Ngày hai mươi chín tháng chạp là ngày náo nhiệt nhất của năm cũ, cũng là ngày cuối cùng họp chợ. Những người mang đồ lên chợ bán, đi chợ mua đồ làm cho con đường vốn không rộng rãi lắm chật như nêm cối, đi từ đầu đường đến cuối đường mất nửa tiếng đồng hồ. Lối vào chợ chính ở đầu đường, còn lối ra cách cuối phố không xa. Mọi người thường thuận đường đi vào chợ chính từ đầu đường đến cuối đường sau đó chen vào chợ rau mua ít thức ăn về nhà. Trong chợ tiếng người nói ầm ĩ, không có chỗ chen chân. Giá các loại rau củ đắt hơn ngày thường rất nhiều, giá thịt cũng tăng lên. Không mua? Không mua thì đi đi, phía sau còn nhiều người chờ đến lượt mua đó. Nếu không tại sao nói thời điểm cuối năm tốt nhất? Người kinh doanh mong chờ thời điểm cuối năm này nhất, hàng hoá đều bán chạy hơn bình thường. Không thể không nói đến người bán thực phẩm trong chợ. Bạn nghĩ xem, cái khác có thể không mua, nhưng không thể không mua thức ăn đúng không! Mùng sáu sang năm mới họp chợ, bạn phải chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho bằng đó ngày, đến lúc đó trong nhà có khách mà không đủ đồ ăn, bạn muốn đi mua cũng không có chỗ nào bán đi. Vì thế, người nông dân một năm tiết kiệm thắt chặt túi được mấy đồng đều mang theo rổ lớn rổ nhỏ, túi to túi bé mua hàng tết cho gia đình. Triệu Ngọc Trân dẫn các con theo, bận khí thế ngất trời. Chu Tiểu Vân chào hỏi khách khứa, Đại Bảo tay khoẻ chặt thịt chặt sườn lọc xương, Tiểu Bảo nhanh nhẹn lấy tiền thối tiền thừa, Nhị Nha chuyên môn phụ trách lấy túi nilong. Triệu Ngọc Trân đứng trước cối xay thịt chỉ cần phụ trách thịt xay là được. Nhìn các con mình càng lớn càng nhanh trí, Triệu Ngọc Trân vui mừng, nụ cười chưa bao giờ tắt. Đến mua thịt phần lớn là người quen, ai thấy Đại Bảo không khen mấy câu? Triệu Ngọc Trân một bên khách sáo tỏ vẻ khiêm tốn, trong lòng ngập tràn niềm vui. Khoảng mười một giờ, chợ thoáng tan, dần dần ít người đi lại. Chu Tiểu Vân dắt Nhị Nha về nhà nấu cơm, Đại Bảo và Tiểu Bảo ở lại chợ giúp mẹ thu dọn đồ đạc. Chu Tiểu Vân về đến nhà vào phòng bếp xem, ồ, mẹ đã mua rất nhiều thức ăn để sẵn ở đằng kia. Hơn nữa thịt dê thịt bò đều là thức ăn chín đã nướng qua, cô thuần thục rửa sạch một cây củ cải trắng, nướng một bát to thịt bò cải trắng. Lại lấy thêm ít dưa chua từ vò dưa chua của nhà ra rửa qua, nướng thịt dê ăn kèm với dưa chua miến, cho chung vào một nồi lẩu, đốt miếng cồn, nước sôi sùng sục toát ra mùi thơm mê người. Lúc Triệu Ngọc Trân về cũng là lúc Chu Tiểu Vân đã bê hết thức ăn bày lên bàn. Tổng cộng có bốn món, thịt bò cải trắng, lẩu thịt dê dưa chua miến, cộng thêm khoai tây thịt nướng và cá kho tàu. Mỗi món đều đựng trong bát to đầy ăm ắp. Đại Bảo vui mừng bỏ vào miệng, loáng cái hết hai bát cơm, anh thoả mãn vỗ vỗ cái bụng: “Cảm giác ăn no thật tốt!” Không giống lúc ở đội điền kinh ăn cơm phải hạn chế số lượng bao nhiêu, ăn cơm ở nhà ngon nhất! Triệu Ngọc Trân thương yêu nhìn Đại Bảo ăn no thẳng cẳng ợ hơi: “Thích ăn thì ăn nhiều một chút, muốn ăn cái gì cứ nói với mẹ, mấy hôm trước mẹ đã mua không ít thức ăn chuẩn bị ở nhà. Nếu không đủ mẹ sẽ tranh thủ sáng mai đi mua thêm đồ về.” Sáng ba mươi chợ chỉ họp nửa buổi, bình thường đến mười giờ mọi người đã về nhà làm cơm. Đại Bảo cười haha nói: “Chỉ cần là thịt con đều thích, con không kén ăn.” Bị em trai em gái “xì xì”, Đại Bảo da mặt dày làm như không thấy, làm nũng với Triệu Ngọc Trân. Chu Tiểu Vân run rẩy phủi da gà nổi toàn thân, ôi chao, nhìn Đại Bảo vừa cao vừa to làm nũng đúng là không thích ứng nổi. Chu Quốc Cường thấy Đại Bảo dính lấy mẹ thì nhướng mày, muốn dạy bảo Đại Bảo hai câu: “Người lớn như vậy, nói thì hay, nhìn mày bây giờ có bộ dáng gì nữa…” Kế tiếp định phê bình thao thao bất tuyệt một tràng dài. Triệu Ngọc Trân đúng lúc ngăn cản Chu Quốc Cường nói tiếp: “Được rồi được rồi, lỗi nặng đến mấy cũng cho qua, con trai nửa năm mới về nhà một chuyến, anh đừng dài dòng không để yên thế. Đại Bảo lớn hơn nữa trong mắt em vẫn còn là đứa trẻ cũng là con trai em, làm nũng tâm sự với em thì có sao? Ạm không thích nghe thì đứng qua một bên đợi đi.” Chu Quốc Cường bị trách cứ á khẩu không trả lời được. Ngẫm lại Đại Bảo vất vả được về một chuyến, cứ để nó đùa giỡn đi. Chu Quốc Cường nghĩ thầm nửa năm nay không có cơ hội dạy dỗ Đại Bảo, ông rất hoài niệm cảm giác làm Đại Bảo bị mắng mặt mũi bầm dập không dám ngẩng đầu lên a! Đại Bảo không ở nhà, ông muốn dạy dỗ mọi người cũng không có cơ hội. Tiểu Bảo từ trước đến nay nhu thuận nghe lời, Chu Tiểu Vân càng không cần phải nói không phải phiền lòng suy nghĩ nhọc lòng lo lắng một chút nào. Nhị Nha miệng ngọt như mật am hiểu nịnh bợ vỗ mông ngựa, Chu Quốc Cường mỗi đến ngứa họng thì đặc biệt nhớ đến con trai cả. Nếu như nghịch ngợm nhất, thích gây sự nhất, hay gây hoạ nhất Đại Bảo ở nhà thì tốt biết bao… Hiện tại cuối cùng Đại Bảo đã về, Chu Quốc Cường vui vẻ kích động cố nén trong lòng, bên ngoài phản ứng đầu tiên là có nên lấy Đại Bảo ra mắng mấy câu không. Đây coi như là cách yêu thương khác biệt của người cha, haha! Đến đêm ba mươi, sau bữa cơm trưa thịnh soạn Triệu Ngọc Trân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa từ trong ra ngoài một lần. Chu Quốc Cường cũng được nghỉ, một năm qua việc kinh doanh tốt lãi được không ít tiền, tâm trạng ông rất tốt vừa cười tủm tỉm vừa giúp vợ khuân đồ. Đại Bảo cầm cây chổi lông gà rất dài phủi phủi, Tiểu Bảo ở sau nhảy ra muốn cướp chổi lông gà. Đại Bảo cười ha ha một lúc, đổi chổi lông gà từ tay trái sang tay phải, dù sao Tiểu Bảo làm thế nào cũng không thể cướp được từ tay anh. Hai anh em trêu đùa, Nhị Nha cười khanh khách không ngừng, cầm cái chổi nhỏ nửa ngày chưa quét được tí gì, cứ mải xem náo nhiệt. Chu Tiểu Vân mang mấy tờ giấy hồng lớn ra, bảo Đại Bảo tới viết câu đối. Đại Bảo vừa nghe em gái gọi mình đến viết câu đối tinh thần tỉnh táo, ném chổi lông gà cho Tiểu Bảo. Anh cầm lấy bút lông, chấm mực nước rồi bắt đầu viết. Chu Tiểu Vân vừa nhìn vừa gật đầu, chữ thư pháp của Đại Bảo càng viết càng đẹp, nét chữ cứng cáp rất có lực. Tiểu Bảo đâu còn quan tâm đến phẩy mạng nhện ở góc phòng, Nhị Nha đâu còn tâm trí quét rác, cả hai chạy tới góp vui. Tiểu Bảo nghiêm trang bình luận: “Chữ thư pháp của anh cả viết coi như không tệ, sớm biết thế hai ngày trước anh vừa mới về, để anh ra ngoài bày sạp viết câu đối.” Đúng là ở chợ có mấy người viết câu đối cho người khác kiếm ít tiền công ngay tại chỗ, nhưng, đa phần là các ông cụ. Đại Bảo cười mắng Tiểu Bảo, chỉ biết lời từ trong miệng em ấy ra chẳng có lời nào hữu ích cả. Đợi khi câu đối đỏ thẫm được dán lên cửa, giờ là lúc vui chơi. Cả nhà chia thành hai tốp đi tắm, sau khi tắm xong Đại Bảo Tiểu Bảo bị Chu Quốc Cường dẫn đi cắt tóc. Có câu ca dao rằng: Dù có tiền hay không, năm mới (kiểu) đầu mới, Chu Quốc Cường đến ngày ba mươi mới có thời gian rảnh đi cắt. Trên phố có hiệu cắt tóc mới mở, do một chàng trai trẻ làm chủ. Chàng trai trẻ kia tuổi không quá hai mươi lăm, có mấy phần tóc nhuộm vàng, mặc quần áo rất mốt. Tay nghề cắt tóc không kém, tóc Đại Bảo bị cắt rất ngắn nhìn rất tinh thần, tóc Tiểu Bảo thì lâu hơn một chút, nhìn cậu rất thanh tú. Ngay cả Chu Quốc Cường sau khi cạo râu cắt tóc đi nhìn cũng đẹp trai hơn. Khi Chu Tiểu Vân và Nhị Nha cộng thêm Triệu Ngọc Trân đến cửa hàng đúng lúc Chu Quốc Cường cắt xong. Chu Tiểu Vân thấy Đại Bảo Tiểu Bảo cắt xong đều rất có sức sống, hơi động lòng. Tóc của cô rất dài, chắc chắn cực kỳ tiếc nếu cắt thành tóc ngắn, nhưng chỉ sửa lại, cắt ngắn một chút thì vẫn được.