Dữ Quỷ Vi Thê
Chương 94
Năm đó ở bên ngoài vào Nam ra Bắc, loại người nào mà cụ Ngụy chưa từng gặp, loại chuyện nào mà cụ chưa từng trải qua. Đụng phải người vốn không chịu sự chi phối của người khác như Trần Dương cũng không phải một hai lần, lần nào cụ cũng nghĩ ra cách nắm thóp người khác. Lần này cũng sẽ không ngoại lệ, nói thẳng ra thì không ngoài mấy chữ ‘Dùng lợi ích dụ đúng chỗ’.
Cho nên cụ cũng chẳng vội vàng làm gì mà vẫn cười tủm tỉm nhìn Trần Dương.
Mặc dù Trần Dương chưa nói gì nhiều đã từ chối ngay nhưng anh không thể không nể mặt người ta được, mà cũng không thể đánh ông cụ đã gần bảy tám chục tuổi này. Thế là anh quyết định uống xong chung trà này rồi sẽ rời đi, anh không tháp tùng tiếp đâu.
Đợi đến khi uống trà gần xong, cụ Ngụy đột nhiên vẫy tay kêu con trai lớn của mình lại. Cụ nói vài câu vào tai con trai, anh ta gật đầu liên tục rồi lại kêu đám con cháu mang mấy thứ bên ngoài vào.
Bốn hòm bốn mâm dùng tơ lụa đỏ hoặc phủ lên hoặc cột lại được bày biện giữa gian nhà chính. Nhìn những thứ được bày ra ấy đáng lẽ phải là không khí vui mừng, ấy vậy mà vào buổi tối yên tĩnh thế này cứ cảm giác u ám sao đó.
Trần Dương đặt chén trà xuống, không rõ người ta định hát bài gì đây. Cụ Ngụy ở bên giải thích thay anh, “Đây là sính lễ âm hôn.” Cụ dộng cây gậy lên đất, cậu con trai cả bèn mở những chiếc rương ra, và vén cả những tấm tơ lụa đỏ trên các mâm luôn thể.
Trong chiếc hòm là quần áo, vải vóc, len vải linh tinh gì đó. Những đường thêu tỉ mỉ, hoa văn phức tạp, phần lớn là màu sẫm, có thể nhận ra là thứ chất liệu vô cùng quý giá. Còn những thứ trên mâm – đồ trang sức lần lượt được bày ra càng khiến đôi mắt con người thay đổi.
Trần Dương liếc thoáng qua rồi cũng không ngó tới nữa. Anh cười khẽ sau đó nhìn cụ Ngụy mà chẳng nói chẳng rằng. Cụ Ngụy ho khan, “Đây là tục lệ của âm hôn ở thôn chúng ta, cậu cứ hỏi thím Sáu Ngụy của cậu đi, thím ấy biết đấy.”
Đưa trà lên rồi thì thím Sáu Ngụy ở bên cạnh xem náo nhiệt, nghe cụ Ngụy nhắc tên thì thím đáp lại một tiếng, rồi xoay mặt nói với Trần Dương, “A Dương à, đúng là thế đấy.”
Trần Dương đau đầu, ông cụ này định dùng tiền tài tấn công hử? Anh ngẫm nghĩ, “Cụ Ngụy à, chuyện này cháu không hứng thú đâu, cụ lấy mấy thứ này về đi.” Mấy chuyện này là gì đây trời, từ ngày đến thôn Ngụy thì mấy chuyện kỳ dị cứ xảy ra hết chuyện này đến chuyện khác, âm thai còn chưa giải quyết xong làm sao anh có tâm tình để ý mấy chuyện khác.
Liếc anh xong Cụ Ngụy vẫy tay, cậu con trai cả bèn đặt một bọc giấy lên bàn. Trong bọc giấy ấy một xấp tiền trăm tệ, chắc tổng số cũng phải hơn cả vạn. Cụ Ngụy này thật đúng là dốc hết vốn ra rồi, chẳng biết vì sao cụ lại chấp nhất với chuyện âm hôn như thế.
Trần Dương vẫn chẳng mảy may động, thứ nhất là anh không thiếu tiền, thứ hai là dù thiếu tiền thật cũng không định lấy loại tiền này.
Cụ Ngụy cũng chẳng có gì ngoài ý muốn. Cụ đã kêu cháu mình nghe ngóng hoàn cảnh gia đình Trần Dương. Trần Dương vốn là kẻ chỉ có một mình mà không còn bất kỳ người thân nào khác, đã ra ngoài lăn lộn với đời khi chỉ mới mười mấy tuổi. Những biến đổi lớn khi gia đình gặp biến cố đã ảnh hưởng vô cùng lớn với anh.
Người như thế, hoặc sẽ rất trọng tiền bạc hoặc rất trọng tình, hoặc chẳng để ý đến bất cứ gì cả. Trần Dương thuộc loại nào đây?
Cụ Ngụy còn đang suy tư thì Trần Dương đã chẳng còn đủ nhẫn nại nữa. Anh đứng dậy, nói với cụ, “Cụ lấy mấy thứ này về đi, cháu không đồng ý chuyện này đâu.” Nói xong cả rồi, anh gật đầu với người bên cạnh rồi xoay người đi về phía phòng mình.
Cơ thể có chuyện, nên mỗi ngày làm việc xong trở về thì anh đã sức cùng lực kiệt, thế nên chẳng dư sức đâu mà giải quyết chuyện này.
Cụ Ngụy cũng chống gậy đứng lên, gọi với theo lưng Trần Dương, “Ta vẫn để đồ lại đây, mấy ngày này cậu cứ cân nhắc kỹ đi, có điều kiện gì cứ nói. Ta sẽ đồng ý hết.”
Thím Sáu Ngụy tất nhiên không từ chối chuyện để sính lễ tại nhà, thím để mấy đứa cháu trai của cụ Ngụy dời mấy cái rương lại sát tường, còn mấy cái mâm thì để tại phòng thím. Sau khi mọi việc được sắp xếp đâu vào đó xong, cụ Ngụy mới nhíu mày nhăn mặt dẫn theo con cháu trở về nhà trước khi bóng đêm ngoài kia hoàn toàn đen đặc.
Về đến nhà, ngay cả cơm cũng không ăn, cụ Ngụy thở than, nhịp nhịp cây gây xuống đất, miệng lẩm bẩm, “Chuyện này khó thật.”
Bên cạnh, mấy nàng dâu đang kề tai xầm xì. Chuyện xảy ra khi nãy, vốn mấy cô con dâu họ không đồng ý, âm hôn đâu phải chuyện chỉ tốn chút tiền là xong được, bỏ ra số tiền lớn làm chuyện ấy, nghĩ thế nào cũng không có lời.
Chẳng qua trong nhà này, cụ Ngụy nói đã nói là làm, với lời của cụ thì đám con cháu trong nhà luôn nhất nhất nghe theo. Nên dù nói gì cũng bằng không, thế là tình huống này lại đúng lúc vừa ý họ.
Ba cô con dâu liếc nhau rồi họ đẩy cô vợ cả ra, cô vợ cả đi đến cạnh ông cụ, “Cụ à, nếu người ta không đồng ý thì thôi bỏ chuyện này đi.”
Cụ Ngụy hừ mũi, trừng mắt với cô vợ cả một cách nghiêm khắc. Cô vợ sợ quá vội lui mấy bước ra sau. Lúc ở nhà hễ nổi con thịnh nộ là ai cụ cũng đánh được, tuy rằng chưa đánh con dâu bao giờ nhưng chẳng gì bảo đảm dưới cơn giận dữ ông cụ không phá thông lệ ấy.
Nhớ tới chuyện đó, lại được ông chồng bên cạnh nháy mắt ra hiệu, cô vợ cả vội vã cười, “Cứ để bọn con nghĩ cách, luôn có cách mà phải không. Trần Dương là người chứ có phải là trứng gà với lớp vỏ không kẽ nứt đâu. Mọi người nghĩ đi nào, tôi rửa chén đây.”
Cụ Ngụy lại hừ một tiếng, nhắm mắt lại, tự mình xuất thần. Mấy người con trai bên cạnh tới tới lui lui không quấy rầy cụ. Đến lúc thức ăn dọn cả lên bàn rồi, cụ mới phẩy tay, mỏi mệt nói, “Ta không ăn, mọi người ăn đi.” Xong thì cũng chẳng trông nom đến ánh mắt lo lắng của con cháu, cụ khập khiễng bước về phía buồng trong. Mới đi được nửa đường, bỗng cụ quay lại, “Thằng cả, hãy đi hỏi thăm xem Trần Dương thân với ai nhất.”
Cơm còn chưa nuốt xong, cậu cháu cả đã vội gật đầu, “Ông —— ông nội.” Cậu chàng khốn khổ nuốt thức ăn xuống rồi lại nói tiếp, “Chuyện này con biết, là Ngụy Thời. Ngày nào Trần Dương cũng đến chỗ Ngụy Thời, hình như bị bệnh gì đó.”
Hai mắt cụ Ngụy tỏa sáng, cụ bảo, “Thế hử, vậy ta sẽ đến chỗ Ngụy Thời ngay bây giờ để xem thế nào.” Nói đi là đi ngay, cuộc sống trong quân đội của cụ Ngụy khiến sức hoạt động của cụ rất khỏe. Thấy thế thì đám con cháu cũng tạm dừng ăn theo sau cụ, trời đã tối thế này, để ông cụ ở một mình bên ngoài lỡ té thì làm sao!
Cụ Ngụy chống cây gậy đi về phía trạm y tế. Tiếng bước chân trên mặt đường lát đá phát ra âm thanh lộp cộp, thứ âm thanh vang vọng lạ thường vào bao đêm, như thể đã truyền khắp mọi ngõ ngách.
Nơi khe cửa của trạm y tế sáng đèn. Trước khi gõ cửa, cụ Ngụy tựa như nghe thấy tiếng bên trong có hai người đang trò chuyện, thế nhưng lúc mở cửa chỉ có mỗi Ngụy Thời bước ra. Cụ Ngụy nhìn khắp phòng một lượt, chẳng lẽ vừa rồi cụ nghễnh ngãng nghe lầm?
Tối hôm đó, rốt cuộc cụ Ngụy và Ngụy Thời nói gì, không ai biết cả, nhưng kết quả lại rất rõ. Ngụy Thời đồng ý đi thuyết phục Trần Dương, cuộc âm hôn này không muốn cũng phải nhận. Ngụy Thời gãi cằm, nhìn theo bóng cụ Ngụy rời đi.
Cũng vào tối hôm ấy, Trần Dương nằm trên giường lăn qua lộn lại mãi mà ngủ không yên. Âm thai trong bụng đang ra sức tác oai tác quái, một lát thì đá, một lát lại đánh, quấy phá đến mức không chịu yên, như một tảng băng đang biến hình đâm vào nội tạng. Cảm giác này quả tình chẳng lời nào có thể diễn tả được.
Triệu An nằm bên chiếc giường đơn bên cạnh đã bắt đầu chảy mồ hôi.
Nghe âm thanh thế, Trần Dương lại bực dọc cáu kỉnh. Trong cơn tức giận anh bật dậy lấy cái ghế ngồi vào cạnh khung cửa sổ. Cửa sổ không cách mặt đất cao lắm, vừa đủ để người tựa vào.
Mặt trăng tròn mờ ảo treo giữa bầu trời đêm, một chấm nhỏ không sáng lắm. Bên ngoài cửa sổ là đám cỏ lùm xùm lộn xộn, một con đường sỏi đá đã lâu không ai đi dần bị che kín. Thoáng chốc, như thể có ai đang bước đến từ phía xa xa. Tập trung nhìn kỹ thì thấy một đám sương mù bỗng tự đâu xuất hiện chẳng thể thấy rõ gì. Cơn gió mát lành chầm chậm thổi tới phá tan cái nắng nóng ban ngày, mang lại cảm giác dịu mát.
Chắc sắp tới mùa thu, Trần Dương lan man nghĩ, lại nửa năm trôi qua.
Trần Dương đưa ánh mắt ra xa, bất chợt, anh nheo mắt lại. Khi nãy không phải anh nhìn lầm mà đúng thật có một người đang từ xa đi đến. Cũng gió buốt trăng đêm, cũng đèn lồng áo trắng, cũng nghiêm nghị vô cùng, kẻ kia cầm theo chiếc lồng đèn, không nhanh không chậm bước tới trước cửa sổ, mỉm cười với Trần Dương, “Lại gặp nhau rồi.”
Trần Dương bị thứ âm thai kia tra tấn đến chẳng còn sức đâu mà nổi nóng, anh nhấc tay lên rồi lại hạ xuống, “Ngài giơ cao đánh khẽ chút đi, tha cho cái mạng tôm tép này của tôi đi.”
Kẻ kia ném nhẹ chiếc lồng đèn giấy trắng trong tay, chiếc lồng đèn ấy bay tới bậu cửa sổ, đong đưa rồi tự treo mình lên. Tiếp đó, kẻ kia nhẹ giọng bảo Trần Dương, “Lại đây.”
Tất nhiên Trần Dương sao có thể đơn giản nghe theo sự sắp đặt của người khác như thế. Thế nhưng, dù anh không nghe nhưng cơ thể lại khác. Người anh tự động đứng lên, leo qua cửa sổ bước ra ngoài. Trần Dương như con ếch mắt lồi còn chân thì đang dùng sức, anh muốn đoạt lại quyền khống chế cơ thể mình. Âm thai trong bụng dường như biết được kẻ kia đã đến, nó gây rối không yên, nhảy nhót chẳng ngừng.
Kẻ ấy cầm tay Trần Dương, kéo anh vào lòng mình. Một cái ghế xuất hiện từ giữa không trung, kẻ ấy ôm Trần Dương ngồi lên, sau đó đặt tay lên bụng Trần Dương, một luồng khí lạnh nhập vào bụng anh.
Trần Dương rùng mình, hồi lâu mới bật ra được một câu, “Đang làm gì đó?”
Kẻ ấy thở dài, bàn tay đang đặt trên phần bụng tráng kiện của Trần Dương nhẹ nhàng vuốt ve, tựa như đang âu yếm cơ thể anh, lại tựa như trấn an âm thai trong bụng anh, “Mượn cơ thể cậu chỉ là vì nhóc con kia, nhưng nó sẽ cướp đoạt dương khí và tinh khí của cậu, nên mỗi ngày ta sẽ cho nó ăn âm khí. Tuy cậu sẽ hơi mệt mỏi hơn so với bình thường, nhưng sẽ không nguy hiểm đến tính mạng.”
Kẻ ấy nhìn Trần Dương vẻ mặt thấp thỏm trong lòng mình, “Ta cũng không muốn mạng cậu. Hiện chỉ có thể tạm thời như vậy, đợi sau này, chúng ta —— cậu sẽ không khó chịu như vậy nữa.”
Trần Dương không hề nghi ngờ lời con quỷ ấy, nhưng mà sau này? Cái gì sau này? Sau này thì sao?
Ánh trăng lờ mờ chiếu xuống, chiếu rọi thứ ánh sáng nhạt nhòa mà mắt thường cũng có thể phần nào thấy được. Kẻ kia vươn tay, ánh trăng như sợi tơ quấn quanh bàn tay kẻ ấy thành một khối cầu nhỏ. Kẻ ấy vân vê quả cầu, khẽ đặt lên bụng Trần Dương, rồi nhẹ nhàng ấn xoa.
Một luồng khí mát nhưng không lạnh nhập vào bụng anh, cuối cùng âm thai đã không còn gây rối nữa, yên tĩnh lại.
Bớt đi sự giày vò, Trần Dương nhẹ nhàng thở ra, thả lỏng hẳn. Tuy hiện đang bị một tên đàn ông ôm vào lòng, nhưng thích ôm thì cứ ôm, Trần Dương anh là người luôn thích ứng với mọi hoài cảnh, nếu không sao anh có thể ở bên ngoài như cá gặp nước. Anh nâng mắt nhìn thoáng qua người bên cạnh.
Kẻ ấy vẻ mặt dịu dàng mà kiên nhẫn nhìn bụng anh, như thể đang ngắm nhìn một thứ bảo vật, đúng là như hóa thành dòng nước ấm.
Thấy thế, Trần Dương bật cười. Kẻ ấy nghe tiếng, bèn nhẹ giọng hỏi, “Cậu cười gì?”
Trần Dương không trả lời, anh cười một lúc mới ngừng lại được. Cảnh tượng trước mắt này quả tình sai trái quá mức. Cảnh ấy hệt như một người đàn ông đang ấp ủ người phụ nữ mang thai con mình, tình tứ dịu dàng. Đáng tiếc, đó chỉ là vẻ ngoài mà thôi, còn bên trong lại hoàn toàn khác biệt. Trần Dương xoãi tay xoãi chân, để kẻ ấy có thể dễ dàng trấn an âm thai trong bụng anh hơn.
Không để cho mình chịu thiệt chịu khổ, có thể thoải mái thêm chút nào thì được chút ấy, đây là nguyên tắc Trần Dương đối nhân xử thế.
Cho dù dưới loại tình huống này, anh cũng không định phá bỏ nguyên tắc ấy. Ngây ra một lúc nhìn Trần Dương lười biếng, vẻ muốn-sao-thì-làm, rồi kẻ ấy cũng khẽ cười, nhưng động tác trên tay vẫn không dừng lại. Ánh trăng được tích góp từng chút từng chút một, sau đó nữa, ngay cả những sương mù như hư vô xung quanh cũng bị kẻ ấy gom góp lại.
Có lẽ do quá mỏi mệt, hoặc do đêm đã khuya, nên dù dưới tình huống thế này Trần Dương cũng vô tình thiếp đi. Trong cơn mơ, có người nói với anh rằng, “…Sau này chúng ta sẽ là vợ chồng…” Trần Dương mắng một câu, vợ chồng cái đầu nhà ngươi, cả đời này ông sẽ không cưới xin gì hết.
Đêm im hơi lặng tiếng trôi qua, đợi đến khi tỉnh lại Trần Dương đã nằm trên giường, trừ góc áo có hơi ẩm thì chẳng còn gì lạ thường cả. Trần Dương ngồi bật dậy, giật mình, quả nhiên thoải mái không ít. Anh thay quần áo rồi đánh thức Triệu An không biết nằm mơ gì mà tặc tặc lưỡi mãi, sau đó cũng chẳng thèm ăn điểm tâm đã chạy thẳng tới trạm y tế.
Vừa vào cửa anh đã thấy Ngụy Thời đang vội vàng thu dọn đồ đạc, anh uống ngay chén thuốc đặt trên bàn, “Ngụy Thời, cậu định đi đâu à?”
Ngụy Thời gật đầu, “Đúng vậy, sư phụ muốn tôi giúp Ngụy Ninh việc gì đó. À phải rồi, có phải cụ Ngụy tìm anh kêu anh kết âm hôn với người anh đã chết sáu mươi năm của cụ ấy? Anh có đồng ý không?”
Trần Dương uống một hơi cạn sạch chén thuốc, “Không. Chỉ có người trong thôn mấy cậu mới lưu hành mấy loại chuyện này, người ngoài ai mà tin.”
Ngụy Thời ném thứ gì trong tay qua một bên, “Tôi thấy anh vẫn đồng ý thì hơn.”
Trần Dương không rõ Ngụy Thời sao lại đột nhiên thuyết phục mình như thế, trong lòng khó chịu, anh nhướng mày, “Vì sao?”
Ngụy Thời mân mê cằm, “Vì tôi ngờ rằng cha của âm thai trong bụng anh là Ngụy Lâm Thanh, hai việc kéo đến cùng lúc, bảo không liên quan anh tin không? Tôi thì tôi không tin đâu, nên là…”
Vẻ mặt Ngụy Thời như thể anh-cũng-biết-mà.
Truyện khác cùng thể loại
212 chương
63 chương
18 chương
14 chương
104 chương