Đào Hoa Trong Gió Loạn
Chương 2 : Đại lọan ở dinh tổng đốc
Thông tin đại quân "thiên triều" động binh kéo sang nước Nam để "phù Lê" làm chấn động cả một vùng biên giới. Nhân dân sống vùng này từ lâu đời đã lên án sự tàn ác của các thiên triều" Nguyên, Minh nên lần này nghe có đại quân "thiên triều" là hoảng loạn lo dọn dẹp thu vén nhà cửa tư trang bỏ chạy về miền xuôi. Cả vùng như bị thiên tai lớn, già trẻ lớn bé vai xách nách mang, bổng bế nhau cùng nhắm hướng Thãng Long chạy tới mong thoát khói vó ngựa của ba vạn quân Thanh do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị làm đại nguyên soái đã tràn qua biên giới cũng nhắm hướng Thãng Long tiến quân.
Tôn Sĩ Nghị là một Tổng đốc mặt dơi tai chuột, lòng dạ thâm hiểm, nhân dịp Lê Chiêu Thống "tấu quốc" qua Trung Quốc xin viện binh, hắn đã dâng biếu xin vua Càn Long cho hắn đlều quân hai tỉnh Quãng Đông Quảng Tây truớc để gọi là sang giúp triều Lê gây dựng lại cơ nghiệp sau để thôn tính luôn cái huyện "Giao Chỉ" vốn thuộc Trung Quốc từ ngàn xưa ... Mặc dù Càn Long đã có dụ chỉ ngăn cấm hãn để lộ dã tâm một cách quá sớm nhưng Tôn vốn là người tự mãn nên hắn vẫn thường rỉ tai với bọn tướng thân tín:
Đức hoàng Đế quá cẩn thận ... Vả ngài ở kinh khuyết xa xôi nên không rõ được tình hình An Nam, cái bọn Nam man này có đến mười Nguyễn Quang Bình cũng chỉ là muỗi mòng mà thôi, lần này các người coi, ta động binh mười ngày là sẽ chiếm Thăng Long ... Hà hà! Lúc ấy ta sẽ là vua Giao Chỉ, còn bọn Chiêu Thống thì ta sẽ tống xuống miền Nam với một chức vương nào đó cho hắn tin tưởng là xong! Các ngươi nên nhới gái Giao Chỉ đẹp lắm, vàng ngọc Giao Chỉ nhiều lắm, tha hồ cho ta và các ngươi hưởng trọn tuổi già!
Hắn cùng bọn a tướng Cũng cười vang vì viên ảnh đại thắng dễ như trở bàn tay. Hứa Thế Hanh, một tên võ tướng có võ biết chút ít chữ nghĩa còn đế vô:
- Xưa kia Mã Viện đời Hán đã ao ước được chết già ở Giao Chỉ và hưởng được gái đẹp của nhiều, khi bị triệu hồi lấy làm tiếc rẻ còn chở theo về mấy xe châu ngọc đó Tốn Tổng đốc à!
Tôn Sĩ Nghị cười nấc lên:
- Phen này thằng Hòa Thân nổi tiếng giàu có ở Yên Kinh sẽ phải ghen đến chết vì tài sản của ta ở phương Nam. Ha ha! Đúng lắ ta phải cảm ơn Lê Chiêu Thống! Tiền quân đến đầu rồi Hứa tướng quân?
- Bẫm Tổng đốc đã vượt Tây Giang và trên đường tàn Phá Lạng Sơn!
- Được lắm! Bọn Nam man Tây Sơn có chống cự gì không?
Hứa Thế Hanh khịt mũi:
- Đúng như lời Tổng đốc tiên đoán! Bọn Tây Sơn như gà thấy cáo, đánh đấm vài trận nhỏ đã tan nát, bỏ chạy không còn manh giáp, không hiểu sao bọn vua tôi Lê Chiêu Thống lại có thể để bọn ươn hèn ấy chiếm được ngôi báu?
Tôn Sĩ Nghị vỗ đùi cười lớn:
- Thế mới biết bọn tiểu quốc thì cái gì cũng ti tiểu, phen này ta mở mắt cho dân Nam biết thế nào là oai binh thiên triều ...
Cả bọn cùng cười rung màn trướng, Tôn Sĩ Nghị quát quân phát những hỏa phù cho lệnh tiến quân mau hơn nữa cùng quát đem thêm rượu thịt đế bọn tì tướng uống mừng chiến thắng ở trong tầm tay. Đang lúc họ Tôn say sưa trên chiếu rượu thì cớ tên vệ sĩ vào cấp báo:
- Bẩm đại nguyên Soái có Phùng Lãng vừa về đợi lệnh!
- Cho hắn vào ngay ta hỏi!
Thấy Phùng Lãng vừa vào họ Tôn quẹt vội mép ứa đầy bọt rượu lè nhè hỏi:
- Thế nào nghĩa tử, tình hình chiến lợi phấm ở Lạng Sơn ra sao?
Phừng Lãng phục xuống mâm rượu nhấc vội vò tu luôn.
- Bẩm nghĩa phụ, con đã cho chở hai xe báu vật cất vào kho. Nhưng cả hai xe ấy cũng không quí bằng một tuyệt thế giai nhân của Tây Sơn mà con vừa tóm được về dâng lên nghĩa phụ!
Tôn Sĩ Nghị cất tiếng cừơi giống như tiếng bị chọc vào bụng:
- Hố hố! Hảo a! Mau đem ra dâng rượu cho bọn ta giải sầu đi nào!
Phùng Lãng hạ giọng:
- Mỹ nhân ngụy Tây này tuy có sắc đẹp nghiêng thành nhưng tài đao kiếm cũng hơn người, con xin nghĩa phụ hãy cẩn trọng.
Tôn Sĩ Nghị nghe lại càng khoái chí, hắn cười rú lên:
- Tuyệt hảo! Tuyệt hảo! Ta xuất thần võ sĩ tữ khi còn nầm trong nôi. Nay được đùa giỡn với mỹ nhân có tài múa kiếm nữa thì còn gì thú bằng. Mau đem ra đây cho ta!
Phùng Lãng ra khuất cửa đại viên một lúc dẫn Nhạn vào hai tay còn bị trói chặt bởi một giải lụa. Tôn quát ngay:
- Cởi trói! Cởi trói cho mỹ nhân! Chao ôi! Sao lại thô bạo với bàn tay ngọc ngà như vậy được?
Hắn đã tiến đến sát Thanh Nhạn và tự tay mở trói cho nàng và không quên lợi dụng đưa bàn tay to như nải chuối vuốt nhẹ lên má Thanh Nhạn. Nàng nghiêng đầu tránh và nhổ ngay một bãi nước bọt trúng giữa mũi họ Tôn:
- Quân Tàu ô! Đừng đụng tới cô nương!
Bị bẽ mặt trước nghĩa tử, Tôn Sĩ Nghị hô quân:
- Vệ sĩ đè con tiện tì xuống lột hết áo quần nó ra cho ta!
Mười tên võ sĩ Mãn Thanh lập tức nghe lời chủ áp sát tới Thanh Nhạn tung liên tiếp những đường kiếm rọc xuống quần áo trên người nàng. Thủ pháp của bọn này quả cũng kỳ tuyệt, chỉ chớp nhoáng trên người Thanh Nhạn đã không còn mảnh vải che thân. Đứng như trời trồng giữa đại sảnh, người Thanh Nhạn trắng toát như một viên ngọc với những đường cong tuyệt mỹ.
Từ thuỡ cha sanh mẹ đẻ chưa bao giờ Thanh Nhạn khỏa thân trước mặt người lạ huống gì bầy giờ nàng đang trần truồng trước hàng chục tên Tàu, mắt tên nào cũng trợn tròn nhìn nàng ngâu lên đầy dục vọng. Tôn Sĩ Nghị cười hí hí tiến lại gần thò tay nắn cặp vú nhỏ đầy đặn quyết rũ của nàng. Thanh Nhạn kinh hãi quật một quyền bằng hai tay vẫn bị trói chặt nhưng Tôn đã kịp đề phòng né tránh dễ dàng, hắn thấp giọng:
- Mỹ nhân đừng dại dột uổng phí tuổỉ xuân cùng tấm thân ngà ngọc. Nếu mỹ nhân đồng ý cừng bản chức vui vầy đêm nay thì ngay sáng mai bản chức sẽ tha ngay cho về ...
Một ý nghĩ thoáng nhanh trong đầu Thanh Nhạn. Đã đến nước này mà không tương kế tựu kế thì có lẽ sẽ vừa bị nhục vừa bị vùi thầy ở trại giặc. Chết thì nàng không sợ nhưng để cho bợn chó này làm nhục thể xác trinh bạch của nàng thì chắc nàng còn để tiếng xấu đến ngàn thu ...
Thanh Nhạn vờ ậm ực:
- Nhưng tướng quân chớ để vệ sĩ làm nhục thiếp.
Tôn Sĩ Nghị giơ tay xua bọn vệ sĩ:
- Lẽ đương nhiên người ngợc như ái khanh ai để cho quân phàm phu làm hoen ố được! Bọn vệ sĩ ra ngoài cửa đợi lệnh ta!
Ngay tức khắc mười tên vệ sĩ biến mất, cũng mau lẹ như lúc chúng xuất hiện.
Thanh Nhạn ra vẻ e lệ:
- Tướng quần không cởi trói và không cho thiếp mặc y phục sao?
Tôn sĩ Nghị cười nấc lên và tiến tới giật mạnh đầu mối giải lụa. Hai tay nàng đã được giải thoát nhưng cái giọng đểu cáng của họ Tôn đã cất lên:
- Ta đã cởi trói cho ái khanh, nhưng còn quần áo thì có cần gì? Cứ để vậy cho tiện? Ha ha!
Mặc cho hắn nói những lời ba hoa bĩ ổi, Thanh Nhạn được giải thoát hai tay liền cúi xuống lượm ngay cái áo của mình đã bị ba đường kiếm xê dọc. Nhanh như sóc Tôn Sĩ Nghị nhảy xô lại giật cái áo trên tay nàng, lần nầy hắn đã cẩn thận quầng ngay vào lò lửa sẵn ở đấy đang hầm món chân giò cho bàn rượu tiếp tục. Nước mắt Thanh Nhạn muốn trào ra vì tức, nhục và thẹn, nàng đành lùi vào một góc nhà để che bớt thân thể lõa lỏ của mình. Tôn Sĩ Nghị nhìn mảnh áo đang cháy ra tro rồi quay lại nhìn Thanh Nhạn bằng đôi mắt đỏ ngầu:
- Ái khanh có mọc cánh cũng không thoát được tay bản chức hôm nay.
Đang ba hoa bỗng nhiên Tôn Sĩ Nghị la "ối" lên một tiếng rồi lăn ra giữa nhà. Từ miệng hắn một búng máu hộc ra, hắn lấy tay bụm lấy lổn nhốn trong máu là mấy cái răng cửa, lần này tiếng la của hắn trở nên ngợng nghịu.
- Cẩu tặc à! Hà! Thàng cẩu tặc nào leo lên mái nhà làm rơi cả ngói xuống mồm lão gia ... Sực nhớ vì nguyên nhân vô lý hắn vừa thết vừa la lớn:
- Vệ sĩ! Có thích khách!
Ngay lúc ấy trên nóc nhà đã rơi xuống một bóng áo trắng.
Phùng Lãng la lớn:
- Tên này võ công cực kỳ lợi hại, ta đã đối đầu một lần rồi. Nghĩa phụ và các tiểu đệ hãy cẩn thận! Hắn có ám khí hiểm độc lắm đó!
Đại Thạch buông mình xuống sát bên Thanh Nhạn và nói luôn:
- Tên Phùng Lãng, mày đã ăn đòn của ta nên khôn hồn đấy! Còn cả bọn muốn ăn đòn cứ việc lại đây!
Thanh Nhạn thấy Đại Thạch nàng mừng rỡ nhưng e sợ vì chàng đã thấy thân thể của mình. Đại Thạch cũng thấy lòng run lên và chàng như không còn biết nơi đây là đâu, Đại Thạch nói nhỏ:
- Tiểu thư mặc tạm áo của tôi vậy nhé!
Chàng cởi áo chớp nhoáng và trao cho Thanh Nhạn. Ngay lúc đó đại đao của Phùng Lãng vừa xẹt tới. Thanh Nhạn vừa cầm lấy áo vừa dựa vào Đại Thạch chuẩn bị tung một cước của môn phái Bình Định. Đại Thạch cảm nhận được tấm thân trần vừa mềm vừa mát rượi thơm ngát đụng vào chàng và chàng khẽ liếc mắt đẩy nhanh một viên "Càn khôn đạn" về phía dối phương. Phùng Lãng đã để tâm đề phòng nên viên đạn vừa tới hắn đã giơ đại đao che kín người chỉ nghe "keng" một tiếng, viên đạn đã rơi xuống đất, đỗng thời ngọn cước hiểm của Thanh Nhạn cũng vừa tới. Không có thì giờ đở Phùng Lãng đành lãnh nguyên một đòn vào bả vai. Nửa thân người trên của hắn tê cứng, hắn đành buông đại đao rơi xuống đất. Lâu lắm Thanh Nhạn mới cười được một nụ cười tươi tắn?
- Quân Tàu ô đã thấy cước pháp Bình Định chưa?
Đại Thạch giục Thanh Nhạn mặc áo cho mau:
- Mau mau kiếm cách thoát thân. Hang hùm nọc rắn không phải nơi để tiểu thư biểu diễn đâu!
Thanh Nhạn đã mặc xong áo. Thần thế được che kín nên nàng cũng bình tĩnh hơn:
- Đại ca bảo thoát thân bằng cách nào bây giờ?
- Tôi đã mở một khoanh ngói lớn trên nóc nhà, tiểu thư cứ phi thân lên đó mà ra trước, tôi sẽ đoạn hậu cho tiểu thư rồi ra ngay. Ta sẽ gặp nhau sau!
Đại Thạch xô nhẹ vai Thanh Nhạn cho nàng dùng thuật phi thân vọt lên mái nhà. Một loạt vòng được vung tới chụp lấy Thạnh Nhạn nhưng lưỡi kiếm sắc nhự lá lúa trong tay Đại Thạch đã quét ra làm tất cả các vòng thi nhau rơi xuống lả tả. Thanh Nhạn vừa kịp lọt lên khoãng trống mà Đại Thạch. đã chuẫn bị trước cho nàng. Nàng còn nghe cái giọng thè thé của Tôn Sĩ Nghĩ la phía dưới:
- Bắt mau nó ! Bắt được cả hai ta thưởng gấp đôi. Không bắt được đứa nào ta chém đầu hết ráo!
Thanh Nhạn thở phào khi vừa thấy luồng gió mát của khoảng trời tự do thổi mát rượi bên tóc nàng. Nhưng ở phía dưới bọn vệ sĩ vừa được tăng cường đông hơn đang vây chặt lấy Đại Thạch. Bọn chúng đề phòng "Càn khôn đạn" của chàng nên đã mang theo những tấm khiên bện mây rất lớn làm cản, đồng thời sử dụng nhuyễn tiên để quyết bắt sống Đại Thạch. Càn Khôn đạn mất tác dụng nên sau khi giáng trọng thương bốn tên vệ sĩ bằng quyền pháp Đại Thạch đã bị một nhuyễn tiên quất trúng vai phải. Chàng đang ê ẩm cả bên người thì một chiếc lưới lớn chụp lấy chàng trói chặt. Đại Thạch đành nằm bó gối như một con mãnh thú sa cơ. Ngoài đại viên lúc ấy có tiếng vó ngựa và tiếng la lớn:
- Ngô Văn Sở của ngụy Tây cho quân tới tập kích, xin nguyên soái hạ lệnh!
Tôn Sĩ Nghị tái mặt quát lớn bọn vệ sĩ:
- Trói thằng chó chết thật chặt ở đó, đợi tới tối nay ta sẽ quẵng nó cho lũ voi chiến của ta.
Hắn tất tưởi bỏ chạy ra ngoài lo điều quân, ra đến cửa hắn còn quát vệ sĩ:
- Tối nay ta sẽ định công và thưởng phạt các ngươi.
Bọn vệ sĩ vội vã cúm núm chạy theo chủ ra ngoài để cả gian đại sảnh một mình Nguyên Đại Thạch nằm trơ vơ.
Đại Thạch vừa nhìn lên lỗ thủng trên nóc nhà cố tìm chút ánh sáng. Ánh sáng đã bị che khuất nhưng không phải vì trời sắp tối mà vì một bông người vứa lọt vào thả mình rơi xuống nền nhà. Đại Thạch kêu lên:
- Thanh Nhạn! Sao tiểu thư chưa thoát thân cho rồi?
Thanh Nhạn có vẻ ấm ức kêu lên:
- Đại ca cho tôi là hạng người gì khi hai lần đại ca cứu tôi thoát hiểm. Hôm nay đại ca chỉ vì sinh mạng tôi mà rơi vào tay giặc còn tôi thì lại ... Chạy thoát còn ra làm sao?
Đại Thạch thở dài:
- Đúng lắm chớ sao! Thân một tên vô gia cư lưu lạc như tôi có sống hôm ngày nào thì chỉ chật đất thêm ngày ầy, tiểu thư bận tâm làm gì?
Thanh Nhạn dậm chân xuống đất:
- Đại ca đừng nói ngang ... Đại ca là đại ân nhân của tôi tôi phải cứu đại ca ra khỏi đây không thôi tôi chết vì ân hận mất!
- Tiểu thư mà chết thì nhiều kẻ tiếc lắm, còn tôi lẻ loi không cha mẹ anh em, tôi chết đi nhiều khi thiên hạ còn ăn mừng nữa!
- Tôi không nói đùa nhảm nhí với đại ca, kể từ hôm nay tôi tuyên bố đại ca là ... người thân của tôi vì đại ca đã hai lần cứu sổng tôi, vã chăng ... vả chăng ...
Đại Thạch ngơ ngác:
- Vả chăng ... Sao vậy tiểu thư Thanh Nhạn đỏ bừng mặt, hai mắt long lanh như có điểm ngọc:
- Vả chăng lúc nãy đại ca nhìn hết thân thể của tôi rồi ... Làm sao tôi có thể làm người được nữa?
Đại Thạch cố giữ để đừng cười to:
- Có nhìn thấy cũng không sao ... vì chút nữa tôi chết rồi mà!
- Nhưng tôi không thể để đại ca chết được. Trước hết vì đại ca đã cứu tôi nên tôi phải cứu đại ca, thứ nữa vì tôi đã có lời nguyền chĩ có một người nam duy nhất trên đời này được thấy thân thể của tôi mà thôi.
- Nam nhân ấy là ai vậy?
Thanh Nhạn đáp, giọng nàng tắc nghẹn như bị hụt hơi:
- Người ấy là ... chồng của tôi!
Hình như quá xúc động hay vì quá thẹn thùng, nói xong câu ấy Thanh Nhạn thoắt tuốt kiếm chém đứt cái lưới đang trói Đại Thạch.
Đại Thạch nói mau:
- Lần này phải thoát mau không chúng trở vô thì chết cả ...
Thanh Nhạn khẽ "hứ" một tiếng rồi theo Đại Thạch vọt lên nóc nhà.
Ra đến bên ngoài nhìn về cuối chân trời vầng trăng vừa mọc đỏ ối như một dãy lụa hồng. Cây đại kỳ thêu chữ "suý" vẫn còn bay phần phật trước đại dinh Tôn Sĩ Nghị. Thanh Nhạn nói với Đại Thạch:
- Đại quân chúng nó kéo đi giao chiến với quân du binh của Tây Sơn rồi đại ca à, dịp này mà ta ra khỏi đây thì tiện lắm.
Đại Thạch ra vẻ ngẩn ngơ.
- Vậy tiểu thư sẽ trở về với quân Tây Sơn của tiểu thư, xin cho được hẹn một ngày tái ngộ.
Thanh Nhạn cắt ngang:
- Không! Ngay bây giờ tôi không trở về Tây Sơn được vì nhiệm vụ chưa hoàn thành. Vả chăng tôi đã để đại ca nhìn thấy thân thể của tôi, đại ca đã là chồng tôi, xuất giá tòng phu.
- Ôi dào! Trong cái cõi giang hỗ hỗn loạn này tiểu thư để ý làm gì tiểu tiết ấy! chẳng qua vì tôi đã lở cứu tiểu thư ở bến Tây Giang nên tôi phải theo cứu luôn cho trót rồi tình cờ nhìn thấy tiểu thư ... Vả lại thân thế tiểu thư cũng như thân thể bất cứ ai thôi, ai cũng là người cả, tữ ngu phu ngu phụ tới khanh hầu công tướng thì cũng như nhau thôi ...
- Nói thế là đại ca đã nhìn thấy ...
Đại Thạch cười xòa:
- Cũng không phải ... nhiều lắm. Nhưng thú thật với tiểu thư tôi thuở nhỏ đã thất lạc gia đình sống lê lết đầu đường xó chợ làm một lên lưu manh hạ tiện, có lúc cũng lê la trà đình tửu điếm, gác cổng cho mấy kỹ viện để kiếm miếng cơm.
Mà ở kỹ viện thì không muốn thấy cũng bị bắt buột phải thấy ...
Thanh Nhạn vùng vằng:
- Thì ra đại ca đâu có bao giờ quan tâm tới tôi phải không?
Đại Thạch vẫn bình thản kể về mình như tự kể cho mình nghe:
- Năm mười tám tuổi tôi vì lỡ, thực là lỡ chứ không do chủ ý của tôi, cứu một công tử đi du hí bị lũ côn đồ vây đánh nên được thân phụ của công tử này trả ơn bằng cách nhận tôi làm con nuôi. Ông là đốc đồng mấy tỉnh, ở kinh đô nổi tiếng uyên bác thấy tôi dốt nát nên ông bắt tôi phải theo đòi chút ít thư thư ra cũng may chứ không suốt đời tôi chỉ là tên nam tử không biết chữ nhất là một.
Thanh Nhạn hỏi ngược lại:
- Thế đại ca cứu tôi cũng là lở mà thôi?
Đại Thạch lại thở ra:
- Thực tôi cũng không biết trã lời tiểu thư thế nào cho phải. Hoặc là duyên nghiệp gì đó của tôi chăng? Mà tiểu thư ơi, võ công tôi thì do tôi học lóm vì lưu lạc giang hồ mà trói gà không chặt sống sao cho được, còn tiểu thư cũng vậy tôi chỉ học rơi học rớt của người khác thà thôi. Đối với tiểu thư như mặt trăng mặt trời, tôi nào dám cuống vọng?
- Tôi đã thấy võ công của đại ca rồi và cũng biết phong cách hào hiệp của đại ca, vả chăng tôi đã nói một lời và nghĩ rằng mình sẽ xứng đáng làm người bạn suốt đời của đại ca, còn mai sau đại ca có bụng đạ nào thì đó là do ... số kiểp của tôi thôi! "Chi tử vu quy".
- Hà! Tiểu thư đọc làm chi lời đức Thánh, tôi chỉ là phận bọt bèo mà thôi, nhưng tiểu thư đã hạ cố thì Nguyễn này sẽ theo hầu hạ tiểu thư suốt đời vậy.
Cả hai vừa đi vừa nói chuyện hai người đã thoát xa quân dinh họ Tôn mấy dặm mà họ cũng chưa biết nên đi về đâu. Một lúc thì Thanh Nhạn chợt hỏi:
- Chúng ta đến đâu rồi?
Đại Thạch mới giật mình, chàng quan sát kỹ chung quanh rồi đáp:
- Đây là quan đạo về Thăng Long. Hoặc nhân tiện đây tôi mời tiểu thư về nhà nghĩa phụ tôi ở kinh kỳ một chuyến vậy?
- Nhà nghĩa phụ đại ca ở phố nào nơi kinh kỳ?
- Ngay phường Bích Câu thôi, nơi ấy là nơi dinh thự của các vương hầu nổi tiếng cả.
- Tôi cũng có biết khi lúc trước tạt qua ra mắt Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích. Chắc nghĩa phụ đại ca cũng là bậc đại danh?
- Để rồi tiểu thư sẽ biết.
Cả hai nhắm hướng Thăng Long, vừa đi vừa nói chuyện họ quên cả đường xa trời tối.
Truyện khác cùng thể loại
42 chương
88 chương
66 chương
1284 chương
17 chương