Cơn gió lạnh

Chương 6 : Cái quái gì đây?

- Xôi của tôi? Anh… Anh là đồ biến thái. Bình hoa tức giận hét lên. - Không, tôi không phải kẻ biến thái. Tôi bình tĩnh trả lời. Cô gái này, từ lúc gặp chẳng có lấy một biểu hiện thân thiện, sao tôi có cảm giác tôi mắc nợ cô ta cái gì từ kiếp trước hay sao? Rõ ràng là hôm nay mới gặp lần đầu tiên mà. - Thế anh là kẻ siêu cấp biến thái vô địch. Bình hoa liếc nhìn xung quanh rồi nhỏ giọng nói. - A, cô nói làm tôi nhớ tôi cũng có lúc trở thành nhà vô địch đấy. Tôi tiếp tục giả bộ vẻ nghiêm túc nói, đây chính là sở trường của tôi. - Anh thì vô địch được cái gì? - Vô địch biến thái. Vẻ mặt tôi lúc này không khác gì Bao Thanh Thiên lúc xử án cả, đăm chiêu không toát lên một chút cảm xúc nào. - Tôi không nói chuyện với anh nữa. Bình hoa đã chán ghét tôi đến tận cổ. Tên này tâm thần nặng rồi. Nàng đi thẳng về phía một người đàn ông trung niên mặc áo kaki màu ghi kiểu Kim Nhật Thành. Tóc ông ta tuy vẫn đen nhánh nhưng không thể che giấu được ảnh hưởng của tuổi tác trên khuôn mặt và cổ. Nhưng ở người đàn ông trung niên này toát lên một vẻ cường hãn khó tin. Nó giống như cảm giác tôi đang đối mặt với một người quen. Sau khi bình hoa xì xồ mấy câu gì đó với vị tiền bối này. Ông ta cùng bình hoa đi về phía tôi. Tôi đoán đây chính là bác Lân, chủ tịch của cái Hội này. - Cháu có phải là Hàn Phong, người thằng cu Tuyến giới thiệu không? Tôi ngất mất thôi, trái ngược với vẻ đạo mạo của ông ta thì lời nói lại vô cùng thân thiện, trầm ấm. Mặc dù đã nghe qua điện thoại nhưng đối với một người tiếp xúc xã hội nhiều như tôi. Đôi khi phải tiếp xúc trực tiếp mới biết đối phương như thế nào chứ không thể tin vào những gì nghe qua điện thoại. Đúng, tôi là loại người phải mắt thấy chứ chưa tin vào tai nghe. - Dạ vâng, chính là cháu. - Thằng Tuyền nó ca ngợi cháu lắm, chụp ảnh cho rất nhiều báo và bức ảnh nào cũng có nét rất riêng, toát lên cái hồn của bức ảnh. Thật hiếm có người như vậy trong cái xã hội này, khi chỉ cần bỏ ra chút ít tiền ra có thể huênh hoang tự xưng mình là nhiếp ảnh gia này, chuyên gia nọ. - Thật ngại quá, cháu cũng chỉ là một tay mơ trong cái nghệ thuật nhiếp ảnh này thôi. Nếu so sánh nhiếp ảnh với cây cảnh, có lẽ rất lâu cháu mới có thể đạt được trình độ như bác. Tôi biết nếu bây giờ mà khen quá đà thì sẽ thành quá lố, thôi thì khen rằng người ta có kinh nghiệm lâu năm vậy. - Ha ha, đúng là tuổi trẻ tài cao. Đây là Kim Hiền, cháu ruột của ta. Nó không làm gì phật lòng cháu chứ. A, cô nương này là cháu của vị tiền bối đây. Thật là bất ngờ quá đi, hai người dù chỉ là họ hàng nhưng tôi chẳng thấy một tý nào quan hệ với nhau cả. Từ tính cách đến ngoại hình, cái gì cũng khác. - Không, cô ấy rất tốt. Còn đi mua cho cháu đồ ăn sáng. Bình hoa mặt đỏ bừng, từ bé đến giờ ngoài bố mẹ ra thì chưa ai sai được nàng làm cái gì. Đừng nói là tên biến thái này, ngay cả ông chú bên cạnh cũng không thể sai được nàng. - Việc này thật lạ đó. Bác Lân cũng nhanh chóng nhận ra điều đó, cười cười nói. - Thôi ta bàn vào việc chính luôn nhé. - Vâng, cháu đang lắng nghe đây ạ. Công việc thì ngoài những thứ anh Tuyến nói với tôi thì cũng chẳng có gì khác biệt lắm. Ngoại trừ thêm một vài cảnh lúc khai mạc và trao bằng khen cho các cá nhân xuất sắc. Lần này có cả một số cán bộ của thành phố về dự, mấy vị này vừa đắc cử nên cứ chỗ nào có hội nghị, có khai mạc, bế mạc là đều tham gia hết. Đây gọi là cọ xát quần chúng, nắm bắt đời sống nhân dân. Đài báo vì thế cũng rồng rắn kéo nhau đến đưa tin. Công việc của bọn họ rất đơn giản, đến chụp vài ba cái ảnh rồi, ghi ba cái thông tin rồi chém gió thành bài. Chính vì thế tuy lúc khai mạc có rất nhiều tay máy đến chụp nhưng họ chỉ giương mắt ra nhìn, thỉnh thoảng lại nói chuyện với nhau. Đến khi có cô MC xinh đẹp lên dẫn hay mấy tiết mục văn nghệ thì các anh, các chú mới giương súng lên bắn. Tôi hoàn thành đầy đủ các mục tiêu cần chụp. Đối với tôi, những cái gì cần thì chụp, không thì thôi. Không nên bị công tư lẫn lộn. Sau đó tôi xin phép bác Lân đi về. Tất nhiên tôi không quên đưa cho bình hoa một tờ giấy trong đó ghi lời cảm ơn cùng số điện thoại, tôi mời nàng một bữa bù cho bữa sáng nay của tôi. Đây là một việc làm tôi cho là thông minh, nếu nàng không gọi thì thôi, coi như tôi có lòng nhưng không trả được. Còn nếu nàng nhận lời thì tốt thôi, có nợ phải trả, sống thế mới thanh thản. Nếu không làm thế, chẳng lẽ tôi lại rút ví ra đưa 5k trả cho bình hoa, đúng là thật ngại chết. Bây giờ đã là một giờ hơn, tôi lại bị cái đói hành hạ. Tạt qua hàng bún chả, tôi gọi hai xuất mang về. Nhưng điều đặc biệt khi tôi về đến nhà là cửa lại khóa, cái bà Dương Linh "hồn" này lại chạy đi đâu rồi. Tôi mở cửa đi vào trong nhà cất đồ. Gọi là nhà nhưng thực chất nó giống một cái phòng hơn. Tôi dành 8 phần trong nhà cho việc lắp phông bạt, hệt thống đèn, quạt, máy chiếu và bàn máy tính. ngoài ra trên tường tôi còn lắp một tivi LCD 40" cùng màn chiếu. Máy tinh nối với tivi và máy chiếu thông qua dock đặc biệt, khi xử lý hình ảnh sẽ hiển thị trực tiếp trên màn hình to hoặc màn chiếu tùy ý. Còn phần chính là máy ảnh, một chiếc 1Ds MkIII được tôi lắp vào chân máy, nối trực tiếp ra hai cổng máy tính và tivi. Lắp thêm một số phụ kiện nữa để có thể chụp ở chế độ lưu trực tiếp vào máy tính và hình ảnh phát ra luôn trên màn tivi để tiện theo dõi. Qua đó người mẫu cũng có thể tham khảo một số dáng của mình khi lên ảnh để phối hợp tốt với tôi. Tôi ngồi phịch xuống đệm rồi trực tiếp chiến hết phần ăn của tôi. Phòng tôi không lớn nên tôi cũng ko muốn kê giường, trải một cái đệm ra là tốt nhất, lúc cần không gian có thể dựng lên. Ở một góc nhỏ còn lại là nơi tôi kê sách vở, máy in ảnh, các catalogue, tạp chí và kể cả các album tôi đã chụp. Tôi thường có thói quen in ảnh sau khi chụp vì tôi cảm thấy việc ngắm bức ảnh ở trong album sẽ chân thực hơn nhiều việc nhiều vào màn hình máy tính. Không biết cô nàng trợ lý nóng tính của tôi đâu rồi nhỉ? Nghĩ đến căn phòng ngăn nắp được như bây giờ có công rất lớn của nàng đó. Tôi lấy điện thoại ra bấm số của nàng gọi: - A lô, bà lẩn đi đâu vậy. Báo hại tôi mua đồ ăn cho bà giờ nguội hết cả rồi. - A, không phải ông bảo tôi tự liên hệ mẫu sao? Hừ, mẫu không có xe nên tôi phải đến đón. Không phải ông cứ thích đi giúp người làm việc thiện thì tôi có phải đỡ khổ thế này không. - Thế đi cẩn thận nhé. Tôi tắt máy, quên mất là lần này chụp mẫu là một em học sinh cấp 3. Cấp 3 thì đúng là không có xe máy để đi thật rồi, em nó trang điểm mà bắt đi xe bus hay xe đạp thì đúng thật là tội nghiệp. Dạo này đầu óc tối đúng là có vấn đề thật rồi. Còn cái việc thiện Dương Linh bảo đó chính là buổi sáng nay, người ta nhờ tôi chụp hộ chứ đúng là không có đả động gì đến vấn đề tiền nong. Trong lúc đợi Dương Linh đi đón mẫu "nhí" về, tôi lấy thẻ nhớ của buổi chụp sáng nay ra cắm vào máy tính. Việc đầu tiên của tôi là sao một bản vào ổ cứng, một bản vào ổ cứng backup và nén lại vứt lên ổ cứng ảo trên web của tôi. Đây là kinh nghiệm xương máu mà tôi không thể bỏ được. Vì quan trọng nhất đối với nhiếp ảnh gia là ảnh, đó chính là thành quả lao động của họ. Nếu mất đi thì coi như là mất trắng. Sau đó tôi tiến hành lọc file, những ảnh không đạt yêu cầu sẽ bị xóa vĩnh viễn. Khi lọc đến những bức ảnh ở đầu gần đầu tôi mới nhớ đến sự kiện sáng nay. Ở trên máy tính, tôi zoom thật to lên, thậm chí là bật cả tivi lên để zoom nhưng cũng y hệt như khi xem trên máy ảnh vậy. Tôi không thể tin được là mắt mình lại nhìn thấy thứ gì ảo đến vậy, tôi có đập đá hay cắn thuốc lắc bao giờ đâu. - A, đúng rồi. Nhìn vào một bức ảnh chụp bình minh trên cao nguyên của tôi chụp cách đây 1 năm, tôi bỗng nghĩ đến một điều. Nếu ghép tất cả các ảnh lại thành một thì sao? Người ta gọi đây là kĩ thuật HDR (high dynamic range), đây là một kỹ thuật cân chỉnh ánh sáng . Đầu nghĩ, miệng lẩm bẩm còn tay thì làm. Tôi bật PTS lên và mở tất cả chỗ ảnh chụp trong thời điểm đấy. - A… Tôi không thể tin vào mắt mình nữa. Cái quái gì đây?