Hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Cuối cùng, các sĩ tử đã có thể hiểu được tâm trạng này. Các vị tiểu thư ở Trai viện không chỉ là những tài nữ mà còn là những bậc quốc sắc thiên hương của kinh thành và của giang sơn này, vì để đón tiếp họ, các sĩ tử đã diện những bộ quần áo đẹp nhất, ăn mặc tươn tất nhất, họ hy vọng sẽ gậy được chú ý. Nhưng, họ nhìn thấy được điều gì, họ chỉ nhìn thấy được những bức màn che dày. - Xin chào các vị sĩ tử. Mai tổng quản hành lễ, nói. Nhận được lời nhờ vả của Doãn đại nhân, ta và các vị tiểu thư ở đây sẽ hướng dẫn các vị trong môn đàn này. - Xin các vị giúp đỡ. Các vị tiểu thư ngồi sau bức màn che đồng loạt lên tiếng, các sĩ tử không thây người, chỉ nghe tiếng cũng vội hành lễ đáp lại. - Nhưng Trai viện chỉ có mười lăm vị tiểu thư, các công tử lại có đến năm mươi người, vì vậy ta và Doãn đại nhân đã nghỉ ra một cách, các vị tiểu thư ở đây sẽ lần lượt gãy một khúc nhạc, các vị thích khúc nhạc nào thì ở đứng ở phía trước bức màn đó. Các sĩ tử tuy chưa gặp mặt, hoặc chỉ gặp vài lần nhưng họ đã có người mình muốn tiếp xúc trong lần này, nhưng bây giờ chỉ có thề nghe đàn mà nhận người, biết làm sao đây? Họ chỉ có thể nhắm mắt xuôi tai, nghe khúc nhạc nào hay thì chọn đại… biết đâu lại trúng người mình thích. - Từ giờ các vị tiểu thư và các sĩ tử hãy cùng nhau luyện tập. Dứt lời, tấm màn che được kéo lên. Có người kinh ngạc, có người vui mừng, lại có người thất vọng. - Này! Sao ngươi lại ngồi học với muội muội ta? - Ta… ta làm sao biết. Trần Mạnh Bảo nhìn vị tiểu thư trước mặt mình, hỏi. Tiểu thư thật sự là muội muội của tên đó… sao hai người khác nhau qua vậy? - Ngươi nói gì hả? Mau cách xa muội muội ta ra một chút. - Tần công tử… chúng ta bắt đầu luyện tập được chưa? - Lâm tiểu thư, tại hạ thất lễ rồi. Trong mười lăm tiểu thư thì có chín vị cùng học với ba sĩ tử, bốn vị cùng học với bốn vị sĩ tử, một vị học cùng với một sĩ tử và một vị học cùng sáu sĩ tử. Tất nhiên, tiếng đàn của Lâm Hiền Hai thu hút nhiều người nhất nhưng quy định đã nói rõ, một người không thể cùng hơn sáu sĩ tử học cho nên sáu người đầu tiên được chọn, trong đó bao gồm Lê Sĩ Thành và Tần Kiến Minh. Thực ra, việc để các tiểu thư trong Trai viện cùng sĩ tử luyện đàn cùng nhau còn là vì một lý do khác. Thọ thần của thái hậu sắp đến gần, ngoài quan viên chúc mừng, năm vị tiểu thư của Trai viện cùng năm vị sĩ tử của Quốc Tử Giám sẽ cùng nhau hòa tấu một khúc nhạc dâng lên cho người. Họ chính là đại diện cho thế hệ nhân tài sau này của giang sơn này, là niềm hy vọng cho ngày mai rực rỡ hơn. Trong số các sĩ tử ngồi ở đây, ngoài Lê Sĩ Thành nổi tiếng là cầm sư đệ nhất kinh thành này thì những người còn lại hoặc là có tập qua một chút, hoặc là chưa từng đụng đến thứ này nên việc luyện tập không phải là điều gì dễ dàng. Mọi người đều nghĩ như vậy cho đến khi tiếng đàn vang lên. - Không ngờ cầm nghệ của Trịnh Bá Học và Lý Quân Ngọc giỏi đến như vậy? Cái này không phải học ngày một ngày hai đâu. Lê Sĩ Thành chống tay lên bàn nhận xét. - Nhưng chỉ là tiếng đàn của một người chứ không phải hòa tấu. Lâm Hiền Mai nói. Hai người kia mới đúng là cầm sắt giao hòa. Người mà Lâm Hiền Mai nói tới là Phi Long và Tịch Ngọc. Hai người họ đang cùng nhau đàn khúc “cao sơn lưu thủy”. - Hai người họ mới gặp nhau sao lại phối hợp tốt như vậy? Lê Sĩ Thành tò mò. Lê Thiện Nhân ngồi phía sau cười thầm. Anh là người duy nhất ở đây biết hai người đó đã quen nhau từ trước. Sặc cả trà hoa mà mình yêu thích nhất, Doãn Chính Hạo không thể nào tiếp tục ngồi gần đám sĩ tử nên cầm lấy bình trà rồi đi vào thư phòng. - Thật là! Dùng hai miếng vải nhét hai bên tai, ông bực mình. Cái đó mà cũng gọi là đàn sao? Một vị viện giáo cười, nói. - Chắc vì lý do này nên ngài mới không chịu dạy cho đám nhóc đó. - Tại sao ta lại phải dạy đàn cho một đám nam nhân? Thời gian một tháng trôi qua, các sĩ tử cuối cùng đã nhìn thấy được ánh sang bên ngoài Quốc Tử Giám. Họ giống như vừa mới được một lần nữa sống lại sau khi bị tuyên án tử. Tất nhiên, tâm trạng này chỉ các thiếu gia, công tử mới hiểu được một cách sâu sắc. Họ như những chú chim bay nhanh về nhà, khóc lóc, than vãn với phụ mẫu. - Ăn từ từ thôi… coi chừng mắc nghẹn. Nhìn cháu trai ăn cơm như hổ đói, Lê Ngân – Lê thái bảo đại nhân nói. - Gia gia không biết đâu… đồ ăn trong Quốc Tử Giám đúng là địa ngục. Cháu phải tranh thủ ăn nhiều một chút trước khi trở vào đó. - Vậy ăn nhiều một chút… bảo người hầu làm thêm một ít mang đi. - Không được mang vào đó đâu gia gia. Lê Sĩ Thành giải thích. Một lần, người hầu của Trần Mạnh Bảo lén đem đồ ăn vào cho hắn, kết quả chưởng giáo phát hiện phạt hắn chép ba trăm lần “quan thư”. - Tên Doãn Chính Hạo đó trước giờ hành xử không để ai vào mắt, mà sao cháu lại ngu ngốc điểm chỉ vào bản cam kết đó? - Cháu làm sao biết Lâm đại ca lại gạt người như vậy. Lê Sĩ Thành chợt nhớ đến một việc. - Gia gia, người giúp cháu tìm mấy người thợ kim hoàn tài giỏi được không? - Chuyện gì! - Cháu có một người bạn, gia gia người này trao cho hắn vật gia truyền nhưng chưa kịp nói cách mở thì đã qua đời. Lấy trong người ra bức họa cho gia gia xem, y nói. Nghe nói bên trong có độc châm, mở sai thì sẽ chết ngay tại chỗ. - Làm gì có chuyện vô lý như thế. Nhìn bản vã cháu trai đưa, sắc mặt Lê Ngân thay đổi. - Bạn học của cháu vật này là vật gia truyền của nhà hắn sao? - Đúng vậy! Suy nghĩ một lúc, Lê Ngân nói. - Vật này nếu nguy hiểm như vậy thì cháu cũng đừng tiếp xúc gần. Nếu lần sau ra ngoài, mời người bạn này đến nhà một chuyến. Lê Sĩ Thành không hiểu cho lắm nhưng vẫn gật đầu. - Xuất thân, hoàn cảnh lớn lên của sĩ tử trong Quốc Tử Giám đều được người chúng ta điều ra rõ ràng nhưng vẫn không tìm được chút manh mối nào về Nhân Tông. - Đoan Kính là người thế nào? Bà ta đã giấu Nhân Tông suốt một thời gian dài làm sao để chúng ta tìm được dễ dàng. Cho người tra lại một lần nữa, nhất định chúng ta đã bỏ sót điều gì. - Tuân lệnh! Tên thuộc hạ vừa rời đi, người phía sau bức mèn che đứng dậy, khởi động cơ quan ở chiếc ghế ngồi, bức tường phía sau di chuyển để lộ ra một mật thất. Y vừa đi vào thì bức tường cũng di chuyển lại vị trí ban đầu. Bên trong mật thất là một hành lang rộng, đèn thắp sáng hai bên. Phía cuối là một cánh cửa, y nhẹ nhàng mở ra. Ở đó, một thiếu niên đang ngồi quay lung đọc sách. - Chủ nhân. - Lý Phi Long, Lý Quân Ngọc. Nếu Nhân Tông đang ở Quốc Tử Giám thì chỉ có thể là hai người này. Thiếu niên kia vẫn không quay người lại. - Lý Phi Long là cô nhi được người trong thôn Thiên Kiều nuôi lớn, còn Lý Quân Ngọc là con trai của một phu tử ở thành Thanh Hưng, xuất thân hai người này vô cùng rõ ràng, sao có thể là Nhân Tông. - Xuất thân chỉ là lời nói. Nếu Đoan Kính muốn che giấu thì muốn dựng chuyện thế nào mà chẳng được. Với lại, Lý Quân Ngọc sức khỏe không tốt, lâu lâu lại phải dùng thuốc, còn Lý Phi Long… người này có dung mạo rất giống Thái Tông. - Nhân Tông từ nhỏ đã trúng cửu trùng âm tán của chúng ta… như vậy Lý Quân Ngọc là Nhân Tông. - Sức khỏe của Lý Quân Ngọc phù hợp với người trúng cửu trùng âm tán, còn Lý Phi Long lại có dung mạo giống với Thái Tông. Một trong hai người này chính là Nhân Tông, người còn lại chính là cái bẫy của Đoan Kính đặt ra. - Chủ nhân, sao chúng ta tiêu diệt cả hai? -Ngươi nghĩ Đoan Kính dễ dàng để Nhân Tông ở bên ngoài mà không ai bảo vệ sao? Hơn nữa, đừng coi thường Doãn Chính Hạo. Hôm nay các sĩ tử đều được ra ngoài nhưng hắn lại để Lý Quân Ngọc và Lý Phi Long ở bên cạnh nói là cùng hắn dắp xếp lại Tàng thư lâu. Doãn Chính Hạo là con cáo xảo quyệt nhất từ rước đến nay, còn y ở đó bảo vệ thì đừng nói giết Nhân Tông mà đụng đến một cọng tóc của hắn cũng đừng hòng đụng vào. - Vậy chúng ta phải làm thế nào? - Chúng ta không lộ diện giết Nhân Tông thì hãy để người khác làm thay. Cho người truyền tin đến bốn vị vương gia, nói cho bọn họ Nhân Tông hoàng đế lâm bệnh nhưng Đoan Kính thái hậu vẫn cố tình giấu diếm nhằm mục đích xưng vương. Ta xem Đoan Kính và Nhân Tông giải quyết thế nào?