Bò Lên Giường Em Gái
Chương 7 : CHỐNG CHỌI
Vạn vật trên đời này thứ gì được sinh ra cũng có lýriêng của nó, con nhím cũng chỉ vì thân thể quá mềm yếu nên mới mọc gainhọn đầy mình để bảo vệ bản thân khỏi tác động bên ngoài.
Ở nhà đối diện với không khí nặng nề giữa bố mẹ, đến trường lại nghe mấy lời bàn tán về việc tôi bị đem lên trước cờ. Bọn nó nói nhiều, có đôikhi còn đơm đặt mấy tình tiết tăng tính bất ngờ cho câu chuyện. Nghenhiều thành quen, tôi chả thừa hơi mà đáp trả vậy mà bọn nó vẫn khôngchịu buông tha, tỉ như hôm này-vào giờ nghỉ lao:
“Lệ Mỹ, hoa đâu hoa đâu?”
“Này nhé, sao tớ không thấy hoa trong ngăn bàn cậu nữa nhỉ?”
“Chẹp chẹp, hay thằng đó chán cái trò lãng mạn rẻ tiền rồi!”
Lệ Mỹ bật cười, ánh mắt khinh miệt quét về phía tôi.
“Có người ăn trộm bị hiệu trưởng bắt quả tang, sợ quá hổng dám làm nữa!”
Bọn chúng cười ầm lên, tôi ghì chặt tay xuống bàn rồi chạy vọt khỏi lớp. Lúc quay lại mang theo một bông hoa trên tay, tiến sát lại chiếc bàncủa Lệ Mỹ. Bọn trẻ con cười khẩy rẽ lối, tôi càng bực mình cầm hoa đápmạnh xuống đất trước kinh ngạc của Lệ Mỹ.
“Với cỡ như cậu, chỉ xứng nhận được nó thôi!”
“Cậu dám!!!”
“Cậu là cái thá gì mà tôi không dám. Học giỏi, nhà giàu à? Nhân phẩm cậu chả bằng một đứa ăn mày!”
Lệ Mỹ vẫn thế, kiêu kỳ như công chúa. Tôi từng rất mê mẩn cái vẻ hất cằm của cậu ta, đáng tiếc giờ phút này thì không, chỉ thấy cậu ta là mộtđứa con gái vừa kênh kiệu vừa chấp nhặt một cách đáng ghét. Nhắn với các bạn nữ rằng, nếu một người con trai theo đuổi bạn, bạn có thể từ chốihọ nhưng ít nhất đừng có đụng đến lòng tự trọng của họ! Bởi chuyển yêuthành hận là sở trường của con trai!
Mấy thằng ranh thầm thích Lệ Mỹ thấy vậy tức lắm, mồm năm miệng mười công kích.
“Cái thằng chết tiệt! Mày là chó gì dám nói Lệ Mỹ!”
“Đúng đấy, cái loại trộm cắp, bố làm lang băm!”
“Haha… có con chó nhà tao được bố nó chữa, khỏi chả thấy đâu lại bị què một chân…”
Tôi chẳng nói chẳng rằng xông vào đánh, không biết trời đất gì đánh nhau…
Buổi trưa học về, ngang qua đầu phố nghe được mấy lời bàn tán. Rằng ởkhu tôi có một gia đình nhà kia, ông bố là bác sĩ, ông con là côn đồ.Trái với việc ông bố cứu người, ông con mới mọc mắt đã thích gây sự,suốt ngày đánh lộn, tội nghiệp ông bố ở phía sau thu dọn tàn cuộc ôngcon bày ra.
Mới đầu tôi còn không quan tâm đến cái nhà thất đức đó. Mãi đến khi này, tôi mang cơ thể thương tích cũ mới trên đường về gặp phải ánh mắt củamấy bà thím chuyên buôn chuyện. Nhìn ngắm chán chê, bà chủ quán tạp hoángồi giữa hội, hai ống quần xắn cao quá gối, lân la đến gần tôi hỏi:
“Ái chà, cu cậu này trông quen quá nhỉ? Có phải bữa nọ mua thuốc nhà cô không?”
Tôi không đáp, bà ta hiển nhiên chưa dễ dàng bỏ qua.
“Cậu bé, cái nhà hai tầng kia là nhà cháu phải không?”
Theo tay bà ta chỉ, tôi nghĩ nghĩ.
“Có nhiều nhà lắm, cô hỏi thế cháu biết là nhà nào.”
Phía sau rộ lên tiếng cười, bà béo quay đầu liếc xéo, lại cười cười với tôi.
“Nhà màu trắng đấy!”
Liếc liếc nhận ra ngoài nhà tôi chẳng nhà ai sơn màu trắng, liền gậtđầu. Bàn tay hộ pháp của bà ta xoa xoa vào nhau, hai mắt toả sáng.
“Bố cháu mới lên chức phó khoa à?”
Tôi mệt mỏi, gật đầu lấy lệ.
Có người từng nói muốn mõi chuyện phải bắt đầu từ sơ đến thân, từ bao quát đến cụ thể, bây giờ thì tôi hiểu đạo lý này rồi.
“Con hơn cha là nhà có phúc, thế trong trường cháu đã được lên chức Nhịca chưa?” Đôi mắt bé tí được gắn trên khuôn mặt bánh bao của bà ta trông càng kênh cỡm hơn. Tôi rất lễ độ mà trả lời.
“Còn đánh thắng mỗi con cô nữa là cháu lên Đại ca”
Bà béo đứng hình, trước con mắt hả hê khi thấy người gặp chuyện của mấybà hàng xóm. Lặng nề nâng đôi giò heo mập mạp, chiếc dép dẵm lên đất tạo thành chuỗi âm thanh bành bạch, bà ta chạy thẳng vào nhà. Chốc lát sau, căn nhà vang vọng tiếng chửi bới đầy trời, những phát chổi đập lên dathịt và tiếng la thất thanh của một thằng bé.
Mấy bà tám ôm nhau cười nghiêng ngả. Tôi rút ra kết luận, làm người tốtnhất không nên tọc mạch nhiều chuyện, lấy việc nhà người ta ra là thúvui kẻo có ngày bạn sẽ là người kế tiếp góp mặt trong câu chuyện cườiấy.
Học hành nhàm chán, sáng đã học chính thức, buổi chiều lại phải học thêm ở trường. Về nhà ăn uống xong là mau chóng xếp sách vở tới trường. Vàolớp còn chưa kịp ngồi ấm chỗ đã thấy mấy cái mồm ầm ầm thông tin cóthằng Đại ca nào đấy đang định xử lý học sinh lớp này. Tôi không để ý,cúi gục xuống bàn.
Tiếng ồn ào ngoài cửa yên tĩnh, bên tai bị một tiếng hét to, tôi khó chịu ngẩng đầu.
Mấy thằng lạ hoắc dàn hàng trước mắt tôi, chỉ trỏ. “Là thằng này nè anh!”
“Thằng ranh! Sang nay mày mách gì với mẹ tao?” Một thằng to béo rẽ đám người, bặm môi trợn mắt xông vào lớp, mấy đứaxung quanh tôi nhanh chóng sắp xếp đồ dùng, cắp mông chạy dạt sang mộtbên, động tác còn nhanh hơn lính đặc công. Tôi cầm cây thước kẻ gõ xuống bàn canh cách, bắt chước bộ dáng thầy giáo.
“Trật từ nào, bố có điếc đâu mà con nói to vậy!”
“Thằng chó, mày muốn làm Đại ca chứ gì??? Có ngon thì đánh được tao cái đã!”
Thằng Béo cao hơn tôi hẳn một cái đầu, cân nặng hiển nhiên gấp đôi tôi,nó lắc mình, bất ngờ vung cánh tay hộ pháp vào người tôi.
“Tét!” Bị thước kẻ trên tay tôi đập trúng mặt, nó gầm lên, ra lệnh chomấy thằng đàn em xông tới, còn mình bảo toàn lực lượng lùi về hậuphương. Đợi cho thằng cuối cùng nằm xuống, người tôi thấm mệt, nó mớichính thức xắn tay áo, khí thế lao vào trận đối kháng 1:1
“Mày chết chắc rồi con ơi!!!!”
Đến khi tiếng chuông báo vang lên chiếc áo trắng của tôi đã lấm lem bùmđất, tay chân toan đau. Thằng Béo mặt mũi tím bầm, chân thấp chân caorời khỏi lớp học, khi đi vẫn không quên quát.
“Còn chưa xong với tao đâu! Tiết sau lại chơi!”
Cô giáo đã sớm quen với cảnh này nên chỉ bình ổn lớp học, giảng bài mới. Ngồi nghỉ một lát tôi cáo ốm ra ngoài, chạy xuống căng tin ăn uống nonê mới lên lớp làm một giấc, chuẩn bị sức lực đón hiệp đấu thứ hai.
Theo như đã hẹn, tiếng chuông còn chưa kịp dứt Thằng Béo đã có mặt.
Chúng tôi quần nhau đến tận tiết cuối cùng.
Ánh chiều tà rớt lên ô cửa sổ, đổ bóng xuống nền gạch che kín bởi hoavăn ngang dọc. Giờ này học sinh đã về hết, chỉ tiếng ve mùa hạ giao hoàvới cai không khí cô liêu. Tôi nằm một góc, cả người lấm lem bụi bẩncùng máu, mồ hôi ướt đẫm dính sát trên da thịt, vừa đau vừa xót nhưngvẫn chống mình đứng dậy. Khi đi lướt qua đối thủ, thấy nó nằm bẹp dướiđất, cả người che kín bởi những vết thương lớn nhỏ, coi bộ còn thảm hạihơn tôi.
“Hượm!” Nó cười cười, giơ tay lên. “Kéo tao dậy!”
“Kéo mày thà kéo con lợn còn hơn!”
Chúng tôi nhìn nhau trong ba giây, người mở miệng trước là Thằng Béo. Nó quả quyết: “Từ mai chúng ta là anh em”.
Tôi khẳng định: “Tao không có anh em, chỉ có đàn em thôi!”
Thằng Béo lưỡng lự trong phút chốc, rồi lại bật cười, có vẻ những người xung quanh tôi đều rất thích cười.
“Tao gọi mày một tiếng Đại ca, tao là ‘thuộc hạ’ của mày!”
Nghe thấy vậy, tôi vỗ nhẹ vào bàn ý bảo dựa vào đây để đứng dậy, loayhoay lúc lâu mới vác thân mình nặng nề của nó ngồi trên cái bài bé xíu,tôi mới cầm chiếc cặp sách đáp vào ngực nó:
“Cầm cho chắc, mất cái gì tao bảo.”
“Ế, tao…”
“Quên mất, đã làm đệ tử thì cấm có xưng ‘tao’”
“Mày… à anh” Nó gãi đầu, có vẻ không quen. “Anh học mấy thứ này ở đâu đấy?”
Tôi cười cười. “Có thấy quen không? Tao học từ mày đấy!”
Không đánh không quen, thế là tôi và thằng Béo trở thành huynh đệ thânthiết của nhau. Tôi không đi xe đạp, bắt nó chở tôi về, ngặt nỗi xe nókhông có yên, tôi phải đặt chên lên bàn đạp, vừa túm tóc nó vừa quát:“Đạp nhanh lên!”
Chân nó xoay nhanh, gắng sức tăng tốc, chốc chốc lại lấy tay lau mồ hôitrán ướt đầm. Tôi không buông tha, lấy thước kẻ đập vào bờ vai đầy thịtcủa nó:
“Chậm như rùa! Có nhanh không thì bảo!”
“Đánh nhau với anh mệt gần chết, bây giờ bắt đi nhanh bố ai mà chịunổi!” Nó lầm bầm kháng nghị, tôi bật cười nham nhở: “Thắng làm vua thualàm hầu. Tao bảo gì chỉ được nghe, cấm cãi lời!”
Thằng Béo ngậm mồm, gần đến đầu phố nó thả tôi xuống. Tôi hỏi sao, nóchỉ vào Bà Béo đang ngồi vắt chân trong cửa hàng tạp hoá, nói thì thào:
“Bà già mà thấy tao… à em lai người khác thì bà đánh chết!”
“Bà ấy dở người à?”
“Sao anh biết, cái bà này là kẹt sỉ lắm, mấy hôm trước em mới ộtthằng mượn xe làm xịt lốp. Bà ấy cú điên, chửi nguyên một buổi!”
“Vậy tao về đây!” Còn chưa đi được đoạn nào đã bị Thàng Béo túm lại, điệu bộ úp úp mở mở của nó làm tôi phát bực, gắt. “Gì?”
“Nhà anh… có băng cứu thương không?” Như thể sợ tôi từ chối nó vội vàng tiếp. “Người em thế này mà về bà già đánh chết!”
Trông nó toe tua lếch thếch, tôi rủ lòng thương bắt nó đèo về nhà. Vừadựng xe bên hàng rào kín hoa râm bụt đã thấy gấu váy trắng quen quen,tôi không muốn nhìn nhưng sự vật lại đập thẳng vào mắt, muốn tránh cũngkhông kịp.
Bánh Bột Gạo ngồi trong sân nhà nó, dùng than cặm cụi di trên mặt đất những hình kỳ quái.
Giây phút nó ngẩng đầu, tôi theo phản xạ liền quay đi. Suốt lúc dẫnThằng Béo vào nhà tôi còn cảm giác ở sau lưng có một ánh mắt vẫn luôndõi theo.
“Huầy huầy, Đại ca làm cái gì mà ngẩn tò te vậy, nhanh lấy thuốc ra để em còn biến, về nhà muộn là không xong với bà già đâu…”
Buổi tối thầy giáo gọi đến mời phụ huynh lên gặp, bố lấy lý do là côngviệc bề bộn, phiền thầy nói rõ ràng qua điện thoại. Khoảng mười năm haimươi phút gì đó, chuông cửa ting tong mấy nhịp.
Tôi đang đà chạy ngang qua phòng khách, còn chưa chạm đến cánh cửa WC đã bị ánh mắt nghiêm khắc của bố trói chặt, ngầm ám chỉ. “Mày có qua đâychào hỏi người ta không?”
Mẹ tôi ngồi một bên, vẫy vẫy tôi, thấp thỏm: “Con trai qua đây!”
“Có việc gấp! Đợi con *ái xong cái đã!”
Giải quyết nhu cầu xong lại nhìn thấy cái mặt tím thâm tím bầm của thằng bạn học, tôi bằng bộ mặt trêu tức liếc sang vẻ giận dữ của bố. Ngồichán chê tê đít, nghịch đủ trò thì gia đình nhà kia cũng ra về. Lợi dụng thời gian bố mẹ tiễn khách tôi liền chui vọt vào phòng, đóng chặt cửalại. Nhưng chẳng được bqo lâu cánh cửa gỗ đáng thương bị đạp tung, đầuóc tôi chưa kịp thanh tỉnh, còn nhởn nhơ nằm trên giường đọc truyện,hoàn toàn làm ngơ trước sự tức giận của bố.
“Hôm nay đi học mày đã làm những gì?”
“Anh, con nó còn nhỏ anh nên….”
“Tôi không hỏi cô! Cút ra chỗ khác” Bố nổi quạu, giận lây sang mẹ tôi.Bà cúi đầu đứng im một góc như thể người làm sai không phải tôi mà chính là bà. Phải đến lần thứ ba bố hỏi tôi mới trả lời.
“Xem đã… cắp sách, mở sách, kéo cặp về nhà!”
“Tao nói là giờ ra chơi! Khôn hồn khai thật ra!”
“Nhà nó chậm quá thể, đánh từ sáng tới giờ mới đi ăn vạ!”
“Mày đánh con người ta ra nông nỗi nào mà nó phả đi bệnh viện hả?”
Bố giận dữ xốc tôi khỏi ổ chăn, cảm tưởng như chỉ cần tôi mở miệng tráivới ý ông ta thì ngay lập tức sẽ bị một quyền giáng chết. Nhưng tôi ănđòn quen rồi, càng áp bức tôi càng thản nhiên.
“Con đánh vào mặt nó, tất nhiên là sưng tướng lên rồi.” Lắc đầu ngánngẩm. “Mà thằng đó chán quá, trông thì trí thức, hơi động tí là kêu ầmlên như lợn cắt tiết, nó ý à…” thật không có tiền đồ! Câu này tôi chưakịp hoàn đã bị ăn một bạt tai, tiếng kêu thật giòn giã, má cũng thật làđau.
Ngoài cười mà trong chua xót, tôi nói: “Con cũng chỉ học tập bố thôi, còn trách ai được nữa!”
“Thằng bất hiếu, mày cãi giỏi lắm, nhiều lý luận sao không áp dụng vàoviệc học đi! Chỉ giỏi gây chuyện, mày bôi tro trát chấu vào mặt tao chưa đủ hay sao?” Không biết ông ấy còn nhớ tên tôi không? Gọi tôi là “thằng bất hiếu này”, “thằng bất hiếu nọ”, ông ta có biết rằng ba từ này nghechói tai tới mức nào?
Tôi đã làm tất cả ngay cả lao dầu vào học chỉ mong một điều ông ấy quayđầu nhìn lại mẹ con tôi nhưng ngoài việc coi thường xa lánh ra thì ôngta đã làm được gì? Mấu chốt ở đây không phải là ông ấy đánh tôi, giàyxéo thân xác tôi mà ông ấy chưa từng tin tưởng tôi, chưa một lần thử! Bố tôi căm ghét tôi đến cực điểm, căm ghét đến lỗi tưởng chừng bản thânmình thật kinh tởm, không đáng có được sự yêu thương từ người cha!
“Ông chỉ biết đổ lỗi cho tôi, sao bố không hỏi xem tại sao tôi phảiđánh nó, là nó chửi bố tôi là lão lang băm, chữa người sống thành ngườichết, chữa chó chó què đấy!” Lời này còn chưa kịp nói, cánh cửa đã đóngsập, đồng thời nụ cười trên môi tự động tắt ngấm bởi câu nói cuối củaông.
“Đáng lẽ tao không nên sinh ra mày!”
Vú Vân từng nói tôi sinh ra vào một ngày rét căm của tháng 11, đêm ấy mẹ tôi trở dạ, không cách nào khác bố tôi đành phải là người đỡ đẻ. Bà nói gì cũng đúng, riêng chuyện này tôi nghĩ là sai!
****
Cuộc hôn nhân giữa cha và mẹ tôi chấm dứt vào một ngày cuối năm, cũngcắt đứt hết thảy hy vọng về một cuộc sống bình lặng của mẹ tôi vào thờikhắc ông ta đưa tờ đơn ly dị ra trước mặt bà.
Mẹ tôi là một người dàn bà nhu nhược răm rắp nghe lời chồng vậy mà lần này bà làm một chuyện động trời- đối đầu với cha tôi.
Mấy tháng ròng bà chạy vạy xin quyền nuôi con nhưng không thành, cuốiphiên toà đối lập với nụ cười đắc thắng của bố tôi là hình ảnh bà luôncúi đầu, nét mặt xanh xao tiều tuỵ hệt một hồn ma.
Ngày bà dọn đồ chuyển ra ngoài tôi nằm im trong phòng, cố gắng quên đithế giới quanh mình, nhấn chìm vào giấc ngủ,… Nhưng khi cắp sách về thấy bà ngồi trên bậc thềm, tim tôi dường như bị ai đó bóp nghẹt, thở cũngkhông nổi.
“Con đi đâu mà giờ mới về, mẹ đợi mãi…”
“Mẹ định đi đâu?” Biết thừa câu trả lời nhưng tôi vẫn muốn hỏi, bà rũ mi cười nhàn nhạt.
“Nhà này không cần có mẹ, sau này con phải chăm sóc tốt…”
“Mẹ xin lỗi, xin lỗi con…”
Mẹ tôi đây sao? Người phụ nữ dám chống lại cả ông trời của mình để cướplại tôi… hoá ra tôi có ý nghĩa với bà như vậy, ra là không phải bà ghétbỏ tôi mà chỉ là không dám bộc lộ tình yêu ấy trước mặt bố tôi thôi.
Bà bước đi, bả vai gầy yếu cố sức mang hai túi đồ.
“Sống tốt nhé, con trai!”
“Mẹ!” Tôi dùng toàn bộ sức lực gào lên, muốn nhào vào lòng bà, muốn giữchân bà lại. Nhưng bởi khoảng cách đã hình thành từ lâu, phút chốc tôikhông cách nào vượt qua cái rào cản đấy, chỉ biết trơ mắt dõi theo bóngbà…
Lúc chuẩn bị hành lý xong xuôi, bà nhìn tôi thật lâu, đầu mày chất đầy ưu tư.
“Mẹ ơi, mẹ đừng đi!” Bật ra câu này mới phát hiện mẹ tôi đã lên xe từlâu, tôi thề với lòng rằng mình sẽ ở cái nhà này, khiến cho bọn họ từngngười một phải hối hận!
Truyện khác cùng thể loại
29 chương
254 chương
606 chương
59 chương
11 chương
95 chương
126 chương
23 chương