Đế Bá

Chương 4156 : Đạo Cái Gì (2)

Lão nhân cười hỏi: - Vậy sao? Có phải là thánh nhân hay không trong tương lai xa xôi liền biết. Bây giờ chỉ biết có lẽ một ngày nào đó đạo hữu sẽ bị người đời chửi mắng, mắng nhiều thế hệ. Lý Thất Dạ cười nói: - Chuyện đó sẽ không tới ngay, từ viễn cổ đã có nhiều người mắng ta, ai chẳng biết ta là ác ma, bàn tay đen sau màn? Nếu muốn có tiếng thơm thì khỏi phải làm gì, muốn có tiếng tốt thì hãy làm Viễn Hoang Thánh Nhân. Lão nhân cười nói: - Nhưng đạo hữu không muốn làm hai loại người này. Lý Thất Dạ cười: - Ta nói ta là ta, cần gì đi làm người khác? Người đời nhìn như thế nào liên quan gì ta? Lão nhân khen: - Hay cho câu liên quan gì ta! Lúc ta còn trẻ không có lòng dạ như đạo hữu, chỉ biết lo được lo mất, đi đến hôm nay mới hiểu, biết mọi thứ thật nhỏ bé buồn cười. Lý Thất Dạ cười tùy ý: - Làm bản thân, danh tiếng sau lưng cứ để người ta nói. - Làm bản thân, danh tiếng sau lưng cứ để người ta nói. Lão nhân gật gù lặp lại: - Tiếc rằng năm đó ta giác ngộ quá muộn, nếu sớm một bước có lẽ không có Viễn Hoang Thánh Nhân. Lý Thất Dạ mỉm cười nói: - Hiện giờ chưa muộn, sẽ có ngày quang minh của ngươi chiếu rọi thế giới này, trong tương lai, sau Viễn Hoang Thánh Nhân còn có ngươi. Lão nhân nhìn phương xa, chậm rãi nói: - Chỉ có thể như vậy. Lý Thất Dạ cười nhìn lão: - Đại Hắc Ngưu nói ngươi từng có một ý tưởng. Lão nhân buồn cười lắc đầu nói: - Cái tên nghé con này suy nghĩ nhiều, nó có tạo hóa ghê gớm, xuất thân tốt, huyết thống thuần chính, tương lai tươi sáng. Tiếc rằng quá nghịch ngợm, không thì sẽ trở thành đế tạo giả một thời đại. Lý Thất Dạ nói: - Nó không phải loại đó, dù cho nó ngồi trên vị trí chí tôn cũng sẽ khó chịu, tâm tính là vậy. Nó là con trâu rừng chạy nhảy trong hoang dã, đây là điều nó mong muốn, sinh trong thiên địa không trói buộc, không vì danh, không vì thế. Lão nhân cười nói: - Cũng nên bị tôi luyện chút, không có ràng buộc sớm muộn gì nó sẽ lật trời. Lý Thất Dạ cười nói: - Nên ngươi để lại Dạ Hoàng Quỷ Phượng không chém vì muốn chèn ép nó một hơi. Lão nhân cười khổ nói: - Nghé con kia chuyện gì đều dám làm, vô pháp vô thiên. nó từng cầu ta, nhưng không kiềm được thèm muốn nên bị ta đá ra ngoài. Nghe lão nhân nói như thế, Lý Thất Dạ hoàn toàn có thể tưởng tượng chuyện xảy ra lúc đó. Sự việc không đơn giản như Đại Hắc Ngưu nói, có lẽ không chỉ là ăn vụng mấy miếng lá cây. Con Đại Hắc Ngưu này chắc không nhịn được gây họa lớn nên chịu thiệt thê thảm trong tay lão nhân. Hèn gì Đại Hắc Ngưu e ngại không dám tới chỗ này, vì nó làm chuyện thẹn với lòng nên không dám tới. Lý Thất Dạ cười nói: - Tùy duyên đi, cuối cùng nó sẽ có tạo hóa như vậy. Lão nhân cười cười, xem bộ dạng không giống loại người ghi hận không thì sao cho phép Đại Hắc Ngưu tiếp tục giương oai trong Thánh sơn. Lúc trước lão nhân chỉ cho Đại Hắc Ngưu một bài học nhỏ. Lão nhân nói với Lý Thất Dạ: - Đạo hữu đi xem cũng tốt, chấm dứt một mối lo. Lý Thất Dạ gật đầu nói: - Đi xem, đi đây. Lý Thất Dạ đứng thẳng người nhìn phía trước, cất bước. Lão nhân tiếp tục ngồi dưới gốc cây như đang ngủ. Lý Thất Dạ đi mấy bước chợt quay đầu nhìn lão nhân, nói: - Thiên sẽ biến, ngươi hãy chuẩn bị sẵn sàng. Lão nhân khẽ thở dài: - Làm hết sức đi. Từ vạn cổ đến này có nhiều người mạnh hơn ta nhưng ai trốn được một kiếp? Ta chỉ có thể cố gắng hết sức, tương lai cần nhờ đạo hữu. Sâu bên trong là vực sâu thăm thẳm không thấy đáy, sâu hun hút. Ai lọt vào vực sâu vô tận này thì không bò lên nổi Lý Thất Dạ đứng ở đó, chợt nhảy xuống, hắn như sao băng biến mất trong vực sâu tối tăm. Rơi nhanh với tốc độ siêu mau, không biết rơi bao lâu sau Lý Thất Dạ hai chân chấm đứt. Đây là nơi sâu nhất Thánh sơn, cũng là chỗ sâu nhất Quang Minh Thánh Viện. Người bình thường không thể đến đây được, dù là Chân Đế cường đại chưa chắc tới nơi. Chưa vào trong đã có quang minh phun ra nuốt vào, khi đi tới sẽ thấy đại dương đập vào mắt. Đó là đại dương ẩn sâu dưới Thánh sơn, rộng lớn vô ngần, vô cùng vô tận, dường như ngươi không cách nào đi đến tận cùng biển cả. Khiến người rung động nhất là đại dương này là biển quang minh, tức là nó không phải biển cả, nó là nơi tụ tập lực lượng quang minh của nguyên Quang Minh Thánh Viện, đại dương này là đạo nguyên của Quang Minh Thánh Viện. Ai nhìn cảnh tượng này đều thấy khó tin, quá rung động lòng người. Đạo nguyên của một đạo thống mà to lớn như thế, không thể tưởng tượng. Thật ra lực lượng quang minh của đạo nguyên nơi này không chỉ có cá nhân Viễn Hoang Thánh Nhân để lại, đó là trăm ngàn vạn năm qua vô số tiên hiền, cường giả thậm chí ức ức sinh linh đóng góp lực lượng quang minh. Với nhiều đạo thống thì khi phát triển đến mức độ nhất định đạo thống sẽ suy kiệt, lực lượng đạo nguyên cạn kiệt theo. Đạo nguyên của Quang Minh Thánh Viện thì khác, miễn ngươi là con dân của Quang Minh Thánh Viện, mặc kệ ngươi có tu luyện công pháp quang minh hay không, miễn là ngươi tín ngưỡng quang minh, tín ngưỡng càng sâu thì ngươi có được lực lượng càng lớn. Sau khi ngươi chết lực lượng quang minh của ngươi sẽ quay về lòng đất, đặc biệt sinh linh quy y quang minh sau khi tọa hóa, tất cả lực lượng quang minh không chút giữ lại trả cho đạo thống, tụ tập trong đạo nguyên. Đây là vì sao sâu trong Thánh sơn thấy những người tọa hóa an tường như thế. Vì bọn họ quy y quang minh, khi sắp chết bọn họ tự nhận là cùng tồn tại với quang minh, cùng nguồn với đạo thống, nên lúc tọa hóa bọn họ an tường, vì cảm thấy mình cùng thọ với đạo thống. Đó là điểm đáng sợ nhất của Quang Minh Thánh Viện, cả đời ngươi cướp tạo hóa của trời, nhưng khi ngươi quy y thì mọi thứ sẽ quay về quang minh, tụ tập ở đạo nguyên. Nói câu khó nghe, khi ngươi chết đạo nguyên của Quang Minh Thánh Viện sẽ ép cạn mọi thứ của ngươi. Huyết khí, tạo hóa, công lực cả đời của ngươi sẽ hóa thành quang minh hội tụ vào Quang Minh Thánh Viện. Nên không trách Đại Hắc Ngưu luôn cười nhạo Viễn Hoang Thánh Nhân là ngụy quân tử, nói Viễn Hoang Thánh Nhân mới thật sự là hắc ám. Khi ngươi hiểu rõ ảo diệu của đạo nguyên Quang Minh Thánh Viện thì sẽ hiểu tại sao Đại Hắc Ngưu khinh thường Viễn Hoang Thánh Nhân. Đương nhiên Viễn Hoang Thánh Nhân cướp tạo hóa của trời thế này cũng có phần nghịch thiên, kinh diễm. Nhưng một số vị tuyệt thế không tán đồng cách làm của Viễn Hoang Thánh Nhân.