Đế Chế Đông Lào
Chương 28 : Gặp Quang Trung
Tham quan 1 vòng, Nguyễn Toản cùng Ngô Thì Nhậm đang chậm rãi thưởng trà ở điện Sùng Uyên, ngắm nhìn những bông Dã Quỳ đang đua sắc.
Bỗng Quang Trung người còn giáp sắt, đi vào, cười lớn:
" Haha. Đã để các hạ đợi lâu. Thất lễ, thất lễ."
Nguyễn Toản gật đầu, đáp:
" không trách được huynh, do đệ hẹn quá bất ngờ. Không biết huynh giờ còn bận trăm công nghìn việc, chứ không thảnh thơi như ta. " rồi cười tự giễu. Nguyễn Toản cũng cho thấy thái độ tốt khi tự hạ mình xưng đệ, gọi Quang Trung là huynh, khiến Quang Trung nghe xong, cười lớn không thôi. Ngô Thì Nhậm cũng biết ý, lui ra ngoài. Hai người khách sáo đôi chút rồi cùng ngồi xuống.
Đơm cho Nguyễn Huệ chén trà, Nguyễn Toản cười:
" Nghe nói ngài xuống Phố Hiến một chuyến, đệ cả gan hỏi, chả nhẽ huynh cũng đến để khảo sát việc buôn bán nước ngoài ư?"
Nghe Nguyễn Toản nói, Nguyễn Huệ mắt sáng ngời, như tìm được người cùng chí hướng, nói:
" Thật đúng, trong quân có bọn Thất, Bảo, Phù (*) trước từng làm cướp biển ở vùng biển Đông, có nói rất nhiều tầu buôn phương Tây qua lại buôn bán; trao đổi vàng bạc để đổi lấy lụa, sứ và trà vốn rất được ưa chuộng bên đó. Nhưng do chính sách bế quan toả cảng từ thời Minh nên hải quân nhà Thanh không được chú trọng, cùng e sợ người phương Tây lên dù có trao đổi nhưng Càn Long cũng chỉ mở ở Quảng Đông với điều lệ rất khắt khe, việc đó khiến cung không đủ cầu, nên đang nghĩ mở rộng hợp tác với các nước khác. Huynh cũng nghĩ nhân cơ hội này hợp tác với bọn chúng thử xem. Nghe nói bên đó có pháo cùng súng tầm bắn xa hơn của chúng ta bây giờ."
Nguyễn Toản gật đầu:
" Thật ra súng hoả mai chúng ta đang sử dụng là kiểu súng trường Matchlock(**) được cải tiến so với kiểu của bọn Tây lông, được phát triển 14xx và đã thanh lí gần 70 năm( khoảng những năm 1720), giờ bọn Tây lông sử dụng chính là súng kiểu Flintlock có cơ chế đánh lửa bằng đá lửa, tầm bắn hiệu quả 75-100m được dùng kết hợp cùng đao kiếm, thuận lợi và nhỏ ngọn."
Nghe Nguyễn Toản nói, Nguyễn Huệ cười hiền hoà:
" Đệ hiểu biết thật nhiều. Đệ đã từng tiếp xúc với bọn Tây lông ư?"
Nguyễn Toản gật đầu:
" Đệ từng đi bên đó 2 năm, lên có chút hiểu biết. Mà huynh không cần đắn đo suy nghi về vấn đề giao tiếp đó. Khoảng trong tháng, đệ có một người bạn ở bên đó sang chơi, khi đó nếu huynh cần đệ sẽ giới thiệu. Bớt ngắn thời gian và thủ tục."
Nguyễn Huệ hưng phấn, nhưng trầm ngâm, ánh mắt nhìn Nguyễn Toản suy tư.
Nguyễn Toản biết ý, dù cả hai cho thấy thiện ý lẫn nhau. Nhưng việc cả thần kiếm( đao) xuất hiện đồng thời rất lạ. Bởi đây đều là lần thứ hai, Ô Long Đao lần đầu xuất thế dưới tay Mai Hắc Đế thì đây là lần thứ hai xuất hiện. Và Thuận Thiện Kiếm sau lần đầu dưới tay Lê Thái Tổ thì đây cũng là lần thứ hai. Và cả hai đều đại diện cho chân mệnh nhưng số phận trái ngược( Mai Hắc Đế xưng đế nhưng ngắn ngủi thì bị diệt, còn Lê Lợi xưng đế thì triều đại kéo dài mấy trăm năm.Nếu Nguyễn Toản không xuất hiện, Nguyễn Huệ chẳng lẽ tiếp tục theo lời nguyền năm xưa.???)
Thật chậm rãi, Nguyễn Toản lấy từ trên cổ xuống mảnh lá tre bằng đồng đen kịt, vật hiếm hoi đưa theo Nguyễn Toản trở về, vừa thấy miếng đồng, bên hông Nguyễn Huệ, Ô long đao run lẩy bẩy, tự ra khỏi vỏ, trong ánh mắt kinh ngạc, Ô Long đao rít lên, cả thăng long rung động, lúc sau an tĩnh nằm yên trong vỏ.
Nhìn cảnh tượng diễn ra, một luồng thông tin như thác, hối hả truyền đến hai người.
........
Ô Long đao cùng Thuận Thiên Kiếm thực chất là hai trong ba phần của Lĩnh Nam thần kiếm, một vũ khi thiếp thân của Lạc Tổ.
Khi Tổ mẫu( Âu Cơ) sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Lạc Tổ nói:
" Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.)
Rồi Lạc Tổ trao cho Tổ Mẫu( Âu Cơ ) một phần gọi là Thuận Thiên Kiếm, còn ngài mang Ô Long Đao. Còn mảnh đồng lá tre kết hợp cả hai( cũng là kiếm linh của Lĩnh Nam thần kiếm) thì ngừoi hoà cùng long mạch. Thật chớ trêu, Cao Biền là kẻ có tài, sau khi được cử sang nước ta, đã phá long mạch để suy giảm Ô Long Đao và để Thuận Thiên Kiếm không hợp nhất. Độc ác thay.
May mắn thay, khi " chìa khoá" lang bạt bị coi như " rác" thì như vận trời run rủi, khiến Nguyễn Toản " va vào và trở lại như ngày hôm nay. Cả ba xuất hiện, Đông Lào lại càng thêm rực rỡ hơn ?
Tiếp thu xong, Nguyễn Toản rơi vào trầm tư, còn Nguyễn Huệ cười thật lớn, bởi vì Nguyễn Huệ biết mình cược đúng, mình đi nghịch số trời thành công.
.........
Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm, trước đây khi Giáo Hiến( Trương Văn Hiến) bói quẻ kinh dịch, ngắm tượng đất trời cùng xem thời thế cùng lời tiên đoán Sấm Trạng Trình năm xưa, biết họ Nguyễn sau này hưng phát, nắm cả gian sơn, gọi ba anh em họ Hồ là ba học trò yêu quý nhất vào mà nói:
" Thầy xem tướng mệnh, sắp tới là cảnh đất nước giao phong, thời thế sinh anh hùnh, cả ba người các con đều có tài có thể chen một chân mà đoạt. Nay thầy cũng đã già, chỉ mong hưởng an nhàn, không thì cũng thử một lần. Nhưng thầy cũng xem triều đại tiếp theo là họ Nguyễn. Muốn khởi sự thành, các con có thể xin phép cha mẹ, đổi sang họ Nguyễn- một che mắt trời, hai là được thiên mệnh phù hộ."
Cả ba nghe về bẩm báo cha, ông Hồ Phi Phúc gật đầu, bởi chuyện này không có gì lạ và chính ông cũng mang tên họ mẹ là Nguyễn Phi Phúc( sau cải về họ Hồ.). Và ba anh em lần lượt lấy tên là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Làm xong, Trương Văn Hiến cũng trao cho ba anh em cây bao đao quý coi như chúc phúc ba anh em, bởi Nguyễn Nhạc yêu thích kiếm, Nguyễn Lữ yêu quyền, nên thanh đao vào tay Nguyễn Huệ.
Sau này sử dụng, tìm hiểu, Nguyễn Huệ cũng biết lai lịch về thanh đao. Nó tên là Ô Long Đao từng được Mai Hắc Đế sử dụng, đồng thời biết được nhược điểm, do đao không trọn vẹn lên khí vận khó đầy, căn cơ khó vững. Nên Nguyễn Huệ sau khi xưng vương đã làm mọi việc để đất nước an ổn, thống nhất, đề phòng bất cứ khi nào mất do mặt trái của bao đao mang lại.
Nên nhận được thông tin, Nguyễn Huệ không khỏi thở phào và cười lớn, đã thật lâu, Nguyễn Huệ không được cười thoải mái như vậy, có mấy ai biết được gánh nặng mà ông đang mang.
........
(*)Thất, Bảo, Phù: là tên gọi của Trịnh Thất, Trần Thiêm Bảo, Mạc Quan Phù ba tên hải tặc theo phục nhà Tây Sơn.
(**) súng Matchlock được Bồ Đào Nha mang vào nước ta từ năm 14xx, là cơ chế súng đầu tiên.
Truyện khác cùng thể loại
1 chương
116 chương
61 chương
36 chương
1107 chương
73 chương