ đi, bút nó luyện chữ cũng đừng thay, bàn ghế để nguyên, để nó xem mà làm.
- Phu quân, chàng nói có phải năm nay không may mắn không, cứ có huân quý qua đời, hôm nay lại nhận được thiếp của Hà Gian vương, nói ngày đi xa của lão vương gia trong mấy ngày tới, chàng và Hoài Nhân là hảo hữu, có đi không?
Ánh mắt Vân Diệp thoáng qua vẻ âm u, nhưng không để Tân Nguyệt biết, vẫn bình tĩnh nói:
- Nàng đi là được rồi, ta mà qua thì người Lý gia sẽ càng thêm kinh hoàng, vốn có tin đồn lão vương gia muốn thay thế tử bằng Hoài Nhân, đại ca hắn vì chuyện này suýt dùng đao thương với Hoài Nhân, nàng nói lúc này ta qua có thích hợp không?
- Sao lại ầm ĩ thành ra thế này, thân huynh đệ đánh nhau chí chết đúng là hiếm có, nghe nói hiện Hoài Nhân chẳng thể bước vào đại môn vương phủ, chuyện xấu xa như vậy nhà ta đừng có.
Vân Diệp nhìn Tân Nguyệt đặt sách xuống:
- Tước vị của Dung Nhi còn cao hơn ta, nó là quận vương, sẽ không tranh đoạt vị trí với Thọ Nhi đâu, nàng yên tâm, sau khi ta chết, tước vị sẽ là của Thọ Nhi.
Những lời này làm Tân Nguyệt xấu hổ, khẽ đấm vai trượng phu:
- Thiếp thân chỉ nói thế thôi mà, sao chàng lại kéo người ta vào.
- Thôi đi, phu thê bao năm, tính nàng thế nào ta lại chẳng rõ à? Cho nàng biết gia chủ Vân gia và Lam Điền hầu không nhất thiết là một người, đó là gia quy, đương nhiên Thọ Nhi không vấn đề, đứa bé này có năng lực, tính cách đủ trông giữ Vân gia, gia chủ sau này khó nói, gia tộc lớn lên, chuyện cổ quái gì cũng có. Nàng nên mừng đi, nhà ta chỉ có ba nam oa.
Tân Nguyệt gật đầu, dựa vào người Vân Diệp ngồi xuống, lấy sách trên bàn trả lại cho y, bản thân tỳ cằm lên vai trượng phu ngây ra, cũng không biết nghĩ cái gì.
Hiếm được một ngày thanh nhàn, Vân Diệp thấy tâm tình Tân Nguyệt không cao, liền dắt nàng đi ngoài chơi, hiện xuân ấm chan hòa, ngồi lý trong phòng thật lãng phí.
Lúa mạch trong ruộng đã nhô lên, giống như tấm thảm màu xanh, trải tới tận chân trời, nhìn mãi không biết chán, mùi đất ẩm ướt làm người ta thư thái từ đầu tới chân, tục sự nhiều làm người ta trở nên dung tục, Vân Diệp cố gắng giữ lòng mình còn chút ngây thơ của trẻ con.
Bên phần mộ của Lý Cương không biết ai trồng hai cây hồng hạnh, chắc chưa quen đất, hồng hạnh nơi khác đã rụng, nở đây mới nở hoa, trận gió thổi qua, hoa đỏ lay động như nụ cười sang sảng của Lý Cương.
Truyện khác cùng thể loại
143 chương
46 chương
84 chương
55 chương
8 chương
126 chương
81 chương