Dong Binh Thiên Hạ
Chương 2 : Ngoại Truyện Giải Thích Về Tinh Thần Kỵ Sĩ
Sách viết về Tiểu dong binh lấy tiêu chuẩn đạo đức cơ bản là từ tinh thần kỵ sĩ phương Tây thời trung cổ.
Khiêm tốn, vinh dự, hy sinh, anh dũng, trắc ẩn, tinh thần, thành thực, công chính.
Là những đạo đức cơ bản mà một anh hùng cần phải có.
Một số độc giả đối với chi tiết trong quyển 4, Ngả Mễ, Đại Thanh Sơn không muốn thấy cảnh Bích chết trận nên đã ra tay tương trợ, đây chính là vì nguyên nhân khác biệt về mặt tiêu chuẩn đạo đức giữa xã hội hiện tại với thời trung cổ.
Đơn cử một ví dụ nho nhỏ.
Những người đã từng xem 3 chàng lính ngự lâm, 3 chàng lính ngự lâm (20 năm sau), Cơ đốc Sơn bá tước [1]… những tiểu thuyết của Đại Trọng Mã [2], không biết còn nhớ không?
Trong 3 chàng lính ngự lâm, có một vị phu nhân cực kỳ độc ác --- Mễ Lạp Địch [3]. Cuối tiểu thuyết, mọi người tham gia phán xét đều nhận định vị phu nhân này có tội, đáng chết!
Nhưng mà, vào lúc xử quyết vị phu nhân này.
Đoạn dịch như sau:
Tiếng thét của ả lúc đó như xé nát tâm can, mà ngay cả Đạt Đạt Ni Ngang [3] - người trước đó tích cực truy lùng Mễ Lạp Địch nhất – lúc này cũng không tự chủ được gục đầu xuống, 2 tay bịt chặt lỗ tai, ngồi ở trên một gốc cây đã gãy, nhưng cho dù là như thế, chàng vẫn nghe thấy tiếng gào thét và uy hiếp của ả.
Trong số tất cả những người ở đây, Đạt Đạt Ni Ngang trẻ tuổi nhất, tim của hắn cũng yếu mềm nhất.
“Ôi! Ta không thể nhìn cảnh tượng đáng sợ này được! Ta không đồng ý để cho người đàn bà này chết như vậy.”
Người trẻ tuổi đứng lên, bước từng bước đến bên cạnh ả.
Lúc này, A Thác Tư Hoắc [3] rút kiếm ra, chặn đường Đạt Đạt Ni Ngang.
“Nếu anh tiến về phía trước thêm một bước, Đạt Đạt Ni Ngang,” chàng nói, “Chúng ta sẽ phải đấu với nhau một trận.”
Đạt Đạt Ni Ngang quỳ xuống cầu nguyện.
Phải biết rằng, trong tiểu thuyết, người yêu ban đầu của Đạt Đạt Ni Ngang chính là vị phu nhân ác độc này.
Mà trong cuốn sách viết về 20 năm sau, khi đứa con còn ác độc hơn vị phu nhân này chết đi, cũng để lại bóng ma ám ảnh trong lòng đám người Đại Đại Ni Ương [3].
Tương tự, trong Cơ đốc Sơn bá tước, người báo thù sau khi trả xong ân oán, biểu hiện như thế nào? Cũng lại là bất an cùng với hối hận.
Cái gọi là “trắc ẩn” của kỵ sĩ chính là như vậy đấy…
Chú thích:
[1]: Bá tước Monte-Cristo
[2]: Alexander Dumas cha (để phân biệt với Alexander Dumas con, cũng là một danh nhân thế giới)
[3]: Tên của các nhân vật trong tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm (Milady, D’Artagnan, Athos, Raoul)
Truyện khác cùng thể loại
30 chương
52 chương
353 chương
26 chương
34 chương
57 chương
44 chương
50 chương