Độc bộ thiên hạ - thanh xuyên hoàng thái cực
Chương 37 : dời đô
Mùng một tháng Giêng năm Quý Mão, tức năm Minh Vạn Lịch thứ ba mươi mốt.
Hôm qua là tiệc đêm Trừ tịch, tôi theo thường lệ từ chối không đi, nhưng ai ngờ là trời còn đang tờ mờ sáng, lại bị người đánh thức. Một bóng dáng khoác áo choàng lông vũ màu đỏ thẫm, vén màn bông dày mà xông thẳng vào, lướt đến trước mặt tôi:
"Còn ở trên giường làm gì? Mau dậy đi với ta."
Tôi lười nhác vẫn nằm im bất động, ngay cả mắt cũng lười mở: "Ra chỗ khác chơi đi, ta muốn ngủ thêm chút nữa......"
"Ha." Hắn cười, "Thì ra đã coi ta là lão bát rồi? Mau dậy nhìn xem ta là ai?"
"Ai quan tâm người là ai." Một cỗ hàn khí lạnh lẽo chui thẳng vào trong góc chăn đang đậy kín của tôi, bắt lấy một chân tôi, tôi hít một hơi, liều mạng duỗi chân, "Làm gì đó......"
Hai mắt mở ra, nhưng chỉ hô được một nửa, nam nhân đang ngồi đầu giường đang quan sát, chân mày mang ý cười, tư thế oai hùng hiên ngang dĩ nhiên là Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
"Gia sao lại đến đây?"
"Dậy mau, ta dẫn nàng đi xem thứ hay ho."
"Săn bắn sao? Không hứng thú, ta không muốn đi."
Hôm nay hắn tương đối hào hứng, cuối cùng không thèm để ý đến tôi, quay đầu nói với Cát Đái bên cạnh: "Đi! Hầu hạ chủ tử ngươi mặc quần áo."
Cát Đái nào dám không nghe theo, chầm chậm đi sang giúp tôi mặc quần áo, tôi vừa ngáp vừa đẩy chăn, liếc mắt thấy hắn vẫn khí thế to lớn mà ngồi trong phòng, không khỏi nổi giận: "Phiền gia tránh đi trước!"
"Càng ngày càng kiêu căng rồi." Hắn đứng lên, không rời khỏi, ngược lại tiến đến gần, "Nếu không gia giúp nàng mặc vậy."
Điều này khiến tôi cảnh giác đứng lên, hôm nay Nỗ Nhĩ Cáp Xích khác thường đến kỳ lạ.
Chốc lát đã mặc ổn thõa, tôi để Cát Đái giúp mình chải đầu, hắn đứng phía sau tôi, tay xoa nhẹ tấm da lông màu lửa đỏ trên cổ áo tôi, "Da cáo lửa này là một vật hiếm lạ. Là do lão đại tặng hay lão nhị tặng? À, thứ lão đại tặng nàng sẽ không mặc trên người, có lẽ là lão nhị......"
Tôi ra sức trừng mắt với hắn, phủi tay hắn ra: "Đây là thứ bát a ca biếu ta."
Hoàng Thái Cực từ lúc năm tuổi đã tặng tôi tấm da lông cáo lửa đầu tiên, sau này mỗi năm hắn đều sẽ tặng một tấm, phải nói là cáo lửa không có tạp sắc rất khó tìm, nhưng muốn bắt sống mà không tổn hại đến da lông càng khó hơn. Vì thế tôi cực kỳ quý trọng, cất giữ mấy năm nay, hiện đã gom được năm tấm, mùa Đông năm trước thấy Cát Đái biết cắt may y phục, liền để nàng làm thành một chiếc áo lông ngắn cho tôi, nhưng hình dáng chiếc áo dựa theo ý tôi làm thành cực kỳ giống thời hiện đại, có chút na ná áo choàng của nam nhân, may là mặc ở nhà, người ngoài muốn nhìn cũng không thấy, cũng đỡ được không ít phiền toái.
"Tiểu tử Hoàng Thái Cực này xem như rất có lòng hiếu thuận." Nỗ Nhĩ Cáp Xích đứng phía sau tôi, ngưỡng mộ đánh giá tôi, thuận miệng nói, "Mạnh Cổ Tỷ Tỷ đã bị bệnh mấy ngày nay, nó ngày đêm đều trông coi bên giường, không ngủ nghỉ, bưng trà dâng nước......trong đám con trai của ta, nó là có lòng hiếu thuận nhất, tâm chân thật nhất."
"Cô cô bị bệnh sao?" Tôi kinh ngạc quay đầu lại.
"Không phải bệnh gì nặng, đám nữ nhân động một tí liền đau đầu đau lưng, thân thể nàng ấy lại yếu ớt, năm rồi vừa vào đông liền dễ dàng mắc bệnh." Hắn không để ý thuận miệng trả lời, một tay kéo lấy tôi từ trên ghế, "Đi! Đi! Ta dẫn nàng ra ngoài hít thở không khí!"
Tôi bằng mọi giá cũng không muốn đi: "Ta muốn đi thăm cô cô."
"Lát nữa đi, lát nữa sau khi trở về lại đi......" Không hề phân bua, liền nài ép kéo tôi ra ngoài.
Chỉ qua loa dẫn theo hơn mười tiểu binh hộ tống dưới Hoàng kỳ, Nỗ Nhĩ Cáp Xích liền đem tôi rời khỏi thành Phí A Lạp. Bởi vì tôi cưỡi ngựa không rành, bình thường cũng rất ít khi cưỡi ngựa một mình, nên hiện giờ chỉ có thể tay không ngồi phía trước Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nín thở bắt lấy bờm ngựa.
Gió lạnh thấu xương thổi vào mặt tôi, đau như dao cắt, thậm chí đôi mắt cũng chỉ có thể híp lại thành một đường, hoàn toàn không cảm nhận được niềm vui cưỡi ngựa, loại tư vị này so với việc đi xe máy vào mùa đông mà không đội mũ bảo hiểm, chỉ có thể miêu tả một từ thôi, đó là "Rét".
Nỗ Nhĩ Cáp Xích hưng phấn đến mức không ngừng cười to, thỉnh thoảng lại gào lên một tiếng.
Đến cuối cùng tôi chỉ có thể xoay người cúi đầu, hai tay ôm chặt lấy cổ ngựa, dù nó xốc đến đầu choáng mắt hoa, hoàn toàn không biết đang ở nơi nào.
Ước chừng chịu đựng hơn hai tiếng, chỉ nghe thấy tiếng ghìm ngựa phía sau, sau đó cơ thể tôi mạnh mẽ bay lên, bị người ta vững vàng ôm khỏi lưng ngựa. Chân đã chạm đất được một lúc, nhưng tôi vẫn đang ôm đầu mù tịt tìm không ra hướng Bắc.
"Nhìn xem——" Chợt nghe thấy giọng nói cực kỳ kiêu ngạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Tôi thất tha thất thiểu xoay người theo hướng ngón tay hắn, sau đó......kinh ngạc đến ngây người.
Dưới bầu trời xanh biếc, một tòa thành cổ sừng sững bình thản đứng dưới chân tôi, gạch xám tường trắng, dựa núi men sông, phong cảnh tuyệt đẹp. Chiếm diện tích hơn một trăm vạn thước vuông, thật khiến kẻ khác phải líu lưỡi......
"Tử......Tử Cấm Thành?" Biết rõ là không thể, nhưng tôi vẫn run rẩy hỏi một vấn đề ngu ngốc.
"Ha! Nàng đã từng nhìn thấy Tử Cấm Thành sao? Nơi đó là cung điện hoàng đế Đại Minh đang ở, có điều......Nỗ Nhĩ Cáp Xích ta ở cũng không tệ!" Hắn cúi đầu chỉ vào tòa thành nằm dưới chân núi ở phía xa xa, tường tận nói rõ, "Đây là lễ vật cho nàng, kể từ ngày sinh nhật của nàng năm đó, ta đã sai người xây xuống viên gạch đầu tiên......đây là quà sinh nhật cho nàng, Diệp Hách Bố Hỉ Á Mã Lạp——Hách Đồ A Lạp Thành."
"Bịch!" Tôi ngả bệt ngồi xuống đất, không biết là do vừa mới cưỡi ngựa nên chưa hết chóng mặt, hay là bị lời nói hùng hồn của hắn dọa, tóm lại, tôi trợn mắt đến cùng.
"Đông Ca! Đông Ca!" Hắn vội vàng ôm tôi đứng lên, "Làm sao vậy?"
"Phần lễ này......" Mặt tôi run rẩy, xấu hổ cười, "Có phần lớn quá, ta có thể không nhận không?"
"Đông Ca!" Hắn cảnh cáo trừng mắt với tôi.
Vì thế tôi chỉ đành đứng dậy hành lễ: "Tạ ơn gia đã thưởng."
Trên danh nghĩa nói là tặng tôi, nhưng dù sao vẫn không có khả năng để mình tôi ở trong một tòa thành lớn vậy đúng không? Đáy lòng tôi cười lạnh, có điều mượn hoa hiến Phật, hắn sẽ tưởng thật mà thuận nước lấy lòng.
"Sau tết, ta sẽ cho mọi người từ thành Phí A Lạp chuyển đến đây......"
Quả nhiên là vậy, tôi không đoán sai chút nào, trước đó vậy mà lại bị hắn dọa đến hỏng đầu.
Tôi xoay người tìm ngựa.
"Đi đâu?"
"Đi về, thăm cô cô."
"Nàng......"
"Ta là một người cực kỳ không thú vị, khiến gia thất vọng rồi." Tôi ôn hòa trả lời, vẫn hành lễ theo quy củ, "Sau này gia có thể dẫn theo đám phúc tấn, ta nghĩ các nàng sẽ rất thích nghe gia nói như vậy."
"Nàng......" Hắn giận đến xanh mặt, sự hưng phấn vui mừng mới vừa rồi nay đã hóa hư không, "Nàng thật sự không có chút yêu thích nào đối với những thứ tốt đẹp mà ta dành cho nàng sao?"
"Gia đối tốt với ai, đó là quyền của gia."
Hắn đưa tay nắm cằm tôi, buộc tôi ngẩng lên nhìn hắn, "Đây chính là lời nàng nói......nàng chờ xem, ta thật muốn nhìn, sự sủng ái của ta có thật là giống như lũ lụt cùng mãnh thú đầy đáng sợ hay không. Nàng không thích, nàng không thích......" Ngón tay hắn khẽ run, trong phút chốc buông ra, bế tôi lên lưng ngựa, sau đó hắn cũng bước lên.
"Quay về!" Hắn quát chói tai một tiếng, ghìm cương chuyển đầu ngựa.
Vó ngựa vang lên, đám tiểu binh phía sau không dám chậm trễ liền theo sát.
Hách Đồ A Lạp Thành phân ra hai thành là nội thành và ngoại thành, tường thành được trộn lẫn từ đất, đá, gỗ.
Nội thành có dạng hình vuông, Đông Tây Nam Bắc mỗi hướng đều có kích thước hơn năm trăm thước, chiếm hơn hai mươi mấy vạn thước vuông đất, ngoại thành cũng có dạng hình vuông như nội thành, có phạm vi dài hơn một nghìn ba trăm thước, chiếm một trăm năm mươi mấy vạn thước vuông đất.
Với tập tục sinh hoạt và phong cách kiến trúc của người Nữ Chân, cộng thêm tài lực Kiến Châu, nên Hách Đồ A Lạp Thành mặc dù về sự xa hoa tỉ mỉ cùng sự khéo léo là không có cách nào so với Tử Cấm Thành, nhưng cũng đã thuộc loại hiếm thấy tại Quan ngoại này.
Cuối tháng Giêng năm Quý Mão, hơn hai vạn hộ lớn nhỏ tại Kiến Châu từ Phí A Lạp chuyển vào Hách Đồ A Lạp.
Từ đó cũng đã kết thúc cuộc sống gần mười năm ở Phí A Lạp, từ một tòa nhà giam chán nản buồn tẻ chuyển đến một tòa lớn hơn, mới hơn, nhưng cũng là một đại ngục giam xa hoa nặng nề xiềng xích.
Truyện khác cùng thể loại
52 chương
95 chương
87 chương
10 chương
113 chương
77 chương
100 chương
82 chương