Cửu Trọng Tử
Chương 149 : Chạy Trốn
Tác giả: Chi Chi
Edit: Yang
Cùng lúc đó, ở Di Chí đường, Trần Khúc
Thủy mặt mày lo lắng đi đi lại lại trong phòng. Tùng La chống tay ngồi bên cạnh, cảm thấy hai mắt như sắp hỏng vì dõi theo Trần tiên sinh. Hắn không nhịn được nữa nói: “Trần tiên sinh, ngài có muốn ngồi xuống uống chén trà không?”
Trần Khúc Thủy nghe vậy thì dừng bước, không đáp mà hỏi lại: “Vũ Di vẫn chưa quay lại à? Ngươi đi xem thử đi!”
Hộ vệ ở Di Chí đường đột ngột thay đổi, tất cả bọn họ đều bị bắt ở lại đây, không cho đi đâu. Đến đồ ăn thức uống cũng do các ma ma đưa tới tận cửa, hộ vệ ở cửa sẽ chuyển vào trong. Họ chỉ nói trong nhà bị mất đồ quý giá, đang đi tìm. Nhưng thế tử gia quay về chỉ mới nửa canh giờ, hộ vệ giữ cửa liền đi hết, họ cũng có thể tự do ra vào trở lại.
Trần tiên sinh đang cực kỳ gấp, phái Vũ
Di đi tìm thế tử gia, nói rằng muốn kể mấy việc bất thường trong phủ cho thế tử gia nghe. Nhưng Vũ Di đã đi gần một canh giờ vẫn chưa về.
Nghe Trần Khúc Thủy hỏi như vậy, Tùng Ta cũng hơi sốt ruột. Hắn đáp lời rồi đi ra cửa lớn.
Xung quanh im ắng, toàn bộ Di Chí đường như không có một ai, nghe loáng thoáng có tiếng động xôn xao từ phía linh đường, càng khiến khoảnh sân này thêm tĩnh mịch.
Tùng La rất muốn đi tìm Vũ Di nhưng nghĩ đến Nghiêm tiên sinh đã dặn dò hắn phải hầu hạ Trần tiên sinh thì dằn ý nghĩ này xuống. Xem ra, Trần tiên sinh cũng nghĩ như hắn, cảm thấy mọi sự xảy ra trong phủ rất kỳ lạ, nên báo sớm với thế tử gia.
“Sao Vũ Di vẫn chưa về nhỉ?” Hắn vừa quay lại vừa tự nhủ, “Thế tử gia về rồi, chắc hẳn sẽ tới gặp Quốc công gia trước rồi tới trước linh cữu để giữ đạo hiếu, đáng lẽ Vũ Di phải tìm thấy người từ lâu rồi chứ nhỉ? Hay là hắn xảy ra chuyện rồi?”
Còn Trần Khúc Thủy, người mà Tùng La cho rằng nhất trí với suy nghĩ của hắn, lại đang mở cửa sổ thư phòng và nhìn ra những tán lá nhờ nước mưa gột rửa mà trở nên xanh biếc lạ lùng, rồi ông trở nên trầm tư.
Chỉ trong nửa giờ, phủ Anh quốc công đã khôi phục dáng vẻ vốn có, nghĩa là kết quả đã định. Vậy Tống Mặc thắng hay là thua đây?
Theo lý mà nói, người có tâm tính kế người vô tâm, lại còn chảy cùng một dòng máu, Tống Mặc tất sẽ thua; nhưng người này vô cùng tàn độc, chưa biết chừng lại khiến hắn tìm được đường sống từ chỗ chết. Việc cần gấp bây giờ là biết tình hình thắng bại như nào.
Nếu Tống Mặc thất bại, chắc chắn mình sẽ bị trừ khử. Tuy mình luôn thận trọng, thư từ của Tứ tiểu thư gửi đến đều đốt ngay khi xem xong, không giữ lại một mẩu. Người trong phủ Anh quốc công cũng coi mình như một văn sĩ nghèo khổ ăn uống tạp nham, không mấy để ý. Tuy nhiên, với người như Nghiêm Hướng Khanh, tám chín phần mười là hắn đã dặn dò Tùng La và Vũ Di đôi lời, giả như hai người này để lộ ra điều gì với người trong phủ khiến họ chú ý tới mình thì thật phiền phức.
Còn nếu Tống Mặc nắm thế chủ động thì tốt nhất là mình cứ ngồi im như phỗng ở đây thôi, không nên có hành động gì. Lỡ bọn họ vô tình để lộ hành tung của mình thì mình sẽ giết người diệt khẩu tất cả mười chín người họ. Nếu để hắn biết mình đào tẩu ngay lúc hắn đang gặp nguy thì có lẽ sẽ giận lây cả Tứ tiểu thư, vậy thì càng phiền!
Nên ở lại đây hay tranh thủ lúc phủ Anh quốc công còn đang hỗn loạn mà chuồn đi, việc ấy vẫn cần đợi xem Vũ Di có gặp được Tống Mặc hay không.
Nghĩ thế, Trần Khúc Thủy thầm thấy hơi hối hận. Nếu đi từ lúc Tưởng gia bận bịu thì có phải tốt rồi không. Đang nghĩ thì ông thấy một mình Tùng La quay về, không khỏi thất vọng.
Tùng La liền an ủi Trần Khúc Thủy: “Biết đâu Vũ Di tiện đường đi nghe ngóng tin tức, sẽ mau về đây thôi ạ.”
Trần Khúc Thủy gật đầu.
Một người nói một người đáp được hai câu thì Vũ Di đầm đìa mồ hôi chạy lại.
Ánh mắt Trần Khúc Thủy sáng ngời.
Tùng La cũng vui vẻ trở lại: “Vũ Di, có gặp được thế tử gia không?”
“Không!” Chạy một mạch về đây nên Vũ Di nói có hơi hổn hển, “Thế tử gia vừa về nhà liền bị Quốc công gia gọi tới trò chuyện, đến giờ vẫn chưa thấy ra. Phó tướng Thần Xu Doanh là Mã Hữu Minh tới thắp hương cho phu nhân. Đại gia đi mời thế tử gia đến đáp tạ lại bị Lã Chính chặn lại ngoài cửa, nói là thế tử vội vã về chịu tang phu nhân, đã sáu ngày năm đêm không ngủ, Quốc công gia sợ thế tử ăn không tiêu nên đã bảo người ở lại nhà trên ngủ một giấc, bảo đại gia giúp thế tử gia tiếp đón khách khứa. Hắn còn nói nếu có ai hỏi thì cứ bảo Quốc công gia và thế tử gia có việc gấp cần bàn bạc, không ai được quấy rầy, tránh để người có lòng tuyên truyền rằng thế tử gia bất hiếu.”
Đại gia chính là đại đường huynh của Tống Mặc, Tống Khâm.
“Ra là vậy!” Tùng La đang căng thẳng liền thấy nhẹ nhõm, nở nụ cười tỏ vẻ vui mừng.
Trần Khúc Thủy quyết định chạy trốn.
Một người vừa cưỡi ngựa suốt sáu ngày năm đêm, đặt lưng xuống là ngủ ngay. Đừng nói vị đại gia đó của Tống gia bước vào nhìn một cái, kể cả cho nổ pháo ngay bên cạnh cũng không gọi dậy nổi, cần gì phải cho người canh ngoài cửa?
Ông cho Tùng La và Vũ Di lui ra rồi kiểm tra lại một lượt tất cả những gì tự cho là sẽ để lại manh mối trong phòng, cất tờ ngân phiếu một ngàn lượng bạc dạo trước Đậu Chiêu nhờ Đoạn Công Nghĩa mang tới lên người, vừa nghĩ Tứ tiểu thư làm việc thật chu đáo, vừa cầm mấy lượng bạc vụn cho vào tay nải. Đợi khi trời sẩm tối, xoay một vòng trong hoa viên sẽ tới tiền viện, đó là lúc dùng cơm tối, khá lộn xộn, chính là cơ hội tốt để đào tẩu.
Trần Khúc Thủy mở cửa hông phòng, cười nói với Vũ Di và Tùng La đang nói chuyện ngoài hành lang: “Nếu thế tử gia không sao rồi thì ta cũng yên tâm. Mưa tạnh rồi, trời đẹp quá, rất hợp đi dạo loanh quanh.”
Bầu trời sau cơn mưa mùa đông gió lạnh vù vù, đẹp chỗ nào? Vũ Di và Tùng La hoang mang nhìn nhau rồi nhìn theo
Trần Khúc Thủy đi về hướng tiểu hoa viên ở Di Chí đường.
***
Tống Mặc có thể cảm thấy mình càng ngày càng yếu đi. Có lẽ không cần phiền phụ thân khai từ đường hắn đã chết rồi.
Hắn hơi hoa mắt. Bông mộc phù dung màu trắng trước mắt biến thành một bóng trắng, làm hắn nhớ đến khuôn mặt trơn bóng như ngọc của mẫu thân.
Mẫu thân chắc có nằm mơ cũng không ngờ rằng con trai sẽ chết trong chính phòng người?
Nghĩ đến đây, không hiểu sao Tống Mặc giật mình. Mẫu thân cũng ra đi trong chính căn phòng này. Đây là số mệnh hay chỉ là trùng hợp?
Hắn tự cắn mạnh vào đầu lưỡi.
Mộc phù dung lặng lẽ nở trong chiếc bình màu lam, cảnh ấy có một vẻ đẹp thanh bình.
Có tiếng bước chân loạt xoạt từ ngoài vọng vào, xen lẫn tiếng nói hơi có vẻ áy náy của phụ thân: “Vì nghiệt tử mà kinh động tới các vị, thật là hổ thẹn, thật là hổ thẹn.”
Đến nhanh thật! Có lẽ là phụ thân đã cho xe ngựa tới đón. Vẻ châm chọc hiện lên trong mắt Tống Mặc.
Đại bá phụ Tống Mậu Xuân cất tiếng, giọng có vẻ bối rối: “Thiên Tứ rốt cuộc đã gây ra chuyện gì?”
“Mấy hôm trước chẳng phải có một nha hoàn tự tử đấy thôi.” Phụ thân đáp lời, “Nó là tỳ nữ bên cạnh phu nhân.
Tôi vốn tưởng là con bé trung thành với chủ, định để phu nhân nhận làm con nuôi rồi chôn cất ở mộ phần Tống gia. Ai mà ngờ tỳ nữ ấy đã mang thai bốn tháng…”
“Cái gì?” Tứ thúc Tống Đồng Xuân thất thanh: “Một xác hai mạng sao, đấy là điềm đại hung, không thể chôn trong mộ phần nhà chúng ta được…”
“Lão Tứ, nghe nhị ca nói xong đã.” Tam bá phụ đã trở thành thương nhân từ lâu, giọng nói ngầm mang vẻ uy nghiêm, “Nếu nhị ca đã phát hiện ra thì chắc chắn sẽ không làm thế nữa.
Thúc đừng nhảy vào mồm người ta như vậy.”
Tứ thúc lầm bầm gì đó, cách xa quá, Tống Mặc nghe không rõ, nhưng có thể tưởng tượng ra vẻ mặt của ông ấy, hẳn là uất ức và bất lực lắm. Hắn bất giác mỉm cười.
Bá phụ và hai vị thúc phụ đều sống dựa vào phụ thân, phụ thân muốn khai từ đường, họ có thể phản đối hay sao?
Tống Mặc không muốn nghe nữa, nhưng tiếng nói bên ngoài khi ngắt quãng khi liên tục đều rơi vào tai hắn.
“Chỉ là một tỳ nữ thôi mà, được Thiên Tứ để mắt đến là nó có phúc rồi. Chết rồi thì thôi, cần gì phải khai từ đường. ”
“Chuyện Tưởng gia chẳng phải Hoàng
Thượng đã có kết luận* rồi sao? Hơn nữa, hồi mùa thu Hoàng Thượng còn cố tình gọi Thiên Tứ đến giáo huấn. Huynh không biết người ở khố phòng
Thuế Ti chỗ đệ hâm mộ thế nào đâu.”
*: Nguyên văn là “cái quan luận định”, nghĩa là đợi người ta chết rồi mới nhận định hay/dở.
“Đúng rồi, còn thuộc hạ nào của Thiên Tứ lưu lại phủ Định quốc công không? Chúng ta có thể đã kiểm tra sót chỗ này. Dù ở phủ Định quốc công không có, thiên vị người khác thà rằng thiên vị chính mình. Nói gì thì nói, Thiên Tứ vẫn là cháu ngoại ruột của Định quốc công.”
“Ngự sử muốn đàn hặc ai cũng cần đưa ra chứng cứ chứ không thể làm bừa. Tỳ nữ kia chết rồi còn đâu, vậy cứ để cả tỳ nữ tên Hạnh gì đó chết chung luôn đi! Như vậy vừa hay, có thể để Nhị tẩu nhận nàng ta làm con nuôi, xuống dưới đó tiếp tục hầu hạ nhị tẩu.”
Ba người mà cứ như có tận bảy tám cái mồm, làm Tống Mặc ù hết cả tai, nhức hết cả đầu.
Hắn mỉm cười, hình ảnh trước mắt càng lúc càng mơ hồ, mí mắt nặng trĩu chực sụp xuống.
Không được! Hắn không thể chết được!
Tống Mặc cắn lưỡi thật mạnh. Tầm nhìn rõ hơn một chút, nhưng không được bao lâu lại mờ mờ ảo ảo. Phi nước đại sáu ngày năm đêm, lại thêm một trận gậy gộc suýt chết… Cơ thể hắn đã đến cực hạn.
Cứ cho là vậy thì thế nào? Tống Mặc lạnh lùng “hừ” một tiếng, lại mở to hai mắt. Mộc phù dung trắng tinh nở rực rỡ trước mắt. Hắn phát hiện nhị hoa có màu vàng nhạt, vừa chớp mắt lại thấy như màu trắng. Vì sao lại cắm phù dung trắng? Giờ cũng là mùa hoa trà mai nở. Bông hoa đỏ sẫm, diễm lệ như lửa lại thanh tao nhã nhặn.
Một gương mặt chợt hiện ra trong đầu hắn. Khuôn mặt như bạch ngọc, mày dài đến tóc mai, đôi mắt hạnh sáng ngời, khóe môi như giấu ý cười, đầy cơ trí mà lại hiên ngang.
Giống như trà mai.
Rõ ràng thanh tao như vậy, lại khiến người ta cảm thấy diễm lệ.
Rõ ràng đáng để kiêu ngạo, lại bình thản ngay thẳng.
Không biết loài hoa là nàng đã nở chưa?
Tống Mặc khẽ gọi “Đậu Chiêu”, thầm nhủ: “Ta còn biết nhũ danh của nàng là Thọ Cô…”
Hắn cười.
Dung mạo đẹp đẽ như mặt trời lúc bình minh, ấm áp vô cùng. Mà trước mắt hắn lại là một bức tranh thủy mặc.
***
Tống Nghi Xuân tái mặt nhìn ba vị đường huynh đường đệ, không nói được lời nào.
Tống Mậu Xuân vội kéo tay Tống Phùng
Xuân ngồi phía dưới mình. Tống Phùng Xuân không nói gì nữa. Tống Đồng
Xuân cũng trở nên trầm mặc. Ba người chăm chú nhìn Tống Nghi Xuân, mặt đầy vẻ cung kính.
Sắc mặt Tống Nghi Xuân khi ấy mới dịu lại. Hắn ho khan rồi nói một cách trang nghiêm: “Tôi muốn trục xuất Tống Mặc khỏi Tống gia, các huynh đệ thấy sao?”
“Nhị đệ là tộc trưởng, đương nhiên do đệ quyết định.” Tống Mậu Xuân đáp.
Tống Phùng Xuân cũng vội nói: “Thiên Tứ đúng là làm người ta thất vọng.”
“Nhị ca quyết thế nào đệ cũng theo.” Tống Đồng Xuân nói.
Mặt mày Tống Nghi Xuân càng tươi hơn:
“Đã vậy thì giờ Thìn ngày mai chúng ta sẽ khai từ đường, đại ca và tam đệ, tứ đệ đừng tới muộn.”
“Nhất định sẽ có mặt đúng giờ.” Ba người vội vàng tỏ rõ thái độ.
Tống Nghi Xuân đứng dậy: “Vậy ngày mai gặp lại.”
“Được, được, được!”
Ba người nối đuôi nhau ra khỏi phòng, không hẹn mà cùng đứng lại ngoài hành lang.
Đèn lồng màu đỏ thẫm chiếu lên mặt, họ không kìm được đánh giá lẫn nhau, rồi lảng tránh ánh mắt của đối phương, người nói còn có việc các người cứ đi trước, người lại nói muốn về cùng con trai, ai nấy tự tìm đường rời phủ Anh quốc công.
Tống Nghi Xuân vẻ mặt âm trầm bước vào phòng trong.
Đèn lồng đỏ dưới mái hiên chiếu xuyên qua cửa sổ, dưới mặt đất có một vết màu nâu trầm, nhưng không thấy bóng dáng Tống Mặc đâu.
Tống Nghi Xuân trợn mắt. Mộc phù dung trắng trên bàn trà lặng lẽ nở, tấm rèm màu xanh lặng lẽ đung đưa, cây cánh kiến trắng vừa ngọt ngào vừa trầm tĩnh.
Không có một tiếng động nào.
Tống Mặc, mất tích rồi.
“Người đâu!” Tống Nghi Xuân sấp sấp ngửa ngửa chạy ra ngoài, hò hét đám hộ vệ, “Người đâu, mau tới đây!”
Trong con hẻm bên cạnh phủ Anh quốc công, hai người đàn ông cao to nâng tấm rèm kiệu bằng vải màu xanh lên, rèm kiệu là loại rèm mà quan nhị phẩm trở lên mới có thể dùng, trang trí bằng vàng bằng bạc, thêu hình long ly, đi về phía đường lớn An Định môn.
Truyện khác cùng thể loại
60 chương
58 chương
53 chương
62 chương
12 chương
195 chương
5 chương
64 chương