Con Muốn Làm Vợ Ba
Chương 1 : Con nhớ mẹ
" Tôi khẽ trở mình thì con bé lại càng ôm chặt hơn, nó rúc cái đầu vào sát người tôi cố ngửi cho được cái mùi ám khói thuốc quen thuộc rồi mới chịu nằm yên.)
Vừa đưa mắt ra khỏi màn hình vi tính, nhâm nhi một ít thuốc lá thì tôi đã phải dập ngay điếu thuốc vào gạt tàn. Nhi- Đứa con gái bé bỏng của tôi mở cửa bước vào, sẽ là điều bình thường nếu như nó không mang theo cái gối nằm và con gấu bông ưa thích của nó theo vào phòng.
- Có việc gì mà tìm ba khuya vậy?
Vừa hỏi tôi vừa dứ dứ điếu thuốc vào gạt tàn trước mặt con bé. Chuyện tôi hút thuốc không phải điều mới mẻ gì, tôi chỉ không muốn cái làn khói độc hại này xâm nhập vào cơ thể thuần khiết của con gái mình, thế nhưng gần đây con bé vẫn cứ hay thỏ thẻ khen cái mùi thuốc lá trên người tôi rất đàn ông khiến tôi cảm thấy sợ hãi. Nó thì biết gì về đàn
ông mà lại đưa ra nhận xét đó kia chứ, cái câu hỏi ấy luôn ám ảnh trong đầu khiến tôi dẫn đến quyết tâm phải cai thuốc lá từ từ...
Dạo này Nhi khá lầm lỳ ít nói, ngay cả là với tôi, thật khác với tính cách thường ngày của nó. Con bé đã mười sáu tuổi, đã là học sinh cấp ba rồi mà vẫn cứ như là con nít, vẫn hay đòi quà, hay làm nũng với tôi, và tôi lúc nào cũng sẵn sàng chiều chuộng con bé để cố gắng thay thế người mẹ đã mất của nó.
Con bé quẳng cái gối thẳng lên giường rồi ôm con gấu bông nhảy phốc lên nằm thẳng gọn trên ấy.
Tôi xoay ghế lại nghiêm mặt nhìn nó:
- Có việc gì mà tìm ba khuya vậy?
Con bé bặm môi lại mở tròn đôi mắt nhìn tôi. Chao ôi, cái môi ấy, đôi mắt ấy, sao mà giống mẹ nó như đúc từ một khuôn, mà mái tóc đen óng mượt của con bé cũng dài gần bằng mẹ nó rồi. Nhưng con bé vẫn chỉ là một cô nhóc ăn chưa no lo chưa tới, và tôi vẫn là một người cha gà trống nuôi con suốt ngần ấy năm. Giờ tôi mới nhận ra đôi mắt con bé đã đỏ hoe từ lúc nào khiến tôi bối rối.
Tôi bước đến nắm tay sờ trán nó một cách sốt sắng:
- Con thấy không khỏe à, có đau ở đâu không?
Con bé vẫn bặm đôi môi xinh xắn ấy lại. Không biết con bé có đau hay không nhưng tôi cảm thấy đau thay cho nó. Nó lắc đầu. Tôi lại hỏi:
- Hay ở trường có chuyện gì? Tụi bạn ăn hiếp con à?
Con bé lại lắc đầu khiến tôi thêm to tiếng quát:
- Có chuyện gì thì nói cho ba nghe. Con lớn rồi chứ có còn nhỏ nhít gì nữa.
Con bé lí nhí:
- Con không ngủ được.
Tôi đành dịu giọng lại:
- Con nhức đầu à? Hay là có chuyện gì buồn.
Lần này nó quệt nước mắt đi, và gật đầu.
- Chuyện gì nói ba nghe nào.
- Con đọc quyển tiểu thuyết kia thấy buồn quá nên không ngủ được...
Lần này tôi giận thật sự, bản kế hoạch thi công vẫn còn đang dang dở, nghĩa là đêm nay tôi lại phải thức khuya. Thế mà giờ tôi lại bị phân tâm bởi cái chuyện cỏn con này. Tôi đứng thẳng dậy, quát thẳng vào mặt con bé:
- Ba không cấm con đọc những cuốn tạp chí hay tiểu thuyết nào đó nhưng đừng có nhập tâm vào nó quá. Ba còn có công việc của ba, con còn có việc học của con. Chỉ vì một cuốn tiểu thuyết vớ vẩn nào đó mà con lại đến đây khóc lóc với ba hay sao? Đây là một lí do không thể chấp nhận được.
Con bé mở to đôi mắt ra nhìn tôi, đôi đồng tử như căng ra hết cỡ vì ngạc nhiên trước sự tức giận của tôi. Đây là lần thứ hai tôi quát con bé, lần trước là khi nó đi sinh nhật bạn về trễ mà không xin phép hay gọi điện thông báo khiến tôi lo lắng sốt vó đi khắp nơi tìm kiếm. Rồi đôi đồng tử trở lại bình thường, từ trạng thái sững sờ con bé úp mặt xuống khóc mùi mẫn, giọng vỡ òa ra từng mảnh.
- Nhưng cuốn tiểu thuyết ấy làm con nhớ tới mẹ. Con nhớ tới mẹ thì không có quyền đến khóc lóc bên ba hay sao?
Con bé vẫn khóc, nhưng chỉ là thút thít chứ không gào lên như lúc nãy. Tiếng nấc của con bé như những vết dao cứa vào lòng tôi, những vết thương mà tôi tưởng vào ngần ấy năm hẳn đã phải lành đi nhưng giờ lại đau nhói.
Tôi ôm con bé vào lòng vỗ về.
- Cho ba xin lỗi. Là ba không tốt.
- Sao mẹ con lại mất? sao con lại không nhớ gì về mẹ? Tại sao con lại không có mẹ?
Từng câu hỏi của con bé càng lúc càng phát ra với âm lượng lớn hơn.
Những câu hỏi ấy tôi đã trả lời cả trăm cả nghìn lần rằng mẹ nó đã mất khi sinh nó ra. Nhưng rồi con bé vẫn lặp lại câu hỏi ấy mỗi khi nó nghĩ về người mẹ có gương mặt xinh đẹp phúc hậu trên bàn thờ. Những lúc như thế con bé lại khóc, khóc rất hăng và chỉ muốn tôi ôm lấy vỗ về mới chịu thôi. Tôi lau nước mắt, vỗ về con bé được một lúc rồi nó ngủ lúc nào không biết. Giờ tôi mới vỡ lẽ vì sao con bé lại mang cái gối qua đây, vậy thì không biết nó nhớ mẹ thật hay chỉ muốn qua ngủ với tôi.
Đặt con bé nằm ngay ngắn, đắp chăn lại, tôi khẽ hôn lên má con bé như hồi nhỏ, mỗi khi nó khó ngủ. Lần nào cũng vậy, dù đang ngủ nhưng chỉ cần tôi hôn lên má con bé một cái là y như rằng nó ngủ ngon đến sáng. Công việc vẫn còn đang dang dở nhưng tôi chẳng con tâm trí nào làm việc nữa. Gập chiếc laptop lại, tôi mở tủ lạnh lấy một lon bia bước ra ngoài ban công ngắm thành phố về đêm. Một thành phố mới đèn hoa rực rỡ, nơi đã chứng kiến những kỉ niệm vui tươi rực rỡ, và cả những điều đen tối đã giáng vào cuộc đời tôi, vào trái tim bé nhỏ thời trai trẻ năm ấy.
Giờ tôi đã có tiền tài, có địa vị, có tất cả những gì mà ngày ấy mẹ con bé muốn nhưng tất cả đã quá muộn, đã là chuyện của hai mươi năm sau...
Hai mươi năm trước tôi chỉ là một tân sinh viên lên thành phố tìm chỗ trọ. Nhà tôi đông anh em lại khó khăn, 7 người nhưng chỉ mình tôi là học hết lớp 12 và đậu được Đại Học. Với ước mơ được đổi đời tôi nhất quyết vào cho được thành phố tìm kiếm cơ hội. Thế là cậu con trai út năm nào đã khăn gói lên đường với hành lý vỏn vẹn dăm ba bộ quần áo, vài củ khoai, dụng cụ học tập hồi cấp 3, chỉ để lại một tờ giấy lên bàn mà có lẽ cả nhà chụm đầu lại cũng phải mất nữa tiếng đánh vần mới hiểu được nội dung. Là con trai út nên tôi dễ dàng từ bỏ mọi thứ ở quê nhà, ba mẹ, anh chị, bạn bè, ruộng nương, cây me, con suối... lòng tự nhủ khi nào thành đạt có tiền rồi tôi mới quay về nhà, với ba mẹ, với quê hương.
Tiền thì tôi đã có, vẫn gửi về nhà đều đặn nhưng ngần ấy năm rồi tôi chẳng đào ra được thời gian để về thăm quê dù chỉ là một ngày. Mẹ tôi thương đứa con trai út nhỏ con nhưng chí lớn, bà biết một ngày nào đó nó cũng sẽ bỏ bà mà đi nên đã lén bỏ một ít tiền và vài dòng thư nhờ người ta viết hộ. Đó là địa chỉ một người họ hàng xa của mẹ ở trên thành phố, thỉnh thoảng mẹ tôi có lên thăm họ, lần nào cũng mang về cho chúng tôi vài hộp bánh, vài loại trái cây mà có mơ thì dân nghèo chúng tôi cũng không dám mơ đến. Tôi là con út nên khi ấy luôn được phần nhiều hơn, nhìn anh Hai chị Ba nhìn tôi ăn thèm thuồng mà bây giờ nhớ lại sao lúc ấy mình tham lam thế, sao nhà mình lại nghèo đến thế. Vì vậy tôi quyết định đến địa chỉ này để nhờ họ giúp đỡ, dù sao cũng tại họ mà tôi mới nuôi mộng đổi đời.
Lần đầu ra thành phố, cố gắng đi chui đi nhờ mấy chiếc xe kéo, rồi lại đi bộ, rồi lại đi nhờ, cứ thế tôi cũng đến được địa chỉ ấy. Nó dẫn tôi đến trước một căn nhà to như biệt thự cổ. Căn nhà hơi lọt thõm vào con hẽm cũng đầy những nhà cao to như thế. Nhìn thấy căn nhà tôi đã thấy thích rồi, ngay đến người tiếp chuyện đầu tiên tôi cũng rất thích, thích đến tận bây giờ. Chị Như tiếp đón tôi bằng một thái độ ân cần có chừng mực, cũng không có vẻ gì là khinh rẻ tôi, chỉ là một sự cẩn trọng với người lạ. Sau khi nghe tôi kể hết ngọn ngành, dĩ nhiên là trừ việc tôi lên đây mà không xin phép cả nhà, chị Như gọi điện cho ba chị, cũng là người quen biết với mẹ tôi. Chẳng hiểu sao bác ấy lại dễ dàng chấp nhận cho tôi ở trọ đây mà không lấy tiền như vậy. Sự thật cứ như mơ khi lần đầu tiên ước mơ của tôi lại trở nên dễ dàng đến thế.
Chị Như và cô em gái tên Hân ở phòng trên lầu, tôi được xếp vào một phòng ở gần nhà bếp tầng trệt. Tôi khôn quen ở trên cao, mà vì nhà chỉ toàn là con gái nên tôi ở dưới cũng dễ trông chừng nhà giùm. Ba mẹ chị
Như có công việc làm ăn ở xa nên chỉ có hai chị em ở nhà với một bà giúp việc. Mà bà giúp việc tối lại về nhà bà ở gần đó ngủ nên chỉ hai chị em ở trong căn nhà to mà cổ như căn nhà ma này. Đó chắc cũng là một trong những lý do mà bác trai ( ba chị Như) cho tôi ở đây, dù sao nhà có con trai vẫn hơn. Nhưng điều gì khiến bác tin tưởng tôi đến thế thì lúc ấy có nghĩ đến nát óc tôi không bao giờ biết được.
Ngày đầu tiên đi nộp hồ sơ nhập học, đóng học phí, mua sách vở tài liệu, một tay chị Như lo cho tôi hết. Tôi chỉ việc đến trường đặt cây bút xuống kí tên là xong, hằng ngày có thể ung dung bước vào trường Đại Học này. Con bé Hân cũng đi nộp hồ sơ với tôi, cùng trường nhưng khác ngành. Để tiện cho việc đi lại chị Như còn sắm cho tôi một chiếc xe đạp mới cáu. Chị càng đối xử tốt với tôi tôi lại càng ngại, khi ấy chí lớn chưa thành nhưng tôi lại mắc nợ chị và gia đình chị quá nhiều, cái lòng tự trọng của thằng con trai nhà quê ấy buộc tôi phải đi kiếm việc làm thêm từ bưng bàn, phục vụ, phát tờ rơi, gia sư...rồi đến cả khuân vác. Cho đến giờ tôi không còn nhớ được là hồi ấy mình đã làm bao nhiêu việc rồi. Chỉ biết là những tháng sau đó tôi đã có thể góp tiền ăn và dư một ít để mua sách vở cho mình. Chị Như hơn tôi hai tuổi, khi ấy đang là sinh viên năm 3. Lần đầu tiên gặp chị tôi đã biết thế nào là sét đánh ngang tim, giờ biết chị lơn hơn tôi đến hai tuổi, lại có bạn trai, người vẫn hay đến đón đưa chị đi học mỗi ngày thì trái tim lại càng đau hơn. Gặp chị mỗi ngày, được chị ân cần hỏi hang chăm lo từng li từng chút nhưng trong ấy chỉ là tình thương của người chị đối với em trai càng làm tim tôi tan nát. Phải chi chị đừng đối tốt với tôi, phải chi tôi đừng có gặp chị hàng ngày, phải chi gia cảnh của tôi với chị đừng khác nhau đến thế, phải chi... nhiều thứ lắm. Và điều mong mỏi duy nhất của tôi lúc ấy là muốn nhanh chóng có công ăn việc làm mà gia nhập với tầng lớp thượng lưu của chị, như người ta vẫn nói là phải "môn đăng hộ đối".
Hân bằng tuổi tôi, lại học cùng trường nhưng hầu như tôi chẳng nói chuyện được với nó nhiều. Như mọi thành viên trong nhà nó không hề khinh thường tôi, chỉ là cô bé vẫn chưa chấp nhận được sự thật là có con trai xuất hiện trong. Công bằng mà nói thì Hân đẹp hơn chị Như một bậc, một người con gái mà bất cứ thằng nào mang tiếng là đàn ông cũng phải ngoái nhìn một lần, nhưng cũng chưa một thằng đàn ông nào dám vỗ ngực xưng mình là bạn trai của nó. Con bé xinh đẹp, không ai phủ nhận, nhưng khổ nỗi lại quá lạnh lùng, hờ hững với bọn con trai, hay nói đúng hơn là tình cảm trai gái. Nó vẫn thường hay nói: "Người ta chỉ nên yêu khi người khác thật lòng yêu con người của mình. Vẻ bề ngoài chỉ là giả tạo, sẽ mất đi theo thời gian, chỉ có bản chất bên trong mới là trường tồn mãi mãi." Tôi vẫn hay cười bảo: "Ừ thì cứ cho là vậy. Nhưng muốn được người ta yêu thật lòng thì nên tập nấu vài món ăn đã. Về làm dâu mà không biết nấu nướng thì... có ma nó mới cưới".
Hân không biết nấu ăn, chị Như cũng chẳng khá hơn. Nhiều lúc tôi luôn tự hỏi liệu khi ấy mấy đứa con gái ở thành phố có bao nhiêu đứa là biết nấu nướng, bao nhiêu đứa có thể trở thành vợ hiền, dâu giỏi, bao nhiêu đứa có thể thành con dâu của ba má tôi. Tôi vốn là con út, hay ở nhà nên nhiệm vụ cơm nước cũng dồn vào cho tôi. Tôi rất thích nấu nướng, mà lại nấu rất ngon. Nhà tôi nghèo, nói nấu nướng chứ thật ra chỉ quảnh đi quảnh lại chỉ là mớ rau luộc chắm nước mắm, lâu lâu có vài quả trứng, tới mùa nước lên thì có thêm cá, tuyệt nhiên rất hiếm khi có thịt trong bữa cơm gia đình nên tôi chẳng biết chế biến món thịt ra sao cả. Con Hân chỉ chờ cho nhà có món thịt là lại lao vào bếp bày trò trêu tôi không biết nấu nướng mà cũng bày đặt. Mà dạo đó Hân bắt đầu thân với tôi hơn, nó thích cãi nhau bắt bẽ với tôi hơn là trò chuyện như bạn bình thường, mà hễ bọn tôi cãi càng hăng thì nó lại càng thích mới chết. Nhưng được cái nó cũng biết chịu khó học hỏi, thấy tôi với bác giúp việc lui cui trong bếp nó cũng lọ mọ chui vào trong tập tành nấu vài món. Phải đánh bể hoặc bỏ biết nhau cái trứng cuối cùng nó cũng học được cách chiên không bị khét, thế là bữa sáng đầu tiên ấy nó đãi cả nhà món trứng chiên nhạc nhếch với vẻ mặt hí hửng. Chị Như trêu: "Lạ chưa kìa! Coi bộ muốn làm dâu hiền vợ giỏi hơn cả chị mày nữa ha!"
Đó là những khoảng thời gian hạnh phúc mà chúng tôi có bên nhau, cứ như một gia đình thứ hai mà tôi hằng mong ước dẫu nỗi nhớ nhà vẫn cứ da diết trong tim suốt một năm học đó. Hè đến tôi vẫn không về nhà mà ở thành phố tiếp tục làm thêm. Để dành được một ít tôi lại gửi về cho gia đình, để họ an tâm là tôi vẫn sống được trên này. Cứ thế cuộc sống của tôi ngày qua ngày chỉ là đi học đi làm, nhìn ngắm chị Như từ phía sau và đi ngủ, chỉ như thế thôi mà sao tôi lại thấy hạnh phúc vô bờ. Cho đến ngày những cơn sóng cứ chập chờn vỗ vào mang lời nói ấm áp của chị
Như đến tai tôi, ngày mà bỗng nhiên chị chạy vào phòng tôi ôm chầm lấy tôi mà khóc nức nở, bởi khi ấy tôi là người con trai duy nhất trong nhà, bờ vai tôi cũng đủ rộng lớn đến chị có tựa vào mà khóc như với anh trai mình. Và hai tiếng " Đông ơi" cứ làm tôi thổn thức cho đến giờ...
Con bé trở mình qua ôm choàng lấy tôi khiến tôi tỉnh giấc. Chỉ mới bốn giờ sáng, mai tôi lại có cuộc hội thảo quan trọng ở công ty mà giờ tôi lại tỉnh như sáo, có cố ngủ đi nữa thì tiếng tích tắc đều đặn của chiếc đồng hồ vẫn cứ ám ảnh trong đầu. Tôi khẽ trở mình thì con bé lại càng
ôm chặt tôi hơn, nó rúc cái đầu vào sát người tôi cố ngửi cho được cái mùi ám khói thuốc quen thuộc rồi mới chịu nằm yên. Giờ tôi có muốn dậy cũng không được, sợ làm con bé tỉnh giấc. Con bé nói mớ mà như đang tỉnh khiến tôi giật mình:
- Ba ơi! Ba đừng có bỏ con nha ba. Đừng bỏ con nha ba! Con sợ lắm! Ôm con chặt hơn đi!
Có giọt nước vô tình khẽ vương trên mi con bé mà đầu lưỡi tôi lại cảm thấy mằn mặn. Tôi vuốt nhẹ mái tóc con gái rồi khẽ lặng người khi nhận ra con bé quan trọng với mình đến thế nào. Ấy vậy mà có lúc tôi lại xem con bé như cục nợ, muốn vức bỏ từ lâu. Vức đi đứa con gái không phải do tôi sinh ra, mẹ của nó cũng không phải vợ của tôi, cũng chưa từng là người yêu của tôi, đơn giản chỉ là người tôi yêu... Mà tôi còn chưa quan hệ với bất kì người phụ nữ nào cả trong cuộc đời, tôi vẫn còn là trai tơ trong ngần ấy năm, ngần ấy năm tôi đã phải trả nợ đời, nợ người, và còn phải trả hết cuộc đời này, ít ra đến khi con bé đi lấy chồng...
Truyện khác cùng thể loại
76 chương
119 chương
34 chương
534 chương
54 chương
84 chương
17 chương
276 chương