Mẹ chồng tôi là một người rất hài hước, lão F thường nói tôi rất giống mẹ lão, tôi hỏi có phải vì em với mẹ thường trêu chọc anh không? Ngày xưa lão F có một cô bạn gái tin đồn, là con gái nhà hàng xóm của nhà lão.
Cách giải trí ưa thích của mẹ chồng tôi là trêu con trai mình.
Động tí là nói: “Sao con không đi chơi với con dâu mẹ?” Ban đầu lão F còn phân bua: “Mẹ đừng nói lung tung.”
“Nó chẳng phải con dâu mẹ sao? Chẳng lẽ con có người khác rồi?”
“Không phải thế.”
“Thế thì chỉ có thể là nó thôi.”
“…”
Đưa con trai F đi mua quần áo, lưỡng lự không biết nên chọn màu nào, mẹ tôi liền nói: “Lấy cái xanh nước biển đi, con dâu mẹ chắc chắn thích màu xanh nước biển.”
Lão F không buồn cãi lại: “Con dâu mẹ là ai, sao con không biết?”
Sau đó tôi đến nhà lão chơi, mẹ chồng tôi liền ngửi ngay thấy mùi “gian tình”.
Mỗi lần họp phụ huynh là lúc lão F đau đầu nhất.
Gặp mẹ tôi, mẹ lão vui ra mặt: “Để mẹ đi chào hỏi bà thông gia.”
“Thôi khỏi.”
“Vậy mẹ đi nói chuyện với con dâu.”
“Thôi đi.”
“Con trai thế là không được đâu.”
Cha lão F – một người cha vốn rất lạnh lùng cũng phải sang nói chuyện với con trai: “Cha không hoàn toàn phản đối yêu sớm, nhưng con nên biết chừng mực thôi nhé.” F nổi khùng, con không yêu sớm! Người nên biết chừng mực phải là vợ cha mới đúng!
2.
Nhắc tới chuyện sinh con, tôi nói: “Nếu sau này có con, con không mong nó phải giàu nứt đố đổ vách, chỉ hy vọng nó luôn được vui vẻ.”
Mẹ chồng nói: “Ừ, lúc mẹ có thai thằng F, mẹ cũng nghĩ thế đấy.
Không mong gì hết, ngoài một thứ.”
“Thứ gì ạ?”
“Nhất định phải đẹp trai.”
“…”
Bà cho tôi xem ảnh ngày xưa của F, nói: “Mẹ vẫn luôn hoài nghi thằng F bị bế nhầm ở bệnh viện.”
“Tại sao ạ?”
“Người như mẹ sao có thể sinh ra một thằng nhóc trầm tính như thế?”
“Anh ấy… chắc là giống cha.”
“Sau khi nó đi học, mẹ càng hoài nghi hơn.”
“Tại sao?”
“Đứa con mẹ sinh ra sao có thể học giỏi như vậy?”
“…”
Bà mở sang một trang album khác rồi tự lẩm bẩm: “Nhưng thằng con đẹp trai thế này, ngoài mẹ ra chắc chẳng ai sinh nổi.”
3.
Tâm nguyện lớn nhất của lão F trước đây là mong sao được thoát khỏi “bàn tay ma quái” của mẹ.
Tôi hỏi lão tại sao, lão giận dữ hồi tưởng: “Mẹ anh là người có ham muốn khống chế cực mạnh.
Tất cả mọi việc của anh từ bé đến lớn, chuyện lớn như học trường nào đến chuyện nhỏ như sáng mai đi học đeo tất màu gì, mẹ anh đều nhúng tay vào.
Thậm chí mẹ còn bắt anh phải mặc những thứ gì mỗi ngày, từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân, anh không mặc theo mẹ bảo là mẹ lại dỗi, thật đáng sợ.
Sao cha anh có thể chịu đựng được mẹ nhỉ?”
Tôi: “Em chịu đựng anh như thế nào thì cha chịu đựng mẹ như thế.”
Lão: “…”
Tôi: “Nếu anh nói với mẹ những lời ban nãy, mẹ sẽ có phản ứng gì nhỉ?”
Lão: “Giết anh!”
Tôi: “Hay lắm, em nắm được nhược điểm của anh rồi nhé, em ghi âm lại rồi…”
Lão: “…”
4.
Cháu bé nhà lão F nghỉ hè đến Bắc Kinh chơi, ở lại nhà chúng tôi một thời gian.
Cháu bé rất ngoan, ngày nào cũng như ngày nào, cứ 8 giờ sáng là dậy, học từ mới trong nửa tiếng rồi luyện viết chữ thư pháp.
Tôi hỏi F: “Ngày xưa anh cũng thế à?”
Lão gật đầu: “Trẻ con nhà anh đứa nào cũng thế cả.”
Tôi nổi giận: “Vậy sao bây giờ ngày nghỉ anh ngủ đến tận lúc mặt trời chiếu vào mông, còn bắt em bê đồ ăn sáng lên giường? Đức tính tốt đẹp truyền thống của nhà anh đâu rồi?”
Lão bẽn lẽn cười: “Hết cách rồi.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng mà!”
5.
Tôi rất quý cháu bé, đi dạo phố thấy gì ngon, thấy gì hay đều mua cho nó.
Một hôm tự nhiên nó nói với tôi: “Cô không cần mua gì cho cháu nữa.” Tôi hỏi tại sao.
Nó bảo: “Tuy cháu rất thích, nhưng cháu cứ có cảm giác đang lái máy bay bà già.” Tôi phụt cả nước ra khỏi miệng, cháu ơi, câu đó không phải dùng như vậy đâu.
6.
Sau khi đã kết thân với cháu bé, nó cuối cùng cũng thổ lộ tiếng lòng với tôi: “Ở lớp cháu có một bạn nữ cứ thích lấy trộm đồ cô ạ!”
“Hả? Lấy trộm gì vậy?”
“Nhiều lắm, thẻ học sinh của cháu, vở bài tập của cháu, thẻ qua cổng của cháu nữa…”
“Khoan đã.
Bạn ấy lấy của tất cả các bạn hay chỉ lấy của mình cháu?”
“Chỉ lấy của cháu thôi.”
Tôi cười to: “Con bé đó thích cháu rồi!”
Cháu bé đỏ mặt: “Bạn ấy… thường làm những chuyện kỳ quặc.”
“Có xinh không?”
“Cháu không biết, nhưng nhiều bạn nam trong lớp cháu rất thích bạn ấy.”
“Cháu thích không?”
Nó im lặng, khuôn mặt liên tục đỏ thêm nhưng không nói gì.
Một lúc rất lâu sau, ông cụ non này mới chống má, thở dài thườn thượt: “Nhưng… Cháu sợ cô ấy không theo kịp cháu.”
Tôi lại phun một ngụm nước nữa, liếc mắt nhìn F: “Trẻ con nhà anh đều thế hả?”
Lão vội thanh minh: “Anh không thế đâu nhé!”
7.
Cháu bé hỏi tôi: “Tại sao cô với chú F không thích có con?”
Tôi: “À… Là vì bây giờ cả cô lẫn chú đều bận rộn nên không có thời gian chăm sóc con cái.”
“Nhưng cô chăm sóc cháu rất tốt mà.”
Nghe xong tôi trào dâng niềm vui của người làm mẹ, nói với nó: “Sau này nếu cô có con, cháu cũng phải chăm sóc em như cô chăm sóc cháu bây giờ nhé?”
“Vâng.”
Nó ngoắc tay với tôi: “Cháu chắc chắn sẽ rất quý con gái cô.”
“Tại sao lại là con gái? Con trai không được à?”
“Mẹ cháu nói con gái thường giống cha hơn, nên cô nhất định phải sinh một đứa con gái giống chú F.”
Suýt nữa tôi quên thằng nhóc này là fan của chú nó…
8.
Thực lòng tôi cảm thấy cháu bé rất tội nghiệp, mất đi thời thơ ấu được tha hồ chơi bời, chỉ có đống sách vở chất cao như núi và những lớp học thêm không biết bao giờ kết thúc.
Nó nói thầm với tôi rằng nó thích được ở với tôi.
Tôi hỏi tại sao, nó bảo ở với tôi rất vui.
Nhà tôi đúng là thiên đường của lũ trẻ.
Muốn ăn cơm trên giường? Ok.
Muốn nằm ườn xem TV? Ok.
Muốn để bài tập hè đến ngày nghỉ cuối cùng mới làm? Ok.
Mười một giờ đêm muốn đi McDonald’s ăn khoai tây chiên? Ok.
Muốn viết thư tình cho bạn gái cùng lớp xinh xắn? Ok.
F đau lòng nói với tôi: “Nó sẽ bị em làm hư thân mất thôi.”
Tôi nói: “Anh có cần đi hỏi thằng nhóc hư thân kia không? Chắc chắn nó sống vui vẻ hơn một con mọt sách đấy!”
Tại sao nhiều người lớn lại thích đào tạo con cái mình thành một sản phẩm tiêu chuẩn trong phân xưởng sản xuất, họ không thấy tiếc khi vứt bỏ trí tưởng tượng, sức sáng tạo và khả năng tự học hỏi độc lập của đứa trẻ hay sao?.
Truyện khác cùng thể loại
30 chương
11 chương
10 chương
6 chương
70 chương
12 chương
70 chương
23 chương