Chiến Tranh Và Hòa Bình
Chương 350
So với tất cả những ngành khác của trí thức đã từng tìm cách giải quyết vấn đề tự do và tất yếu, sử học có một ưu thế, đối với nó, vấn đề này không đề cập đến bản chất của ý chí con người mà chỉ đề cập đến cách biểu hiện ý chí ấy trong thời d vãng và trong điều kiện nhất định.
Trước vấn đề này, so với các khoa học khác, sử học ô vào địa vị một khoa học thực nghiệm trong khi các ngành khác đều là những ngành khoa học thuần tuý.
Đối tượng của lịch sử không phải là bản thân ý chí của con người mà là quan niệm của ta về nó.
Chính vì vậy cho nên, đối với sử học không phải như đối với thần học, lo-gich học và triết học, không có điều gì bí mật không thể giải quyết được khi nói đến tính thống nhất của tự do và tất yếu. Sử học nghiên cứu những biểu hiện của đời sống con người, trong đó tính thống nhấy, của hai mâu thuẫn này đã được thực hiện.
Trong cuộc sống thực tế, mỗi biến cố lịch sử, mỗi hành động của con người đều được thể hiện một cách hết sức rõ ràng và chính xác không có chút gì mâu thuẫn, mặc dầu biến cố nào cũng dường như có một phần tự do và một phần tất yếu.
Để giải quyết vấn đề tự do và tất yếu kết hợp với nhau như thế nào và thực chất của hai khái niệm này là gì, tnết học lịch sử có thể và cần phải đi một con đường đối lập với con đường mà các khoa học đã đi. Nó không nên bắt đầu bằng cách định nghĩa những khái niệm về tự do và tất yếu, rồi đem gò những hiện tượng của cuộc sống vào những cách định nghĩa đó, trái lại sử học cần phải khảo sát một số lượng khổng lồ những hiện tượng thuộc phạm vi của nó và bao giờ cũng xuất hiện trong tình trạng lệ thuộc vào tự do và tất yếu rồi từ đó, rút ra cách định nghĩa hai khái niệm này.
Dù quan sát hoạt động của nhiều người hay của một người dưới khái cạnh nào, ta cũng không thể quan niệm cách nào khác hơn là xem nó như sản phẩm của ý chí tự do của con người và đồng thời là sản phẩm của những quy lụất tất yếu.
Dù nói đến vấn đề gì - sự di chuyển của các dân tộc và những cuộc xâm lăng của người man di, hay chính sách của Napoléon III hay một hành động của một con người nào đó cách đây một giờ đã dạo chơi theo hướng này chứ không phải theo hướng khác, ta cũng vẫn không thấy có chút gì mâu thuẫn. Phần tự do và phần tất yếu đã chi phối những hành động này, đối với ta, đều được quy định rõ ràng.
Thường thường tuỳ theo quan điểm của ta khi quan sát hiện tượng. Ta sẽ cho nó nặng nề về mặt tự do hay mặt tất yếu, nhưng bao giờ hành động của con người đối với ta cũng chỉ có thể chứa đựng một phần tự đo và một phần tất yếu chử không thể nào khác.
Trong mỗi hành động được khảo sát, ta đều thấy có một phần tự do và một phần tất yếu. Và bao giờ cũng vậy, trong bất kỳ hành động nào, ta càng thấy nó có nhiều tính tự do thì lại càng thấy có ít tính tất yếu và ngược lại ta thấy phần tất yếu nhiều thì phần tự do càng ít đi.
Quan hệ giữa tự do và tất yếu tăng hay giảm tuỳ theo quan điểm của người ta khi quan sát hành động, nhưng quan hệ này bao giờ cũng là một tỷ lệ nghịch.
Một người sắp chết đuối bám vào một người khác và kéo người ấy chết theo mình; một bà mẹ đói, mệt mỏi vì cho con bú, ăn trộm thức ăn; một người quen kỷ luật, đứng trong hàng ngũ tuân theo mệnh lệnh cấp trên giết một người khác không có khả năng tự vệ, và những người có vẻ nhẹ tội hơn, nghĩa là dưới mắt một người không biết họ đang ở trong những điều kiện như thế nào thì họ ít tự do hơn và phải phục tùng luật tất yếu nhiều hơn, trái lại dưới mắt một người không biết người kia sắp chết đuối, rằng bà mẹ kia đang đói lả, rằng người binh sĩ kia đang ở trong hàng ngũ v.v. thì họ lại có nhiều tự do hơn. Cũng đúng như vậy, một người cách đây hai mươi năm đã phạm tội giết người và từ đấy ở trong xã hội vẫn sống một cuộc đời phẳng lặng không hại đến ai, cũng có vẻ nhẹ tội hơn, dưới mát người xét xử hành động của anh ta sau hai mươi năm, hành động anh ta dường như tuân theo quy luật tất yếu nhiều hơn, trái lại hành động ấy có vẻ tự do hơn đóí với người xét xử nó mộ ngày sau khi nó xảy ra. Về những hành động của một người điên, một người say rượu hay một người bị kích động mạnh, vấn đề cũng như vậy được. Đối với người nào biết rõ trạng thái thần kinh của họ, thì hành động của họ có vẻ ít tự do hơn và lệ thuộc vào tất yếu nhiều hơn, nhưng đối với những người không biết điều đó thì hành động của họ lại có vẻ tự do nhiều hơn và ít tất yếu hơn. Trong tất cả những trường hợp này, khái niệm tự do tăng hay giảm, và khái niệm tất yếu cũng theo đó mà giảm hay tăng là tuỳ theo quan điểm của người xét xử hành động. Kết quả là tính tất yếu càng lớn thì tự do càng ít đi và ngược lại.
Tất cả các trường hợp, không trừ một trường hợp nào, trong đó quan niệm của ta về tự do và tất yếu tăng hay giảm, đều chỉ căn cứ trên ba điều:
1. Quan hệ giữa con người đã hành động với thế giới bên ngoài.
2. Quan hệ giữa con người đó với thời gian.
3. Quan hệ giữa con người đó với những nguyên nhân đã gây nên hành động.
1. Căn cứ thứ nhất là quan hệ mà ta thấy rõ được ít nhiều giữa con người và thế giới bên ngoài, là một khái niệm rõ rệt đến một mức độ nào đấy về vị trí nhất định của mỗi người đối với tất cả những gì cùng tồn tại đồng thời với nó. Chính vì xuất phát từ căn cứ này cho nên hiển nhiên người sắp chết đuối là ít tự do hơn và phải phục tùng tất yếu nhiều hơn so với người đứng trên đất liền, và hành động của người sống liên hệ chặt chẽ với những người khác trong một khu vực dân cư đông đúc, hành động của một người gắn liền với gia đình, với công việc, với chức vụ mình hiển nhiên, là có vẻ ít tự do hơn và phục tùng tất yếu nhiều hơn so với hành động của một con người cô đơn và độc thân.
Nếu ta khảo sát con người một cách đơn độc ở ngoài những quan hệ của nó với ngoại cảnh, thì ta có cảm giác mỗi hành động của nó đều tự do. Nhưng nếu ta tìm thấy mối quan hệ nào đó giữa con người với ngoại cảnh, nếu ta nhìn thấy những mối liên hệ ràng buộc con người với bất kỳ cái gì, với một người đang nói chuyện với nó, với quyển sách nó đang đọc với công việc nó đang làm, thậm chí với không khí bao quanh nó và cả ánh sáng chiếu trên các vật nó đang nhìn thì ta sẽ thấy rằng mỗi điều kiện này đều ảnh hưởng đến nó và ít nhiều đều chỉ huy một mặt nào đấy trong hoạt động của nó. Và ta càng nhận thức được những ảnh hưởng này thì quan niệm của ta về quyền tự do của nó càng bớt đi, và ta cảng cảm thấy nó phục tùng sự tất yếu.
2. Căn cứ thứ hai là quan hệ mà ta thấy rõ được ít nhiều giữa con người với thế giới trong thời gian, là một khái niệm rõ rệt đến một mức nào đấy về vị trí của con người trong thời gian. Nếu xét theo quan điểm này thì sự sa ngã của con người đầu tiên (sự sa ngã đã mở đầu cho sự sinh sôi của nhân loại) rõ ràng có vẻ ít tự do hơn chế độ hôn nhân của con người ngày nay. Xét theo quan điểm này, đời sống và hoạt động của những con người sống trước tới hàng thế kỷ và gắn liền với tôi trong thời gian, đối với tôi không thể nào tự do như đời sống hiện nay mà tôi chưa biết hậu quả.
Phần tự do hay tất yếu mà tôi gán cho mỗi hành động là lệ thuộc vào khoảng cách thời gian dài hay ngắn từ khi hành động kết thúc đến khi người ta phê phán nó.
Nếu tôi xét mỗi hành động mà tôi vừa làm cách đây một phút trong những điều kiện hầu như đồng nhất với điều kiện bây giờ, thì hành động của tôi đối với tôi là dĩ nhiên là tự do. Nhưng nếu tôi phê phán hành động mà tôi đã làm cách đây một tháng, khi tôi ở trong những điều kiện khác, thì dù không muốn tôi cũng phải thú nhận rằng, nếu không có hành động này thì sẽ không xảy ra nhiều điều có ích, thú vị, thậm chí cần thiết. Nếu tôi hồi tưởng lại một hành độrng còn xa hơn, cách đây mười năm và hơn nữa, thì những hậu quả của nồ đối với tôi sẽ còn hiển nhiên hơn nữa, và tôi sẽ khó lòng hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không có hành động ấy. Tôi càng đi xa hơn vào kỷ niệm hay vào những suy luận về tương lai - đằng nào cũng thế thôi - thì những kết luận của tôi về tính tự do của hành động lại càng trở nên đáng ngờ.
Trong lịch sử, ta cũng thấy mức độ chắc chắn của sự tham gia của ý chí tự do vào những công việc của con người tãng hay giảm theo cái cấp số ấy. Một biến cố vừa xảy ra, thì ta có cảm tưởng đó hiển nhiên là kết quả hành động của tất cả những con người mà ta được biết, nhưng hễ biến cố này xảy ra đã lâu thì ta chỉ thấy những hậu quả tất yếu của nó, chứ ngoài ra không còn thấy gì nữa. Và ta càng lùi về quá khứ mà khảo sát các biến cố thì nhtng biến cố này càng có vẻ ít tự do.
Cuộc chiến tranh Áo - Phổ đối với ta là hậu quả tất yếu của những hành động xảo quyệt của Bixmac v.v.
Những cuộc chiến tranh của Napoléon đối với ta hình như là sản phẩm của ý chí của một vài vị anh hùng tuy ở đây vấn đề đã ở chỗ đáng ngờ. Nhưng với thập tự quân thì ta đã thấy đó là một biến cố chiếm một vị trí nhất định, vá thiếu nó thì không thể nào hình dung nổi lịch sử cận đại châu Âu, tuy nhiên, các nhà biên niên sử viết về cuộc viễn chinh ấy đã nhận định đó là sản phẩm của ý chí một vài người. Còn khi nói đến sự di chuyển của các dân tộc, thì ngày nay không còn ai có ý nghĩ rằng sở dĩ thế giới châu Âu phục hưng là do sở thích của Attila(1). Ta càng lùi về quá khứ của lịch sử thì quyền tự do của những con người tham gia vào biến cố đáng ngờ và quy luật của tính tất yếu càng hiển nhiên.
3. Căn cứ thứ ba là mức độ ta có thể nắm được mối liên hệ nhân quả vô tận, vốn là một yêu cầu tất yếu của lý trí, và ngoài cái chuỗi nhân quả vô tận này, mỗi hiện tượng mà ta hiểu được, và do đó mỗi hành động của con người, đều phải có một vị trí nhất định, đều phải là hậu quả của những hành động đã xảy ra và là nguyên nhân của những hành động kế tiếp nhau.
Trên cơ sở này ta thấy hành động của ta và của những người khác càng có vẻ ít tự do và ít lệ thuộc vào sự tất yếu nếu ta hiểu rõ hơn những quy luật sinh lý, tâm lý, lịch sử rút ra từ sự quan sát mà con người phải phục tùng, và nếu ta nghiên cứu một cách chính xác hơn nguyên nhân sinh lý, tâm lý hay lịch sử của hành động. Mặt khác hành động được quan sát càng đơn giản và tính cách, trí tuệ của con người hành động càng ít phức tạp, thì đối với người ấy càng ít tự do và càng lệ thuộc vào sự tất yếu.
Khi ta tuyệt nhiên không hiểu nguyên nhân của một hành động dù đấy là một tội ác, một việc thiện hay một hành động vô thưởng vô phạt về mặt đạo đức, thì ta sẽ thừa nhận rằng trong hành động này phần tự do chiếm ưu thế. Nếu đó là một tội ác thì trước hết ta yêu cầu phải trừng phạt, nếu đó là một việc thiện thì ta tán thưởng.
Còn trong trường hợp hành động vô thưởng vô phạt thì ta cho rằng ở đây có một tính cá biết độc đáo và tự do hơn cả. Nhưng chỉ cần biết một nguyên nhân trong vô số nguyên nhân, là ta sẽ thừa nhận một phần tất yếu nào đó và bớt đòi hỏi trừng phạt tội ác, ta sẽ thấy việc thiện bớt giá trị và hành động mà trước đây ta cho là độc đáo sẽ bớt tính tự do. Nếu một tên tội phạm vốn được nuôi dưỡng ở giữa những kẻ gian phi, thì tội ác của nó sẽ nhẹ bớt. Sự hy sinh của một người cha, hay một ớgười mẹ, một sự hy sinh có thể được báo đáp, đối với ta sẽ dễ hiểu hơn là tinh thần hy sinh không có lý do, cho nên ta thấy nó không đáng quý bằng và ít tự do hơn. Một người sáng lập tôn giáo, chính đáng, hoặc một nhà phát minh sẽ ít làm cho ta ngạc nhiên hơn khi chúng ta hiểu được hoạt động của họ đã được chuẩn bị như thế nào và do cái gì thúc đẩy.
Nếu ta có nhiều kinh nghiệm, nếu sự quan sát của ta luôn luôn hướng tới chỗ khám phá những quan hệ nhân quả trong những hành động của con người, thì ta càng liên hệ được một cách đúng đắn kết quả với nguyên nhân, và những hành động này đối với ta càng có vẻ tất yếu và càng bớt tự do. Nếu những hành động khảo sát lại đơn giản, và ta có một số lượng đồ sộ những hành động tương tự để quan sát thì quan niệm của ta về tính tất yếu của những hành động lủa sẽ càng rõ rệt hơn. Hành động bất chính của đứa con của một người cha bất chính, hành động xấu xa của một người đàn bà bị đẩy vào một môi trường xấu xa, việc một người nghiện rượu trở lại với cố tật của mình v.v. là những hành động mà ta càng hiểu rõ nguyên nhân thì lại càng thấy nó ít tự do. Nếu con người mà ta phân tích hành động lại ở một trình độ phát triển thấp nhất về trí tuệ, như một đứa trẻ, một người điên, một thằng ngốc, thì một khi đã biết những nguyên nhân của hành động và tính chất đơn giản của tính cách, trỉ tuệ ta sẽ thấy ở đây có một phần tất yếu rất lớn và một phần tự do rất nhỏ, đến nỗi một khi đã biết được nguyên nhân sẽ gây nên kết quả là chúng ta có thể đoárl trước được hành động.
Chính dựa trên ba căn cứ ấy mà trong tất cả các pháp luật đều có những trường hợp miễn tội và giảm tội. Trách nhiệm có vẻ lớn hay nhỏ là tuỳ ở chỗ người ta biết được ít hay nhiều về hoàn cảnh của người bị xét xử trong khi phạm tội, tuỳ khoảng thời gian từ lúc hành động đến lúc xét xử dài hay ngắn và tuỳ ở chỗ ta hiểu biết nhiều hay ít nguyên nhân của hành động.
Chú thích:
(1) Vua Hung nô, khét tiếng tàn ác đã đánh bại các vua chúa châu Âu và châu Á đem quân đến biên giới Pháp. Chết ở Hung năm 453.
Truyện khác cùng thể loại
14 chương
17 chương
10 chương
46 chương
24 chương