Bò Lên Giường Em Gái

Chương 2 : KẺ BỊ VỨT BỎ

Có một loại quan tâm xuất phát từ trong tim, có mộtloại yêu thương hiển hiện như điều dĩ nhiên. Càng quen thuộc thì càng sợ có một ngày sẽ mất đi. Vậy nên từ trước đến nay đối với những thứ mìnhsợ hãi, con người ta thường theo bản năng lẩn trốn. Hôm sau, tôi bị đuổi học. Kể từ khi biết tin tối ngày bố bận bịu với những cuộc điện thoại, tôinằm trong phòng, cuộn người vào ổ chăn cố gắng không để cho âm thanhphiền chán ấy chui vào tai, ấy thế mà có ngăn được việc vú Vân luônmiệng truy hỏi. “Có đau không?” “Ai đánh con?”, “Vì sao con đánh bạn?”Là một trong hàng tá câu vú thường xuyên nhắc tới, nhiều đến nỗi đầu tôi muốn nứt ra. Tôi ghét nhất bị làm phiền, nếu gặp phải người khác, dù có cạy miệng tôi cũng chả hé răng nửa lời. Đằng này vú Vân một tay chăm sóc tôi từ nhỏ,đã thế bà lại dùng nước mắt và vẻ quan tâm đến dung túng làm tôi khôngsao tránh nổi. Bổn tính khoe khoang sẵn có pha lẫn tự hào, tôi quên thương tích trênngười nói rằng mình đã đánh rất nhiều đứa, lại còn đập vỡ đầu một thằng. Vú Vân quay mặt đi, không nói câu gì. Tôi nói: “Đau đớn người khác gây ra, tôi phải trả lại chúng gấp bội, thậm chí khiến chúng không kịp hối hận!” “Khi một người hành động vô phép tắc dẫn đến hậu quả đả thương người khác, con biết ai sẽ là người đau lòng nhất không?” Tôi tỉnh bơ: “Thắng làm vua, thua làm giặc. Đương nhiên thằng Bình là đứa bị đòn đau nhất chứ ai” “Con à, con sai rồi, người khổ sở nhất vẫn là cha mẹ của đứa trẻ ấy” Tôi dĩ nhiên không tin, nhưng vì nể bà nên tôi chẳng thèm phản bác. Conngười là loài động vật có trí não phát triển bậc nhất, cũng ích kỷ nhất. Mồm cứ leo lẻo yêu cái này, yêu cái kia, không màng tính mạng để bảo vệ một người,… kỳ thật thứ mà họ yêu thương trân trọng nhất không ai khácngoài chính là bản thân họ đấy sao? “Nếu một ngày con bị người ta đánh, con cảm thấy thế nào?” “Có gan đánh người thì cũng có gan chịu đòn, thôi vú ra ngoài đi, tôi mệt lắm rồi!” Bà chần chừ chốc lát mới đứng dậy, nhẹ giọng. “Sau này lớn lên con sẽ nhận ra một điều. Tổn thương con gây ra chongười khác, cả đời họ cũng không quên… và cả đời này con cũng không thểtha thứ cho bản thân mình” Gì chứ? Tôi có điên đâu mà phải tự dằn vặt mình, lợi ích bản thân phảiđặt lên hàng đầu, tôi đã muốn thì người khác đừng hòng xen vào. Sai thìsai đến cùng đi, tôi đây cũng chẳng lấy hơi đâu mà hối với cả hận. Nằm bẹp dí trên giường, tôi nghiệm đi nghiệm lại đến chán ngấy với những câu triết lý vớ vẩn của vú Vân, may cho bà ta là đã đi trước lúc tôikịp nổi quạu lên. Ba ngày sau, tôi đứt ruột từ bỏ phút giây tự do ngắn ngủi, nặng nề cắp sách đến trường. Việc đầu tiên khiến tôi thoải mái là thằng Bình biến mất như bị bốc hơi. Không ai nói gì về sự việc lần đó, bọn học sinh nhìn mặt tôi đều né dạtsang một bên, cũng chả ai nhắc gì về việc kia nữa. Hệt như miệng bọn họbị dán bởi một lớp băng dính, vừa định mở liền đau đớn đành phải ngậmchặt vào. Mãi sau tôi mới biết ông bố kính yêu của tôi đã dùng tiền bịtmiệng gia đình thằng Bình Gấu. Tiền là một thứ thật kỳ diệu, biến lươngtri thành vô tri, cũng biến một người bình thường trở thành một ngườicâm… Sau khi lĩnh hội điều này, tôi vẫn thường xuyên lạm dụng sức mạnhđáng kinh ngạc của nó để làm nhiều việc đáng xấu hổ. *** Để chuẩn bị ngày sinh nhật sắp tới của tôi, cũng như mọi năm vú Vân làngười duy nhất có mặt. Trẻ con hồi bấy giờ trước sinh nhật mấy ngàythường có một điều lệ là truyền qua tay những tấm thiệp mời nho nhỏ, bên trong ghi rõ địa điểm và thời gian tổ chức. Tôi ngồi một góc, nhìnchúng không chuyển thiệp mời cho nhau, từ đầu lớp xuống cuối lớp đứa nào cũng có, ngoại trừ tôi. Nếu nói chả quan tâm việc vặt đấy hoàn toàn làdối trá. Tôi cũng là trẻ con, từng chờ mong có ai đó mời mình dự sinhnhật, hy vọng rồi tất yếu thất vọng, nhưng việc ấy theo thời gian dầnpha nhạt. Lớn thêm chút nữa, nhận thấy bản thân dù gì cũng không hoàntoàn là một thành viên của lớp, vả lại tính tôi trầm mặc, có phần u ám,bọn nó sợ chẳng dám lại gần. Chỉ là mỗi lần đi qua tiệm bánh kem, nhìn người ngày người kia đưa conbọn họ đến mua bánh, bọn chúng khác nhau nhưng đứa nào đứa nấy đều chung một vẻ mặt vui mừng. Lòng tôi dâng lên một nỗi khát vọng mong manh,chợt đến chợt đi trong chớp mắt. Chứng kiến hết gia đình này rồi gia đình kia, hết năm này sang năm nọhọ quây quần bên nhau, hạnh phúc vui vẻ. Cái không khí ấp áp ấy như lantỏa ra không trung, tách biệt hẳn với thế giới của tôi. Tôi nhìn thấy,nghe thấy những lời họ nói nhưng không hề cảm nhận được. Có thể vì họbên trong nhà, tôi ở ngoài trời, hay vì ngoài trời lạnh quá, ấm áp thếnào đối với tôi cũng quá xa vời… Ngăn cách tôi với thế giới náo nhiệtnày không phải qua lớp của kính trong suốt kia, mà là thật nhiều lớp vỏtôi tự tạo ra để bao bọc mình tránh khỏi tổn thương. Năm tháng qua đi,tôi sống như một cái cây non yếu thối rữa từ gốc. Càng phát triển, diệntích nhiễm bệnh càng tăng. Nếu kịp thời phát hiện, khéo léo chặt lấycành khỏe mạnh, chuyển giao sang một khu đất mới, cái cây lớn lên vẫnkhỏe mạnh bình thường. Nếu biết mà vẫn bỏ mặc thì cái cây sẽ chết dầnchết mòn với cái ruột rỗng tuếch. Tôi lớn lên với cái xấu xa ăn sâuxương tủy, chạy qua từng dây thần kinh. Khi có người phát hiện, muốnchữa trị nó thì bệnh dịch đã thấm tận tới tim rồi… Tiết trời buốt giá, tay tôi đông cứng nắm chặt chiếc hộp mà năm nào bốmẹ cũng gửi đến tận trường, nói họ rỗi việc cũng không sai bởi họ luônkhánh sáo, xa cách với tôi như vậy đấy... Đáng lẽ tôi nên cảm kích vì bố mẹ dành một khoảng thời gian quý báu của mình để nhớ đến tôi, nhớ đếncái ngày họ sinh ra tôi. Dù gì tôi cũng chỉ là một phế vật của tạo hóa,một đứa con ngoài ý muốn, họa có quẳng ra đường cũng không có ma nào nónhặt. “Nếu đã không muốn tôi hiện diện một cách tử tế thà làm tôi biến mất mãi mài còn hơn. Tôi chán ngấy cuộc đời vô vị này lắm rồi!” Tôi muốn hétvào mặt họ, vậy mà trớ trêu thay, họ có bao giờ cho tôi quyền được nóitiếng lòng mình đâu. “Con đã nhận được quà chưa?” Chưa bước chân vào nhà đã nghe thấy lời hỏi thăm ân cần của vú Vân. “Có!”Quen với thói vô phép, tôi đáp cụt ngủn. Vú Vân cũng không để ý, cười đầy bao dung. (Giờ nghĩ lại mới thấy vúchiều tôi quá, mỗi lần nhìn vào mắt bà tôi đều thấy một niềm yêu thươngvô hạn, hệt như tôi là con ruột của bà. Mà đúng vậy, bà coi tôi khôngkhác gì người con trai đẽ chết từ lâu. Đáng tiếc khi đó tôi mới vài tuổi đầu, ngu xuẩn tưởng bà thương hại tôi, lại càng muốn tránh né bà…) “Con cất đồ rồi mau xuống ăn cơm” “Đồ á? Tôi đã sớm đáp đi rồi!” Vú bàng hoàng: “Tại sao vậy? Con không thích à?” “Cái gì của họ, tôi đều không ưa!” Nén chua chát tràn lên tận họng, tôithốt ra một câu chẳng phù hợp với tuổi. “Vú thấy rất buồn cười phảikhông? Máu thịt này là họ cho tôi, vậy mà tôi cũng khinh ghét. Mắt trắng bạc bẽo, ăn cháo đá bát, vú nghĩ thế chứ gì?” Vú Vân thở dài trở về phòng bếp. “Con thay quần áo rồi xuống ngay nhé, vú làm nhiều món cho con lắm đấy!” “Không cần rườm rà vậy đâu! Năm sau thím đừng có bày ra nữa!” Thả mìnhxuống sofa, đầu óc tôi quay quay “Tôi mệt rồi! Vú ăn một mình đi” Ngọn lửa trong lò sưởi bập bùng đỏ hồng, thi thoảng lại phát ra nhữngtiếng nổ tanh tách. Giữa cơn mê, cơ hồ còn vọng lại tiếng khóc của vúVân. Tôi đâu ngờ năm sau và cả năm sau nữa chẳng còn ai làm một bàn đầythức ăn chờ tôi, những món quà cũng theo đó mà biến mất… Sinh nhật củatôi cứ thế trôi vào quên lãng, quay cuồng với vòng xoáy thời gian, nằm ở góc nhỏ trong hoài niệm , tôi chỉ mãi dừng lại ở sinh nhật lần thứ chín ấy mà thôi. Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày vú Vân bỏ đi, hôm đó sau buổi học, vừamệt và chán, cũng chẳng để ý không khí kỳ dị đang bủa vây quanh mình,tôi lao đầu vào ăn cơm. “Ăn ngon không?” Việc tôi hài lòng nhất với vú Vân là tài nấu ăn siêu đẳng ở bà. Bởi vậy mỗi lần ăn ở bên ngoài, hay lúc ngay cả gói mì cũng không có tôi thường nhớ tới vú Vân, nhớ bàn thức ăn dậy mùi bốc hơi nghi ngút,… những lứcấy cổ họng tôi nghẹn đắng, nuốt mãi không trôi. “Vào hè trời nóng, phải hạn chế nhai đá sẽ không tốt cho răng. Mỗi tốitrước nhớ lên gường ngủ sớm, đừng thức khuya quá, không tốt cho sứckhỏe,…” “Vú lải nhải gì đấy!” “Vú… sắp… con tự lo….” “Cũng đến lúc vú được hưởng phúc rồi. Tôi đâu phải trẻ con, không cần vú chăm sóc.” Đôi đũa bị ấn mạnh, tôi liên tục và cơm vào miệng. Nghe cuộc đối thoạimấy ngày gần đây của bố mẹ tôi đã biết phong phanh chút ít, nhưng lạikhông ngờ ngày này đến nhanh thế. Tôi… còn chưa kịp chuẩn bị… “Con…” “Vú im mồm! Tôi biết rồi, vú đi thì cứ đi, chả liên quan gì tới tôi!” Vú dại ra, nước mắt không ngừng tuôn rơi, bà nhìn tôi thật lâu như thểtoàn bộ yêu thương tích lũy trong suốt quãng đời cô đọng trong giây phút ấy. Mãi sau vú mới bật ra một câu khiến cả đời tôi không sao quên nổi. “Xin lỗi…m…má… xin lỗi…” Không biết có nhầm lẫn gì mà tai tôi lúc đó như ù đi, miệng tê cứngkhông thể phục hồi. Cố sắp xếp cảm xúc bất thường, tôi hỏi vú, muốn xácđịnh thêm lần nữa. Nhưng vú Vân vẫn đứng chết lặng, khiến bất an trongnháy mắt chuyển thành giận dữ. Nghiến răng, điên tiết gạt bay đống đồ ăn trên bàn, tôi gào lên. “Vú muốn đi chứ gi? Vậy thì đi đi! Vú cút đi! Cút đi!” Vú muốn tiến lại định giữ tôi nhưng vô ích, tôi hất văng tay bà ra, vùng vẫy hệt một con thú bị thương. “Tôi không cần sự thương hại của ai hết! Ngay cả bố mẹ cũng không có nghĩa vụ với tôi, vú không cần phải làm khó mình. Tôi không trách!” Dẵm đạp lên đống đổ nát, đẩy bật cửa chạy ra ngoài. Trên bậc cửa, Vân đứng chết lặng, chầm chậm lau nước mắt. Tôi là ngườihiểu hơn ai hết, chẳng những tôi trách vú, còn oán hận vú tới thấuxương. Vì nóng giận nhất thời, tôi quên mất điều quan trọng rằng vú Vânkhông hề có con cái, người thân thì ở tận dưới quê, đột nhiên bà xinnghỉ việc, trừ phi… Bố tôi khám bệnh cho bà, hang xóm ai cũng biết bà bị bệnh, thế mà chẳng ai nói cho tôi, họ nghĩ rằng trẻ con cần gì biết mấy việc ấy. Nhưng thiếu sót họ gây ra lại khiến một đứa trẻ dùng nỗi tứcgiận để trưởng thành. Con vật còn có tình cảm, huống hồ vú Vân nuôi tôi nhiều năm, bà coi tôinhư con cháu trong nhà, dành tất cả tình yêu thương của một người mẹ đặt cả lên người tôi. Tôi đau bà khóc, tôi bỏ cơm bà dỗ dành đủ kiểu, tôisai lầm bà dạy tôi cách đi đúng đắn… Tôi coi sự xuất hiện của bà là điều đương nhiên, bà thương tôi là điều tất yếu, rất nhiều năm sau cũng bởivì thói quen chết tiệt này mà tôi đánh mất đi rất nhiều thứ… Đi hết con đường này nối tiếp con đường kia, qua từng dòng xe cộ đôngđúc, qua cả sân công viên vú thường gọi tôi về mỗi bữa cơm. Đến khi contim tôi đập mạnh như muốn bứt ra khỏi lồng ngực, tan tnành thành trăm mảnh, tôi khuỵu ngã. Cả cánh đồng ngôvậy lấy tôi, nuốt trọn tôi trong nỗi đau thương và mệt mỏi tới lạthường. Thở hồng hộc, tôi nằm dài đối diện với bầu trời xanh ngắt. Không có gì chảy ra ngoài vết thương trên tay đang rỉ máu, sự dính ướt và đau đớn rã rời chiếm trọn con người tôi. Tôi giống như bị người thân duynhất trên cõi đời vứt bỏ, hoang mang suy sụp, tôi sợ mình lạc đường,… Uất ức dồn nén nặng trĩu tâm hổn, tôi cố gắng bơm không khí căng đầyngực, điều hòa hơ thở nhẹ nhõm mới dám chấp nhận sự thật. Vú Vân bỏ tôirồi! Ánh nắng bỏng rẫy chiếu rọi khiến mắt tôi đau nhức, bàn tay vừa nâng lên cũng là lúc mùi máu xộc tới, tanh tưởi phát buồn nôn. Đợt trước tôi vẫn thích thú nhìn người khác bị thương, họ đổ máu–tôi thấy vui. Sao lúcnày tôi lại cảm thấy đau buốt và ghê tởm thứ dung dịch đặc quánh này thế vậy? Lẽ nào vú Vân nói đúng, tôi hối hận, tôi tự thấy tởm lợm chính bản thân mình? Sai bét! Sai hoàn toàn! Nếu tôi không tự yêu mình thì còn ai thương xótcho tôi đây? Bố khinh ghét, mẹ bỏ mặc, vú Vân cũng rời đi… Còn có aitrên cõi đời thương xót tôi đâu. Đang chú tâm suy nghĩ, đột nhiên đám ngô đồng bị rẽ ra, mắt tôi lần nữa bị mặt trời chói chang xuyên vào, buốt không mở được. “Ăng làm gì đấy?” Âm thanh trong trẻo pha chút giọng lưỡi ngọng nghịu.Tôi buông bàn tay che trước mắt ra, cảnh tượng ngày hôm ấy như bám rễvào ký ức. Chỉ cần nhắm mắt, hình ảnh ấy lại hiện về, hệt một thước film cũ chầm chậm quay.