Cực phẩm thái tử gia

Chương 366 : Đêm mưa lạnh và nỗi oan trong tuyết

Trong 2 gian phòng rách rưới đó, chỉ tính cái mái nhà cũng rách tới hơn 10 chỗ. Trong nhà xếp lổm chổm những cái chậu xô bể để hứng nước mưa dột. Cũng là nhờ thằng bé 5, 6 tuổi ấy đã đặt để hứng nước. Bây giờ nó là thần bảo hộ của mẹ nó, là lính cẩn vệ của cái nhà này, thiếu nó là không được. Tên cô bé là Miêu nhi, năm nay 8 tuổi rưỡi. Cô bé không đi học, chỉ ở nhà chăm sóc mẹ và em trai. Đừng nghĩ nó nhỏ chả biết làm gì. Chẻ củi nhóm lửa, thổi lửa nấu cơm đều làm được. Một đứa nhỏ 8 tuổi đáng lí ra phải được người lớn chăm sóc, nhưng giờ nó lại là trụ cột của gia đình. Thật là không thể tin được! Trong lúc mẹ nó và 3 người Đường Sinh trò chuyện thì Miêu Nhi đã nhóm lửa nấu cơm. Cái thân hình bé nhỏ ấy không biết có nặng bằng cái nồi không? Nhìn cô bé ôm cái nồi đặt lên lò, Uông Sở Tình lấy tay che miệng, mắt ngấn lệ. - Mấy năm trước, sức khỏe của tôi vẫn còn tốt. Làm việc này việc kia vẫn được. Chồng tôi làm việc trong thành phố. Thời gian đầu còn gửi chút tiền cho 3 mẹ con sống qua ngày. Củi gạo dầu muối đều phải cần tiền. ba năm trước, tôi bỗng dưng ngã bệnh. Đi khám trên thành phố, bác sĩ nói là ung biếu tĩnh mạch gì đó, là bệnh khó chữa, phải cần tiền. Tôi nghĩ đi nghĩ lại quyết định không chữa làm gì, về nhà thôi! Người phụ nữ nói trong nước mắt. - Ngã bệnh một thời gian ngắn là tôi đã không thể xuống giường nổi. Chồng tôi nói là đi kiếm tiền về chữa bệnh. Nhưng mà ổng đi nhưng chẳng thấy quay lại. Một hai tháng đầu còn nhờ người trong thôn khuyên chút tiền, về sau thì chẳng có tin tức gì nữa. Tôi cũng có gọi Miêu Nhi đi hỏi mấy người cùng làm với chồng tôi, họ nói ổng không làm ở đó nữa, cũng không có tin tức gì nữa. Đến nay đã 3 năm rồi. Dạo trước có người đến nhà, cho ít gạo ít dầu, nói có gặp chồng tôi trên thành phố. Ông ấy có gia đình riêng rồi, còn có cả con nữa. Ba mẹ con tôi chỉ biết sống vậy qua ngày thôi. Ông bà mất từ sớm, trong thôn cũng không còn thân thích nữa. Đường Sinh, chị Trần , Uông Sở Tình lặng yên nghe câu chuyện gia đình của người phụ nữ. Có lẽ do mệt nên nói được một đoạn chị lại ho. Đản Nhi bưng chén nước lạnh cho mẹ nó uống. Cảnh tượng đáng thương, Uông Sở Tình lặng lẽ lau nước mắt, chị Trần cố không khóc, Đường Sinh lặng người sắc mặt đăm chiêu. Trời đất bao la, người khổ cũng không phải là ít, bản thân có thể giúp được bao nhiêu người? Nhưng đã gặp rồi thì không thể khoanh tay đứng nhìn. Người phụ nữ dịu giọng: - Tôi biết mình không sống lâu được nữa. Chỉ tội cho hai đứa nhỏ. Tôi không biết tôi chết rồi ai sẽ chăm sóc cho chúng nó đây. Chúng nó còn quá nhỏ, cộng lại cũng không đủ 15 tuổi. Tôi chỉ mong có người hảo tâm đến đón các con tôi, chỉ cần cho chúng nó miếng ăn, không phải chết đói là được. Tôi chết đi rồi làm ma cũng ghi ơn. Các con tôi rất ngoan, cái gì cũng biết làm. Tiểu ca, cậu làm người hảo tâm được không? Bình thường không ai đến nhà họ, người phụ nữa khó mà gặp được ai. Vội vàng dặn dò chuyện hậu sự, chết đi rồi cũng yên tâm. Nói một hồi mắt chị lại ngấn lệ. Mấy năm nay nước mắt gần như đã khô cạn. - Tôi cũng không tiền, không phải là tôi muốn bán con. Hoàn cảnh của tôi mọi người cũng thấy cả rồi, nằm ở đây muốn động dậy cũng không có sức lực. Ngoài việc chờ chết chỉ có liên lụy các con tôi. Con gái tội nghiệp của tôi mới lên 5 tuổi đã phải nấu cơm cho tôi, còn phải chăm sóc cho thằng em kém nó 2 tuổi. Uông Sở Tình không thể nghe tiếp được nữa, vội quay đầu đi ra ngoài cho nhẹ nhõm. Chị Trần cũng đi theo. - Trong thôn có nhiều quán nhỏ, trong nhà cũng không có đồ ăn, chúng ta ra ngoài mua chút gì ăn đi. Chị Trần gợi ý. Uông Sở Tình gật đầu. Bọn họ đi ra ngoài trong mưa tuyết, Đường Sinh cũng không lo lắng gì bọn họ. Mặc dù trời đang tối dần, có chị Trần thì không phải lo gì. - Đại tỷ…. Đường Sinh trong lòng cũng thấy khó chịu. Người đàn ông đó thật không bằng cầm thú, nhẫn tâm bỏ mặc vợ con không lo lắng. Vợ bệnh nặng, hai đứa con không có cơm ăn, mày có bao giờ nghĩ tới họ không? Cho dù có không quan tâm tới vợ, cũng đâu có thể bỏ mặc hai đứa trẻ? Cầm thú! - Đại tỷ, nếu bệnh của chị chỉ là u bướu mạch máu thì chữa được, đừng bỏ cuộc. Chị phải sống, hai đứa trẻ càng ngày sẽ càng lớn, chị cũng đừng lo lắng nhiều quá. Đường Sinh nói xong câu đó bỗng muốn tháo cái miệng của mình đi, mình có còn là người không? Mình bảo đại tỷ đừng lo lắng? hai đứa trẻ còn quá nhỏ thế kia? Cha mẹ không lo thì ai lo? - Hoàn cảnh gia đình thế này, Ban quản lý thôn không quan tâm gì sao? -Thời gian đầu cũng có đến, Bí thư chi bộ năm kia hết nhiệm kì, người mới là Tam Cẩu Đản nói cấp trên không trợ cấp cho gia đình tôi nữa. Về sau tôi mới nghe người trong thôn nói nhỏ trợ cấp vẫn phát tới ban quản lý thôn, nhưng mà tất cả đều vào túi Tam Cẩu Đản. Tôi cũng kêu Miêu Nhi nhà tôi đi hỏi Tam Cẩu Đản chuyện này, nhưng lại bị hắn kêu con trai đá Miêu Nhi ra ngoài. Tiếng nắm tay của Đường Sinh kêu liên hồi, ban quản lý thôn có một tên bí thư chó chết thế này, dân làng sao mà sống yên chứ? - Đại tỷ, cho dù chị nằm liệt giường thì cũng có thể kêu dân làng tố cáo hắn, cấp trên chẳng lẽ không quan tâm sao? -Bí thư chi bộ bất bình cũng có tố cáo giúp tôi. Nhưng mà người thân của Tam Cẩn Đản là quan xã, tố cũng coi như không tố. Cũng vì chuyện này mà Bí thư chi bộ bị em trai của Tam Cẩu Đản đánh đến bị què. Từ đó về sau, cũng không có ai trong thôn dám đả động đến chuyện nữa. Đường Sinh hít một hơi thật sâu, nén lửa giận xuống. Đúng là núi cao xa vương pháp, khốn cùng cũng không người hỏi han. Trong thôn nếu may mắn có được bí thư tốt thì còn có thể dẫn dắt dân chúng. Chứ để cho một thằng Bí thư chó lên, dân lành chỉ bị ức hiếp mà thôi. Đường Sinh vừa nghe người phụ nữ nói, vừa giúp Miêu Nhi làm việc. Nước trong nồi sôi sùng sục, Miêu Nhi đem gạo đổ vào nồi rồi đặt cái lồng hấp lên trên. Lần này là nhờ Đường Sinh giúp, Miêu Nhi không phải tốn chút sức nào cả, nó ngóc đầu cười với Đường Sinh. Trong cái lồng hấp là vài cái bánh ngô. Năm 2005, muốn ăn cái món bánh ngô chính gốc này không phải là chuyện dễ. Đa số bánh ngô đều đã qua chế biến, mặt bánh thô đến nỗi nghẹn cả họng. Người bình thường khó ai mà nuốt nổi. Lương thực thực phẩm trong nhà căn bản là không có, chỉ có nửa chén dưa muối đã biến thành màu đen. Miêu Nhi nói người trong thôn cho gia đình em dưa muối. Thật không tưởng tượng được ba mẹ con này làm sao mà sống nổi qua ngày. Có thể nói nhà ngoài 4 bức tường thì chẳng có gì hết. Còn về tiền thuốc than, đã nhờ người trong thôn 3 năm nay đem bán tất cả những thứ có thể bán trong nhà đem đi bán hết. Tất cả cũng chỉ uống được vài thang thuốc mà căn bản không thể chữa nổi bệnh. Người mẹ nói chị đã dừng thuốc nửa năm nay, có lẽ cũng sắp chết. Từ nhỏ chị đã sống một cuộc sống cực khổ. Cha mẹ mất sớm, anh trai bỏ đi từ lâu. Bây giờ tin tức ở đâu cũng không rõ. Lại vi phạm luật kế hoạch hóa gia đình, từ mấy năm trước đã bị Ban quản lý thôn ghét bỏ. Người mẹ tên Trần Tú Liên. Năm nay còn chưa đến 30 tuổi, nhưngbệnh tật đã dày vò khiến chị trông như bốn năm mươi tuổi vậy. Người nông thôn kết hôn sớm, chưa đến 20 tuổi là đã sinh con. Chỉ là cuộc đời chị khổ, sau khi chồng bỏ đi, chị đau khổ vạn phần. Nếu không phải là vì hai đứa trẻ, chắc chị cũng chẳng sống làm gì nữa. Chị cố sống trên đời này chỉ là vì không nỡ hai đứa trẻ. Chị sẽ cố, cố đến khi sức cùng sức kiệt, đến khi chỉ còn một hơi thở cuối cùng thì mới thôi. Ông trời hãy mở mắt xem, xem hai đứa con của tôi! Chúng nó còn quá nhỏ, chúng nó không có tội. Kiếp trước tôi có tội nghiệp gì, xin hãy để một mình tôi gánh chịu, xin đừng giày vò các con tôi. Trần Tú Liên đêm nào cung cầu nguyện, chị tin một ngày nào ông trời sẽ mở mắt. Hy vọng chị đợi đến ngày đó. Còn thằng khốn cầm thú đã bỏ mặc vợ con, rồi một ngày sẽ gặp báo ứng. Nỗi hận thù với tên khốn đó sâu như biển vậy. Ngươi có thể không cần tôi, nhưng sao có thể bỏ mặc con của mình chứ, ngươi xứng làm cha không? Đồ gia súc! Trong tay cầm ổ bánh ngô không dính một hột dầu. Ừ, nói sai rồi, chính xác thì không có tí thức ăn nào cả. Con người có thể sống như thế này sao? Thật không bằng ở trong tù. Nhìn thấy cảnh tượng tiểu Đản Đản đưa cho mẹ nó ổ bánh ngô, Đường Sinh chỉ biết lặng lẽ lau nước mắt. Hắn không muốn chứng kiến những điều hắn đang thấy. Đường Sinh đi ra phòng ngoài, lặng lẽ lau đi những giọt nước mắt nam nhi. Miêu Nhi bây giờ không hiểu vì sao Đường Sinh lại khóc, nhưng có lẽ chỉ mười lăm năm nữa thôi, em sẽ hiểu tất cả. Cô bé lúc đó như người cảnh sát xuất sắc bước ra từ trường cảnh sát, đến bên cạnh ‘Ca ca...!’ thay thế vị trí của chị Trần, mãi mãi ở bên cạnh bảo vệ cho cậu bé lặng lẽ đứng khóc trong phòng. Trên đời này có thứ tình cảm mà cảm đời cũng chẳng thể báo đáp. Đến khi đó, Miêu Nhi sẽ hiểu được nước mắt của Đường Sinh là đáng quý biết nhường nào! Uông Sở Tình và chị Trần xách về không ít đồ. Toàn là đồ ăn mua từ quán trong thôn. Thật ra cũng chỉ toàn là mì gói, rau cải, bánh mì, xúc xích, lạp xưởng... Mấy quán tạp hoá không thể bằng siêu thị, đồ đạc cũng không phong phú như trong siêu thị. Khi các cô vừa bước vào, Miêu Nhi tay cầm ổ bánh ngô nóng hổi chạy ra: - Đại ca ca, anh ăn cái bánh của em nhé! Đôi tay run rẩy bé nhỏ ấy, khuôn mặt nhuốm đầy khói than, đôi mắt long lanh ấy, về sau vẫn sẽ thanh khiết như thế! Chị Trần và Uông Sở Tình thổn thức. Những gì thấy trong ngày hôm nay có lẽ sẽ trở thành kí ức khắc sâu trong tâm trí mọi người. Trong ấn tượng mọi người thằng nhóc vốn hư hỏng, chơi bời, nông cạn kia hôm nay lại rơi nước mắt như thế này. Đường Sinh cúi người xuống, cánh tay đỡ lấy Miêu Nhi đang cầm ổ bánh ngô: - Ừ, ca ca ăn cái bánh ngô của em, em với các chị cùng ăn mì gói nhé? Đường Sinh vừa nói xong liền đưa miệng ngoạm một cái ngon lành, quay đầu đi mặc cho dòng lệ lưng tròng. Mình hôm nay quả là mất mặt quá. Không dám khoe khoang mình là đấng nam nhi mình đồng da sắt cứng rắn, nói thật là cũng chẳng bằng hai ba giọt nước mắt. Thế nhưng cũng bởi vì điểm này, Uông Sở Tình mới cảm nhận được sự trong sáng lương thiện trong tâm hồn hắn. Hoá ra hắn cũng không phải là Nhị Thế Tổ. Chôn sâu trong tâm hồn hắn là những tình cảm rất thành, những tình cảm chân thành cho những con người bất hạnh. Có lẽ hắn kiếm nhiều tiền không phải để cho mình hưởng thụ mà vì sự thay đổi của cái xã hội còn quá nhiều con người khốn cùng như thế này. Nhiều năm sau, Uông Sở Tình nói: ‘Mình đã không nhìn lầm Đường Sinh.’ Đối với Trần Tú Liên mà nói, hôm nay cuộc đời như thay đổi. Đường Sinh gói cái bánh ngô lại, để cho 3 mẹ con họ ăn tô mì thịt bò thơm lừng. Trần Tú Liên ăn trong nghẹn ngào. Trong lòng chị ngập tràn cảm động. Ăn xong, chị Trần giúp chị xem qua bệnh. Nói chung tình hình không khả quan. Nếu đi chữa ở bệnh viện tốt nhất, có lẽ còn có chút hy vọng. - Miêu Nhi, em dắt anh đến nhà Tam Cẩn Đản nhé. Anh phải đi xem mặt cái thằng bí thư chó chết của thế kỉ mới xem thế nào? Đường Sinh khuôn mặt sắc lạnh, đạp trên những bông tuyết bay trong gió đông, đi theo Miêu Nhi. Bốn người cùng đi! Chị Trần và Uông Sở Tình đi theo, nhìn khuôn mặt Đường Sinh chắc có lẽ đang chuẩn bị đòi lại công bằng cho nhà họ Trần đây. - Đường Sinh, cậu làm đúng đấy! Đường Sinh nắm tay Miêu Nhi sải bước. Tay kia giơ ra đón lấy những bông hoa tuyết bay bay trong gió, để chúng tan chảy trong lòng bàn tay mình. Hắn lạnh lùng nói: - Gần tháng tư rất ít có tuyết rơi, ít nhất cũng phải 20 năm rồi chưa gặp phải thời tiết như thế này. Hôm nay tuyết lại rơi đúng ngày chúng ta ở đây. Kỳ duyên! Có lẽ hôm nay không chỉ có tuyết bay, mà còn có cả...máu rơi đây! Tôi không dám đảm bảo chuyện này đâu, thật đấy! Câu cuối hắn nói ám đầy sát khí sắc lạnh còn hơn cả thời tiết hôm nay nữa. Uông Sở Tình trong lòng hơi sợ. Vừa bước vào nhà lão chó bí thư, thì nhìn thấy trong ngôi nhà thắp đèn lỗng lẫy có vài người đang thay cụng ly uống rượu. Đang say sưa uống rượu à? Quấy rầy rồi!!!