Anh Hùng Đông-a Dựng Cờ Bình Mông

Chương 29 : Đoái Thương Muôn Dặm Tử Phần

Đoái thương muôn dặm tử phần, Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa. ( Đoạn trường tân thanh) Thuyền rời Thiên-trường một ngày thì ra tới biển, rồi đổi hướng lên phía Bắc. Hai ngày sau, khi thuyền sắp qua Đồn-sơn thì có mười chiến thuyền, một soái thuyền thuộc hạm đội Thần-phù dàn ngang. Một viên võ quan trên soái thuyền phất cờ yêu cầu con thuyền Thiên-ưng ngừng lại. Rồi soái thuyền kè vào mạn con thuyền Thiên-ưng. Thủ-Huy, Đoan-Nghi cùng lên trên sàn thuyền quan sát. Thoáng nhìn, Thủ-Huy nhận ngay ra viên võ quan phất cờ là đô đốc Trần Bằng. Cạnh Bằng còn có Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín. Hai người sang con thuyền Thiên-ưng. Trần Bằng là thủ hạ cũ của Thủ-Huy Đoan-Nghi. Y hành lễ quân cách rồi nói : - Khải điện hạ ! Khải-phò mã ! Có Phí thượng thư truyền chỉ dụ của Hoàng-thượng đến công chúa điện hạ cùng phò mã. Thủ-Huy mời cả hai vào trong khoang thuyền. Vừa an tọa, Phí Công-Tín đã lên tiếng trước : - Triều đình có nhiều thay đổi. Đỗ thái hậu, Đỗ thái sư, Mạc thiếu sư cùng nghị rằng : Nay bốn phương phẳng lặng, không cần nuôi quân nhiều, khiến quốc sản phải hao phí. Vì vậy triều đình quyết định giải tán mười hai hiệu Thiên-tử binh, Kị-binh, Ngưu-binh. Về Thủy-quân, bốn hạm đội chỉ giữ lại một hạm đội Aâu-Cơ mà thôi. Để bảo vệ kinh thành, Đỗ thái sư lập thêm mười đội cấm quân, cho đóng quanh Thăng-long. Thủ-Huy kinh hãi hỏi : - Ai đưa ra ý kiến đó đầu tiên ? - Thần không rõ. Nhưng nghe các võ tướng thì thầm rằng, Tống cử một mật sứ sang gặp riêng Đỗ Thái-sư, Đỗ Thái-hậu, rồi ít lâu sau có chuyện này. - Như vậy thì nguy rồi ! Thế Tổng-lĩnh Thiên-tử binh Kiến-Khang vương, Vũ-kị thượng tướng quân Tăng Khoa, với Đại đô đốc Phùng Tá-Chu ra sao ? - Kiến-Khang vương được chuyển lên tổng trấn Bắc-cương, Tăng tướng quân làm phó. Còn Phùng đại đô đốc thì trấn lãnh hải, đóng ở Tiên-yên. Đoan-Nghi biết chồng đang bàng hoàng về những suy đồi của nhà mình. Công chúa hỏi : - Phí binh bộ từng cầm quân. Người biết rằng, bấy lâu nay sở dĩ Tống sợ, Chiêm kính là nhờ binh lực chúng ta hùng mạnh. Khi triều đình nghị việc này, sao thượng thư không phản đối ? - Thần có biết gì đâu ? Phí biện luận : Thái-hậu, Thái-sư, Thiếu-sư nghị riêng với nhau, rồi làm chiếu đưa cho Hoàng-thượng ký. Triều thần không biết gì cả. Ba người này áp chế Hoàng- thượng còn hơn Cảm-Thánh thái hậu áp chế đức Anh-tông khi xưa nữa. Thái-phó Lý Kính-Tu phản đối nhưng không ai nghe cả. - Thế việc Phí binh bộ đón gặp chúng tôi đây có mục đích gì ? Mục đích này là do ý chỉ của Hoàng-thượng hay triều đình ? - Thưa phò mã dường như không không do cả hai, mà do ý riêng của Đỗ thái hậu, Đỗ thái sư và Mạc thiếu sư ! Chiếu chỉ mà lão phu mang theo đây, Hoàng-thượng bị bắt buộc ký vào mà thôi. Triều đình có lời dặn lão phu cáo trước với phò mã, công chúa rằng : Nhị vị không phải quỳ gối lĩnh chỉ. Thủ-Huy lại kinh ngạc nữa ! Công tiếp tờ chỉ từ tay Phí Công-Tín. Chỉ rất ngắn : « Thái-sư thượng trụ quốc, Tĩnh-hải tiết độ sứ, quan sát sứ , xử trí sứ, An-nam đô hộ phủ, Ngự sử đại phu, Thượng-trụ quốc, An-nam quốc vương. Nay Thiên-quốc đang gặp binh cách. Phía Bắc bọn rợ Nữ-chân, phía Tây bọn Nhung Tây-hạ luôn phạm cảnh. Thánh thiên tử sai sứ sang An-nam phủ dụ, truyền phải chịu binh dịch. Than ôi ! Cô gia được Thiên-triều thương như con, ban cho chức tước lớn, cha truyền con nối, không thể làm ngơ khi đấng quân phụ phải lao tâm khổ tứ. Vậy cô gia gửi Tả-kim ngô đại tướng quân, Côi-sơn quốc công cùng vợ là quận chúa Đoan-Nghi đem đội dũng sĩ Long-biên sang trợ chiến với binh triều. Quận chúa Đoan-Nghi hãy giao hoàn thanh Thượng-phương bảo kiếm về cho cô gia. Niên hiệu Thuần-hy thứ mười lăm, mùa Xuân tháng giêng, cát nhật. ». Thủ-Huy, Đoan-Nghi bàng hoàng cả người. - Thực là nhục nhã. Đoan-Nghi than : Từ cổ đến giờ, Trung-nguyên phong chức tước cho các vua ta, chỉ là hình thức ngoại giao. Còn ta vẫn giang sơn nhất khoảnh. Ta vẫn dùng quốc danh Đại-Việt. Vua vẫn dùng niên hiệu riêng. Ta vẫn có thân vương. Con vua vẫn là thái tử, công chúa. Chưa bao giờ ta phải chịu binh dịch. Thế mà bây giờ bọn họ Đỗ, họ Mạc nhục nhã đến độ bỏ quốc danh, quốc hiệu, chịu binh dịch. Thực không thể tưởng tượng được. Thế thì ta trở thành quận huyện của Tống rồi ! Phí Công-Tín than : - Tin này lan ra ngoài, chư đại thần các trấn đều kinh hoảng. Võ lâm, hương đảng bàn tán xôn xao. Các gia, các phái định sẽ hội nhau nghị về việc này vào ngày giỗ vua Trưng. Đỗ thái sư lại làm chỉ, ép Hoàng-thượng ký, truyền bỏ lễ giỗ vua Trưng vào đầu tháng hai, bỏ lễ hội đền Hùng vào ngày 10 tháng ba. Thủ-Huy than : - Loạn ! Thế nào cũng có loạn. - Quả thế, đại công tử của Thái-sư Đỗ An-Di bị một kẻ lạ đột nhập tư gia, điểm huyệt, khoét mắt, cắt lưỡi, chặt cụt cả tay lẫn chân, rồi đem bỏ ở chợ Tây-nhai. Lão mẫu của Mạc thiếu sư bị mổ bụng, dồn trấu vào trong. Tại tẩm cung của Thái-hậu, không biết kẻ nào đó đã cắt cái ấy...cái ấy của con ngựa, rồi bỏ lên dường của người. Khi lão phu lên đường, thì nghe đâu các đại môn phái dự tổ chức đại hội vào ngày 15 tháng 8, tại Lộc-hà, nhân giỗ Bắc-bình vương Đào Kỳ. Một viên thị lang bộ Lễ mới đưa ra ý kiến xin Thái-sư ban lệnh cấm tổ chức giỗ Bắc-bình vương. Lập tức ngay đêm đó, y cùng vợ con, gia thuộc bị giết hết, kể cả chó mèo, trâu bò, gà vịt. Sát nhân còn để giấy lại hăm rằng, bất cứ kẻ nào xướng xuất ra việc ngăn cản này sẽ bị giết cả nhà như viên thị lang. - Trước kia, nước loạn do Cảm-Thánh, bây giờ lại nảy ra con dâm nữ Đỗ Thụy-Châu nữa ! - Thái-sư Đỗ An-Di làm biểu ép Hoàng-thượng ký : Kể từ nay, chỉ quan, quân mới được luyện võ. Cấm các gia, các phái thu nhận đệ tử. Triều đình gửi quân đến tổng đường các phái, bắt giải tán các đệ tử. - Thế có xảy ra cuộc xô sát nào không ? - Các đô thống dẫn quân đi giải tán võ phái, chỉ biết truyền chỉ rồi về Thăng-long, chứ không dám thi hành lệnh ! Thủ-Huy than : - Không biết Côi-sơn song ưng có còn tại thế không ? Nếu người còn sống, thì liệu người có chịu can thiệp vào chuyện Hoàng-thành không ? - Lão phu sợ là sợ đại hội võ lâm vào tháng tám này. Dường như các đại tôn sư định bàn kế đối phó với Đỗ thái hậu, Đỗ An-Di và Mạc Hiển-Tích. Trước sự việc đó, Đỗ, Mạc sẽ đem quân tiêu diệt võ lâm. Dù việc tiêu diệt thành hay bại, võ lâm cũng khởi binh. Bấy giờ nước sẽ loạn to. - Có thể tránh được ! Thủ-Huy bàn : - Nếu như giết Đỗ hậu , An-Di, Hiển-Tích, thì bấy giờ quyền phụ chính sẽ vào tay Lý Kính-Tu, binh quyền sẽ vào tay Long-Ích, Long-Tường. Vớiù Kính-Tu, Long-Ích, Long-Tường thì kỷ cương lại tái lập. Đoan-Nghi cau mặt : - Anh nên giữ lời một chút. Dù sao Chiêu-thiên Chí-lý cũng là mẫu nghi trăm họ, mà anh lại bàn nên giết đi, thì thực là loạn to rồi. Thủ-Huy bị vợ trách, công ngồi im không nói, không rằng. Phí Công-Tín tiếp : - Hiện triều đình cho mười chiến thuyền chở đội võ sĩ Long-biên với đầy đủ vũ khí, lương thực, để theo phò mã sang trợ chiến với Tống. Mười chiến thuyền hiện đang dàn ra chờ lệnh phò mã. Tiễn Phí Công-Tín về rồi, Đoan-Nghi hỏi Thủ-Huy : - Bây giờ chúng ta phải làm gì ? - Chúng ta bị đẩy vào đường cùng rồi ! Bao nhiêu công trình của chúng ta gây dựng mười mấy năm dài, nay hoàn toàn bị phá hủy trong tay người một con đàn bà ngu xuẩn, tham dâm. Ta chỉnh đốn binh lực, khiến cho thế của tộc Việt hùng mạnh, Chiêm mến, Tống sợ. Bây giờ y thị giải tán Thiên-tử binh, Ngưu-binh, Kị-binh, Thủy-quân. Đại-Việt phút chốc trở thành một tiểu quốc An-Nam. Đại-Việt hoàng đế lui về làm An-Nam quốc vương. Con mụ họ Đỗ lại bắt con mình từ bỏ cái thế Đại-Việt lùi về làm An-Nam quốc vương. Chúng ta đang là những người kết thân với Kim, ép Tống, chúng bắt chúng ta phải chịu lệnh Tống, đánh lại Kim. Hà ! Ta phải hành động sao đây ? Không lẽ ta phải mang cái thân lôm lốp đi đâm thuê chém mướn cho Tống ! Hơn nữa đánh những người bạn của ta ? ? ? - Anh nên bỏ bớt cái ngôn từ khinh bạc đi có được không ? Cổ kim, chưa bao giờ có một phò mã gọi Thái-hậu bằng y thị, rồi mạ lỵ là ngu xuẩn, tham dâm cả. Thủ-Huy hừ một tiếng không nói gì. Công thấy vợ tỏ vẻ mệt mỏi, thì hơi ngạc nhiên. Thình lình Đoan-Nghi ọe lên một tiếng rồi mửa ra nước nhờn. Kinh hãi, Thú-Thúy vội bắt mạch cho Đoan-Nghi. Bất giác nàng bật cười, tay vuốt ngực cho Đoan-Nghi rồi nói với Thủ-Huy : - Mừng cho chủ nhân. Công chúa có mang. Đỡ Đoan-Nghi ngồi dựa vào vách thuyền, Thúy-Thúy bàn với Thủ-Huy : - Khi Gia-Thụy hoàng đế tự bỏ đế hiệu, niên hiệu thì chiếu chỉ trở thành một mệnh lệnh. Chủ nhân là phò mã, là công chúa, ngôi vị cao hơn quốc vương thì không phải tuân lệnh quốc vương. Vậy bây giờ chủ nhân cứ ngao du sơn thủy, chẳng cần sang Tống nữa. Hay chúng ta làm một Côi-sơn song ưng cũng đươc. Đoan-Nghi sợ chồng nghe lời Thúy-Thúy, nàng xua tay : - Tỷ-tỷ đừng nói vậy. Dù sao Gia-Thụy cũng bị mẹ, bị cậu ép buộc, chứ bản tâm đâu có muốn hành xử như vậy ? Hiện trong triều không còn thân vương nào cầm quyền. Họ Đỗ chỉ e sợ vợ chồng tôi mà thôi. Nếu nay chúng tôi vi chỉ, thì họ có cớ xóa tên tôi trong sổ Ngọc-điệp. Bấy giờ họ tha hồ thao túng, rồi đi đến cướp ngôi không chừng. Thủ-Huy cho gọi đội trưởng võ sĩ Long-biên sang thuyền mình họp. Viên đội trưởng chính là con trai của một trong Đại-Việt ngũ tuyệt Trần Tử-Giác tên Trần Tử-Kim. Nguyên khi cầm quyền thống lĩnh Thiên-tử binh, Thủ-Huy bàn với Long-Xưởng rằng : « ... Thời vua Thánh-tông, ngài đã dùng Long-biên ngũ hùng lập đoàn Thần-tiễn Long-biên. Lại dùng Tây-hồ thất kiệt lập đoàn Giao-long Tây-hồ. Khai-quốc vương lấy thuật kị mã của Phù-đổng Thiên-vương, thuật bắn tên của Cao-cảnh hầu Cao Nỗ và võ công Đông-a để huấn luyện cho đội võ sĩ Long-biên. Lại lấy thuật thủy chiến cùng thuật quy tức của công chúa Gia-hưng Trần Quốc, võ công phái Sài-sơn luyện đội võ sĩ Giao-long. Hai đội này đã gây kinh hoàng cho quân Chiêm, quân Tống, và lập không biết bao nhiêu chiến công. Vậy bây giờ, cũng nên tái lập hai đội ngày ». Long-Xưởng đồng ý. Nhưng đội Long-biên thì vẫn dùng tên cũ, còn đội Giao-long Tây-hồ thì đổi là đội Côi-sơn. Sau khi thành lập, Thủ-Huy gửi cả hai đội về Thiên-trường nhờ Đại-Việt ngũ tuyệt huấn luyện võ công. Sau khi các võ sĩ đã có bản lĩnh của một cao thủ bậc trung, thì bắt đầu huấn luyện chuyên môn. Đội Côi-sơn trao cho Tá-Chu Kim-Ngân với Vỵ-xuyên ngũ tiên huấn luyện về thủy chiến, về thuật lặn dưới nước. Còn đội Long-biên, Thủ-Huy nhờ sư thúc Trần Tử-Tuệ, nức danh tiễn thủ bậc nhất Đại-Việt dạy tiễn thuật. Cuối cùng chính Thủ-Huy đem thuật kị mã, cùng phép kị chiến của Phù-đổng Thiên-vương dạy họ. Trong ba lần chính biến : Giải cứu vua Anh-tông khi bị bọn tế tác Tống uy hiếp, đem quân về lập Long-Xưởng làm vua, cứu Long-Trác khi bị Long-Xưởng mưu hại... Thủ-Huy đều dùng lực lượng chính là hai đội võ sĩ này. Khi Thủ-Huy cáo quan về điền dã, thì hai đội cũng theo công về sống tại Thiên-trường. Lúc đưa Kiến-Bình vương Lý Long-Tường rời Thiên-trường về Thăng-long, Thủ-Huy lại cho hai đội này theo vương về. Bây giờ, không rõ mục đích gì triều đình lại gửi đoàn võ sĩ Long-biên theo công sang trợ chiến với Tống ? Thủ-Huy hỏi Tử-Kim : - Triều đình sai sư đệ dẫn đội võ sĩ Long-biên theo ta. Đội võ sĩ Long-biên chỉ lợi hại khi ngồi trên mình ngựa. Sao triều đình lại không cho mang ngựa theo mà chỉ cho mang cung tên, áo giáp ? - Đệ cũng không rõ nữa. Quan Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín nói rằng, vì đi bằng đường thủy, thì không thể mang ngựa theo. Vả ngựa của ta là ngựa vùng nhiệt đới, nếu mang lên phía Bắc Trung-nguyên, e không chịu nổi khí hậu lạnh cắt da thịt. Khi sang Trung-nguyên, Tống sẽ cung cấp ngựa cho. Tử-Kim còn trẻ, lại chưa vướng mắc vợ con. Sau khi hỏi qua tình hình, Thủ-Huy lệnh cho con thuyền Thiên-ưng dẫn dầu, phía sau là mười chiến thuyền chở đội võ sĩ Long-biên. Cuộc hành trình trải qua bẩy ngày, thì đi vào lãnh hải của Quảng-Đông. Trong bẩy ngày, Đoan-Nghi thấy chồng trầm tư, ít nói, thì biết rằng Thủ-Huy cực kỳ bất mãn với triều đình. Nàng tự kiểm lại : « Họ Lý nhà ta làm vua trải đã 178 năm. Trong gần hai trăm năm ấy, được khoảng 100 năm đầu là thịnh vượng. Kể từ khi vua Thần-tông băng đến giờ, chỉ vì cái nạn gà mái gáy, mà uy tín triều đình bại hoại. Ân đức bốn vị Thái-tổ, Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông đối với quốc dân đã hết. Tăng ni, võ lâm, sĩ dân cùng có ý muốn thay đổi triều đình. Cứ cái đà này, chỉ cần một người có đức, phất cờ là triều Lý không còn nữa. Bấy giờ thì e giòng họ mình sẽ bị tru diệt hết. Làm sao bây giờ ? ». Nhìn Thủ-Huy nằm dài trên tấm ván làm dường, mắt mở trừng trừng nhìn vào không gian, bất giác nàng cảm thấy chua chát : « Đất nước vẫn đất nước ấy, dân chúng vẫn dân chúng ấy. Nhưng thời gian thính chính của Cảm-Thánh thái hậu, làm cho tan hoang, dân chúng đói khổ. Thế rồi, ông nội Thủ-Huy cũng như phái Đông-a ra công phò tá, trong mấy năm trời kỷ cương lại tái lập, dân chúng giầu có, quốc sản dư thừa, binh lực hùng mạnh, nước lớn sợ, nước nhỏ mến. Thế mà vợ chồng nàng mới rời quyền hành hơn năm, đã bị một người đàn bà tham dâm phá tan nát hết ». Nàng tự nghĩ : « Giá như người làm vua là ông nội hay phụ thân Thủ-Huy, thì có lẽ dân sẽ giầu hơn nữa, nước sẽ mạnh hơn nữa. Vậy có nên nghe lời Thủ-Huy mà giết Đỗ thái hậu không ? ». Thình lình Trần Tử-Kim vào báo : - Thưa sư huynh, thủy quân Tống dàn ra phía trước. Họ phất cờ ra hiệu cho chúng ta ngừng lại. - Hạ buồm xuống, báo cho họ biết ta muốn gặp người chỉ huy cao cấp của họ. Tuy ra lệnh, nhưng Thủ-Huy Doan-Nghi cũng lên chòi chỉ huy của thuyền để tiếp xúc với thủy quân Tống. Hai chiến thuyền Tống từ từ ép vào mạn sườn con thuyền Thiên-ưng. Nhìn lên soái kỳ của Tống có hàng chữ Nam-hải, Lưu đô đốc . Thủ-Huy đã biết tông tích viên đô đốc này. Nguyên hai năm trước Thủ-Huy Đoan-Nghi trấn thủ Bắc-cương đã được tế tác cung cấp cho tất cả chi tiết về các quan của Tống ở Nam-thùy. Công nói với Tử-Kim : - Chiến thuyền kia thuộc hạm đội Nam-hải của Tống. Viên đô đốc chỉ huy tên Lưu Phúc. Nguyên y xuất thân là tướng cướp, chuyên đánh cướp của người giầu, chia cho kẻ khó. Năm năm trước có chỉ chiêu dụ, y về hàng triều đình, được phong làm trưởng đoàn thủy quân. Năm vừa qua y được thăng lên chức đô đốc. Võ công y rất cao, hành xử quang minh lỗi lạc. Viên thuyền trưởng Tống cầm loa hỏi : - Các vị là thủy quân Việt, các vị sang đây có việc gì ? Xin cho gặp người chỉ huy cao cấp nhất. Trần Tử-Kim vận nội lực nói lớn : - Chúa tướng chúng tôi muốn gặp Lưu đô đốc. Viên thuyền trưởng Tống nhìn sang con thuyền Thiên-ưng, thấy hai soái kỳ Đại-Việt. Một soái kỳ có hàng chữ Đại-Việt, Tả kim-ngô đại tướng quân . Một soái kỳ khác có chữ Côi-sơn quốc công, phò mã Trần . Y không hỏi gì nữa, vội chạy vào trong khoang. Lát sau y ra với Lưu Phúc. Lưu Phúc đã từng nghe danh Thủ-Huy, Đoan-Nghi. Y hành lễ với Thủ-Huy rồi cung tay tỏ ý mời: - Không biết đại giá phò mã, công chúa sang đây có việc gì ? Xin mời nhị vị sang thiểm thuyền để tiểu tướng được hầu chuyện. Suốt mấy năm qua, Thủ-Huy, Đoan-Nghi tổng trấn biên thùy Đại-Việt. Nhờ trị quân nghiêm, quân phong, quân khí cực sắc bén, các biên thần Tống nghe đối với công luôn có thái độ vừa kính vừa sợ. Mỗi khi hai bên có xung đột, công thường đích thân gặp các biên thần để giải quyết. Vì vậy Lưu Vĩnh cung cung, kính kính tiếp công. Thủ-Huy, Đoan-Nghi tung mình sang chiến thuyền Tống. Lưu Phúc mời hai người vào trong. Phân ngôi chủ khách xong, Thủ-Huy nói : - Tống triều gửi sứ sang Đại-Việt xin Gia-thụy hoàng đế gửi võ tướng cùng võ sĩ sang trợ chiến, chống bọn Nữ-chân. Cho nên chúng tôi với đội võ sĩ Long-biên... Nghe Thủ-Huy nói, Lưu Vĩnh vừa kinh ngạc, vừa vui mừng : - À ! Tiểu tướng biết rồi. Vì vậy Gia-thụy hoàng đế gửi phò mã với đội võ sĩ Long-biên sang Trung-nguyên. Không biết tiểu tướng đoán có đúng không ? - Lưu đô đốc thông tuệ khác thường. - Tiểu tướng chưa biết gì về vụ này cả. Tiểu tướng xin thỉnh phò mã, công chúa, cùng các võ sĩ vào trong căn cứ thủy quân. Tiểu tướng sẽ thông báo cho quan An-vũ sứ Quảng-Nam lộ. Ghi chú của thuật giả: Thời bấy giờ vùng cực Nam của lãnh thổ Tống gồm ba tỉnh Quảng-Đông, Quảng-Tây, Hồ-Nam ngày nay. Tất cả gọi chung là Quảng-Nam lộ. Viên quan lớn nhất là An-phủ sứ coi cả hành chánh, lẫn quân sự. Dưới An-phủ sứ, có hai viên phó. Viên coi về hành chánh là Chuyển-vận sứ, viên coi về quân sự là Đô-giám tuần kiểm. Lãnh thổ này, chia ra làm nhiều khu vực khác nhau : Quảng-Đông Nam lộ tức tỉnh Quảng-Đông, Quảng-Tây Nam lộ tức Quảng-Tây, Quế-châu tức tỉnh Hồ-Nam ngày nay. Mỗi vùng có một Tuyên-vũ sứ cai trị. Trong vùng, tùy theo rộng lớn, lại chia ra thành nhiều quận, huyện. Thủ-Huy Đoan-Nghi cùng đội võ sĩ Long-biên neo thuyền tại Quảng-châu, thủ phủ của Quảng-Đông Nam lộ. Ban ngày các võ sĩ được lên bờ mua sắm, dạo chơi. Ban đêm họ lại trở về thuyền. Cứ mỗi chiều, Thủ-Huy Đoan-Nghi lại họp các võ sĩ lại để dậy họ nói tiếng Hoa, giảng cho họ biết về lịch sử, văn minh, phong tục Trung-quốc. Nhưng họ là những võ sĩ trẻ, đầy khí lực, khi ở trong nước thì ngày ngày phi ngựa, bắn cung ôn tập. Bây giờ họ bị giam lỏng dưới thuyền, phải xa quê hương, gia đình...họ luôn buông lời bất mãn. Theo lời yêu cầu của Tuyên-vũ sứ Quảng-châu rằng để tránh tai mắt tế tác Kim, Tây-hạ, cũng như để các võ sĩ Long-biên không bị dân Tống kỳ thị ; y xin Thủ-Huy cho mọi người mặc y phục như dân Tống. Thủ-Huy thấy đề nghị đó dường như muốn làm nhục mình. Công không chấp thuận. Tuyên-vũ sứ cũng đành buông xuôi. Thời gian êm đềm trôi qua, thoáng một cái, mùa hè đã tới, mà cũng không có tin tức gì của Tống triều. Tuy hằng ngày Thủ-Huy vẫn luyện võ cho đội võ sĩ Long-biên, để giết thời giờ, nhưng các võ sĩ vẫn bất mãn. Họ công khai than với Thủ-Huy. Thủ-Huy than với Đoan-Nghi : - Em ạ ! Anh không muốn trở thành một thằng ngu trung. Sức chịu đựng của anh chỉ có giới hạn. Em thử nghĩ xem ! Chúng mình đang đường đường ngồi tọa trấn Bắc-cương, bọn quan lại Nam-thùy của Tống nghe danh đã run sợ. Bây giờ triều đình biến chúng mình thành những tên tù giam lỏng, hằng ngày phải lĩnh lương thực của bọn Tống cung cấp. Nhục đến thế là cùng. Chúng ta phải thoát ra khỏi tình trạng này. Công không kiềm chế được nữa : - Vật cùng tắc phản, uốn quá hóa cong. Đất nước là của trăm họ. Sự nghiệp là của vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng để lại. Các vị tiên đế bản triều bỏ ra biết bao tâm huyết xây dựng. Thế mà Chiêu-Hiếu thái hậu vì tình cốt nhục để cho Anh-Vũ phá nát. Rồi Cảm-Thánh vì tham dâm mà gây cho trăm họ căm hận đến xương, đến tủy. Bây giờ đến con mụ Đỗ Thụy-Châu. Đã tới lúc chúng ta phải gạt bỏ cái gì là phò mã, là công chúa, rút gươm thế thiên hành đạo. Đoan-Nghi an ủi chồng : - Bây giờ là lúc thanh bình, tại Nam-thùy Tống không có hệ thống ngựa trạm. Ta đến đây, Tuyên-vũ sứ báo về cho viên trấn thủ ở Quế-châu mất hơn tháng. An-vũ sứ Quảng-Nam lộ báo về triều mất hơn tháng. Rồi triều đình con rùa nghị sự, ban chỉ cũng hơn tháng. Cuối cùng sứ đem chỉ đến ta hơn tháng nữa. Tính chung cần tới bốn tháng. Ta cứ chờ xem.Từ hôm sang đây đến giờ, chúng ta chỉ dùng chim ưng liên lạc với gia đình. Mà gia đình mình thì tuyệt đối bưng tai, nhắm mắt không biết gì đến việc triều đình. Vậy ta thử dùng chim ưng liên lạc với Tô Trung-Từ, Phùng Tá-Chu xem sao, rồi hãy hành động. Thủ-Huy viết thư, kể rõ tình trạng công với Đoan-Nghi, rồi sai chim ưng mang đi liền. Chim ưng đi đã mười ngày, mà không có hồi âm. Thủ-Huy càng nóng nảy. Rồi hơn tháng sau, Tử-Kim trình lên Thủ-Huy một phong thư, do chim ưng mang từ Đại-Việt sang. Thủ-Huy mở ra xem, thì là thư của Phùng Tá-Chu Kim-Ngân. Công trao vào tay Thúy-Thúy, để nàng đọc cho Đoan-Nghi cùng nghe : « Trước hết là tin nhà. Tất cả đều mạnh khỏe, vô sự. Trong mùa Xuân vừa qua, số ruộng đất khai hoang thêm được năm vạn mẫu. Dân chúng các nơi kéo về lập nghiệp tăng hơn mười vạn người. Uy tín, đạo đức của bố-mẹ, anh chị Lý lên quá cao. Trong triều, bọn họ Đỗ tuy có hơi sợ, nhưng chúng dư biết rằng ngoài cái việc lo cho dân chúng no ấm, thì anh Lý không cần biết đến bất cứ vấn đề gì. Vì dân chúng no đủ, không có nạn người dân bị cường hào ức hiếp, nên trong vùng ảnh hưởng của anh chị Lý, tuyệt không xẩy ra một vụ trộm cắp nào. Triều đình cho rút tất cả binh địa phương, thủy đội ở vùng Trường-yên, Thiên-trường đi nơi khác. Cho nên suốt một giải Thiên-trường cho tới Trường-yên, vấn đề an ninh, do nhà ta điều động tráng đinh tự lo lấy. Về việc trều đình gửi đội võ sĩ Long-biên theo anh chị, không phải là thiện ý với Tống đâu, mà vì sợ anh chị đấy thôi. Khi Đỗ An-Di đã ép nhà vua ban chỉ tống anh chị đi, nhờ Kim giết dùm. Y lo nghĩ, biết đâu trong lúc cùng đường anh chị không tìm cách giết Thái-hậu với y ? Nếu anh chịù ra tay thì sẽ dùng đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn. Nhưng đội Côi-sơn chỉ giỏi thủy chiến, y không để tâm. Y chỉ sợ có đội Long-biên mà thôi. Đã có người bàn với y nên giải tán đội này. Ngặt vì các võ sĩ võ sĩ Long-biên đều là đệ tử Đông-a, khi giải tán, thì họ về Thiên-trường sống. Mà Thiên-trường cách Thăng-long có một giờ sức ngựa. Khi anh chị ra tay thình lình, thì y trở tay không kịp. Thế là y tống họ đi cùng với anh chị để mượn tay Kim giết dùm. Bây giờ tới tin trong triều. Gia-thụy hoàng đế bị thái hậu với Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích lấn đến không còn một quyền hành gì. Thái-phó Lý Kính-Tu phản đối, thì họ lờ đi, coi như không. Hai vương Kiến-Khang, Kiến-Bình được đưa về triều, sống như những anh nhà giầu, ngay cả việc thiết triều, họ cũng không cho mời. Về việc anh chị đang là người cầm quyền nghiêng nước, tọa trấn Bắc-cương phòng Tống, kết thân với Kim ; chúng biến anh chị thành cống vật dâng cho Tống, đánh lại Kim là mưu của Đỗ An-Di với Thụy-Châu. Nghe đâu chúng định làm chuyện đại nghịch. Trước hết chúng gửi sứ sang Tống, xin phong cho An-Di làm An-Nam quốc vương, rồi phế Gia-thụy hoàng đế xuống. Chúng cũng xin với Tống làm thế nào đưa anh chị ra trận, để Kim giết chết cho tuyệt hậu hoạn. Nhưng Tống không tin Đỗ An-Di. Họ cho rằng việc anh chị bị đưa sang làm cống vật là khổ nhục kế của Đỗ, họ nghi rằng Đỗ giả đưa anh chị sang cống Tống, rồi chờ khi Tốngï trao binh quyền cho anh chị, anh chị sẽ trở giáo cùng Kim đánh lại Tống. Trong khi đó Đại-Việt đánh từ Nam lên, thì Tống không còn nữa. Tống nghi thế, nên họ tính mưu : Cứ để anh chị nằm dài ở Quảng-châu, nhàn cư vi bất thiện. Một mặt phong cho An-Di làm An-Nam quốc vương để An-Di cướp ngôi vua. Bấy giờ anh chị quá uất ức, sẽ trở về Đại-Việt đem quân trung hưng Lý triều. Thế là Đại-Việt có nội chiến, tinh lực mất hết. Tống không lo mặt Nam thùy nữa. Tất cả tin tức này, ông nội biết hết. Người lệnh cho chư đệ tử tọa thủ bàng quan, mặc họ Đỗ, họ Lý tranh dành nhau. Nhược bằng kẻ nào hại dân, hại nước, thì sẽ thế thiên hành đạo. Đấy tin nhà chỉ có vậy, tình dân, thế nước như thế đấy. Chúng em báo cho anh chị biết ». Thủ-Huy hỏi Đoan-Nghi : - Chúng ta phải làm gì ? Nếu chúng ta chậm trễ thì khi Đỗ An-Di cướp ngôi rồi, e cả nhà Long-Ích, Long-Trát, Long-Tường bị giết đã đành, mà cho đến tính mệnh của toàn thể họ Lý và gia thuộc e cũng khó toàn. - Khó quá ! Đoan-Nghi than : - Hiện Thiên-tử binh, Ngưu- binh, Kị-binh, Thủy-binh bị giải tán hết hồi. Nếu như An-Di thoán vị, thì ta đâu còn lực lượng mang về tru diệt chúng ? Ví như những hiệu binh kia có còn chăng nữa, thì chúng ta ra lệnh, họ cũng không nghe theo kia mà ? - Việc này không khó. Tại sao chúng ta không làm như Ưng-sơn song hiệp, Mộc-tồn vọng thê hòa thượng, Côi-sơn song ưng ? Kìa, Đỗ Anh-Vũ uy quyền biết bao, mà Côi-sơn song ưng chỉ làm một mẻ là diệt hết bọn chúng ? - Vậy ta chỉ cần giết hai tên Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích cũng đủ. - Đầu giây mối nhợ là con mụ Đỗ Thụy-Châu. Phải giết con mụ này với cả nhà hai tên Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích. Đoan-Nghi gắt lên : - Anh nói như vậy thì còn đạo lý nào nữa ? Anh là phò mã, mà anh định giết Thái-hậu ư ? Thái-hậu là quốc mẫu, là người tiên đế sủng ái, mà anh định giết ư ? Thủ-Huy nổi cộc : - Thôi ! Anh không muốn bàn đến chuyện này nữa. Anh buông hết ! Buông hết. Khi vợ muốn cướp sự nghiệp của nhà chồng cho anh mình. Khi mẹ muốn phế ngôi con, muốn giết con, thì anh chả tội gì mà lăn mình vào chỗ hôi tanh. Ngày mai anh sẽ dâng biểu về cho Chiêu-thiên Chí-lý thái hậu, xin tôn Đỗ An-Di lên ngôi vua. Thấy Thủ-Huy nổi cộc, dỗi ra, Đoan-Nghi mở to mắt nhìn chồng, không nói, không rằng. Khi thư tới, Thủ-Huy không trao cho Đoan-Nghi đọc, mà trao cho Thúy-Thúy ; nàng linh cảm thấy vợ chồng chủ nhân đã có cái gì bất hòa cực lớn ở trong rồi. Cái bất hòa đó là : Đoan-Nghi thì muốn Thủ-Huy giữ phận trung thần, phận một phò mã cúi đầu tuân phục cái triều đình thối tha kia. Ngược lại Thủ-Huy quá uất ức, vì những công lao của nhà mình, của mình hơn chục năm qua, nay trở thành một tuồng hư ảo. Lại còn bị con mụ đàn bà tham dâm đưa vào đường cùng. Công muốn làm một cái gì mà vợ không cho. Bất giác Thúy-Thúy đưa mắt nhìn Thủ-Huy, Đoan-Nghi : Hai người im lặng cùng mở to mắt nhìn nhau, mà không ai nói một câu gì. Để phá tan cái không khí lạnh lẽo đó, nàng bàn : - Cái thế của chủ nhân bây giờ là : Về thì vi chỉ, Đỗ Thái-hậu có thẻ căn cứ vào đó mà hại chủ nhân. Còn cứ nằm chờ mãi, thì chẳng hóa ra ở tù sao ? Tiểu tỳ nghĩ : Trong khoảng trời đất mênh mông này, thiếu gì chỗ cho chúng ta trú chân ? Chủ nhân đã thân quen với Kim, với Mông-cổ, chủ nhân còn chờ gì mà không làm một chuyến du ngoạn hai xứ này ? Thủ-Huy như tỉnh ngộ : - Ừ nhỉ ! Đoan-Nghi ! Chúng ta hãy bỏ Quảng-châu, sang Kim thăm các bạn cũ một chuyến. Đoan-Nghi biết rằng mình bỏ đi như thế này, thì bọn Đỗ An-Di có thể lấy cớ rằng mình bất tuân chỉ, mà bắt Gia-thụy hoàng đế ban chỉ xóa tên mình trong sổ Ngocï-diệp. Nhưng, đứng trước cái uất hận của Thủ-Huy, mà nàng không chịu cho chồng thoát cảnh cá chậu chim lồng, không chừng chàng sẽ bỏ Quảng-châu, về Đại-Việt kéo quân làm loạn, thì tai vạ sẽ không biết đâu mà lường. Vì vậy Đoan-Nghi phải tùng quyền : - Thôi thì trong khoảng trời đất mênh mông này, ở đâu có thể cho chúng ta trú chân, thì chúng ta tới. Nhưng... - Nhưng gì ? - Em sợ chúng mình đi như thế này, e họ Đỗ sẽ mưu cướp ngôi thì nguy lắm. - Vì vậy chúng ta mới phải giết con điếm già Đỗ Thụy-Châu với tên hủi Đỗ An-Di, tên đĩ đực Mạc Hiển-Tích. Nhưng em không cho. Nghe chồng nói tục, Đoan-Nghi phát cáu, nàng nói lớn : - Em muốn từ nay anh bỏ cái ngôn từ khinh bạc, dùng lời lẽ thô tục với Thái-hậu đi, và đừng bao giờ nghĩ đến việc giết Thái-hậu nữa ! - Thái-hậu ! Bụt ngồi trên tòa, gà nào dám mổ mắt ? Đây tự y thị bỏ cái ngôi vị cao quý, làm đĩ không tiền, để... để ... với thằng hủi Mạc Hiển-Tích, khắp bàn dân thiên hạ đều muốn băm vằm y thị ra như băm chả. Thủ-Huy, Đoan-Nghi nhìn nhau không nói, cả hai biết rằng, nên dừng lại ở đây, bằng không thì tình vợ chồng khó toàn. - Thưa chủ nhân. Thúy-Thúy bàn : - Tiểu tỳ nghĩ họ Đỗ không thể nảy lòng hươu dạ vượn, nếu như võ lâm Đại-Việt biết âm mưu của họ... Đoan-Nghi nắm tay Thúy-Thúy : - Cảm ơn tỷ tỷ. Vậy thì thế này. Bây giờ ta viết thư, sai chim ưng mang về cho Tá-Chu Kim-Ngân, Trung-Từ Bảo-Bảo, nhờ họ sai đệ tử đi khắp nơi phao tin họ Đỗ mưu phản. Như vậy võ lâm sẽ hội nhau luận bàn. Anh em họ Đỗ bị động, mà bỏ ý định. Trần Tử-Kim chỉ Thủ-Huy : - Sư tỷ ơi ! Làm thế, lỡ ra một đệ tử sơ hở, có thể bị bắt điều tra, e Tá-Chu, Trung-Từ sẽ gặp nguy hiểm. Em nghĩ, tại sao sư huynh không làm một tờ cáo tri, nhân danh Côi-sơn song ưng, âm thầm sai người về dán ở các cổng thành Thăng-long, Văn-miếu, Chiêu-thiền tự, đền thờ vua Trưng. Đỗ thái hậu, Đỗ thái sư, gan có lớn bằng trời cũng không dám làm phản nữa. Thúy-Thúy reo : - Kế này hay thực. Côi-sơn song ưng là sư thúc của chủ nhân, người lại cực kỳ sủng ái chủ nhân. Chủ nhân làm việc này, nếu như người có biết, thì sẽ vui lòng lắm, bởi người đã truyền ngôi Côi-sơn song ưng cho chủ nhân rồi. Trước đây sư tỷ Kim-Ngân từng nhân danh người nhiều lần. Thấy Đoan-Nghi trì nghi, Thủ-Huy biết cô vợ mình không muốn chính tay viết tờ cáo tri kể những xấu xa của Đỗ thái hậu, cũng như triều đình. Công nói với Thúy-Thúy : - Tỷ-tỷ có thể viết cho tôi tờ cáo tri không ? - Tiểu tỳ xin tuân lệnh chủ nhân. Đoan-Nghi cau mày tỏ vẻ khó chịu, nhưng phải chấp nhận. Thúy-Thúy lùi ra khoang thuyền phía sau. Không đầy hai khắc nàng trở lại, trình cho Thủ-Huy một tờ giấy. Thủ-Huy cầm lấy đọc : Côi-sơn song ưng cáo tri với Quốc-dân và võ lâm Đại-Việt. Bảo vệ đất tổ, thế thiên hành đạo, tru diệt kẻ ác là nhiệm vụ chính của người học võ. Kể từ khi vua Anh-tông băng, tiếp theo, Thái-sư Tô Hiến-Thành hoăng, phò mã Thái-úy Trần Thủ-Huy, với công chúa Đoan-Nghi quy ẩn... Ấu quân không chủ trương được việc lớn, nên đã xẩy ra biết bao nhiêu điều, làm thế nước chênh vênh, tình dân chán nản. Trước tiên. Trong cung, Đỗ hậu thông dâm với tên gian thần Mạc Hiển-Tích, ban cho y quyền cao chức trọng. Y ra vào cấm cung, tự ý ra lệnh cho cung nga, thái giám, không còn coi luật pháp, kỷ cương ra gì. Than ôi, trải lịch đại mấy ngàn năm của Đại-Việt ta, có bao giờ hậu cung lại ô uế như vậy đâu ? Có bao giờ một mẫu nghi thiên hạ lại công khai dâm loạn với gian thần như vậy đâu ? Thứ nhì, Kiến-Khang vương, Kiến-Bình vương, đều là những bậc tài trí hơn đời, văn mô vũ lược, mà Đỗ hậu không trao cho một chút quyền hành. Quyền hành đều nằm trong tay anh của y thị là Đỗ An-Di, và người tình là Mạc Hiển-Tích. Trong triều, ngoài trấn, không có một thân vương, quốc thích nào được nắm quyền. Bao nhiêu quyền đều nằm trong tay họ Đỗ, họ Mạc. Hỏi rằng cổ, kim, dù Hoa, dù Việt, có bao triều đại nào như vậy không ? Thứ ba, tên Đỗ An-Di, anh ruột của Đỗ hậu, thu cả quyền hành Tam-công vào tay. Y sai chân tay giả làm giặc cướp, giết Bảo-Quốc đại vương, cùng toàn thể gia thuộc đến mấy trăm người. Thảm khốc nhất là bẩy người con của vương. Tuổi thơ nào có tội tình gì ? Tất cả đều là những giọt máu của các vị tiên đế. Trời sầu đất thảm. Núi khóc, sông rên. Võ lâm căm hờn. Sĩ dân nghiến răng nuốt hận. Thứ tư, gần đây Đỗ hậu, An-Di, mưu thoán đoạt, sai sứ sang Tống cầu phong. Tống triều ra ba điều kiện. Một là phải giải tán Thiên-tử binh, Ngưu-binh, Kị-binh, Thủy-binh. Hai là phải bỏ quốc hiệu, niên hiệu, lùi lại làm An-Nam quốc vương. Ba là phải chịu binh dịch. Ba điều này có khác gì Đại-Việt bị lệ thuộc, thành quận huyện của Tống rồi không ? Hỡi ơi ! Kể từ khi đức Thái-tổ dựng nghiệp rồng, trải qua sáu vị tiên đế, khi thịnh, lúc suy, tuy có khác nhau, nhưng Đại-Việt ta vẫn Nam-phương một cõi. Có bao giờ phải nhục như bây giờ đâu ? Nay ta cáo tri với võ lâm, sĩ dân, chỉ rõ lòng hươu dạ vượn của Đỗ hậu, của An-Di, của Hiển-Tích. Xin tất cả mài gươm, vót tên chờ sẵn, phòng khi bọn Đỗ, bọn Mạc dâng nước cho Tống, còn trở tay kịp. Ta cũng lệnh cho Đỗ Thụy-Châu, Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích phải thi hành ngay ba điều : - Một là Đỗ thị phải lui về chốn hậu cung, không được tham dự vào việc triều chính. - Hai là Đỗ An-Di phải trao binh quyền cho người có tài. Trao quyền phụ tá Gia-thụy hoàng đế cho Thái-phó Lý Kính-Tu. Trao đại quyền cho Kiến-Khang vương, Kiến-Bình vương. - Ba là, lập tức tâu Gia-thụy hoàng đế trở lại với quốc danh Đại-Việt, niên hiệu một hoàng đế, và bỏ cái việc sang Tống cầu phong. Nếu như trong ba tháng, những điều trên chưa thi hành, ta sẽ giết tận số họ Đỗ, họ Mạc, cho đến trâu bò, chó mèo, gà vịt cũng không tha. Niên hiệu Thiên-tư Gia-thụy tháng sáu, ngày vọng. Côi-sơn song ưng. Thủ-Huy sai sao làm mười bản, rồi viết một lá thư , niêm phong cẩn thận, trao cho Trần Tử-Kim : - Đây là bức thư ta viết cho Phùng sư huynh căn dặn những việc phải làm. Sư đệ chọn mười võ sĩ thân tín, lấy một thuyền, về Đồn-sơn. Tới Đồn-sơn gặp sư huynh Phùng Tá-Chu, xin một lệnh bài, lại hỏi mượn một dân thuyền. Sau đó âm thầm về Thăng-long, dán lên năm cửa thành, Văn-miếu, chùa Chiêu-thiền, chùa Một-cột, đền thờ Linh-Nhân hoàng thái hậu, đền thờ vua Trưng. Công việc hoàn thành, lập tức trở lại Đồn-sơn, rồi sang đây. Từ trước đến giờ, bất cứ quyết định việc gì, Thủ-Huy cũng bàn với Đoan-Nghi. Đây là lần đầu tiên công nghe lời bàn của Thúy-Thúy, Tử-Kim, rồi tự ý hành sự, mà coi như không có Đoan-Nghi. Trong lòng cô công chúa này nảy ra niềm chua chát : - Cũng chỉ vì triều đình Tiêu-sơn nhà ta phụ Thủ-Huy, phụ gia đình Thủ-Huy, mà ra nông nỗi. Con dun đạp mãi cái đầu phải quằn. Con chó, con mèo tuy phục tùng chủ, nhưng khi chủ đánh đập, dồn nó vào đường cùng, thì nó cũng phải cắn lại. Nhưng là người cực kỳ thông minh, nàng lại nghĩ : - Từ ngày gặp nhau, ông chồng luôn sủng ái mình, bất cứ viết thư cho ai, cũng đưa cho mình đọc. Thế mà bây giờ viết thư cho Tá-Chu Kim-Ngân lại không cần biết đến mình là tại sao ? Biết đâu thư đó không gửi cho Tá-Chu Kim-Ngân mà gửi cho anh Trần Lý, hoặc Trung-Từ Bảo-Bảo cũng nên ? Biết đâu thư đó, không sai bộ hạ cũ giết Thái-hậu ? Ái chà ! Ông chồng mình mang trong người giòng máu của họ Trần, tiêu dao tự tại, hành động tự ý không cần biết đến luật pháp đã quen. Việc giết Thái-hậu có thể xẩy ra lắm. Làm sao bây giờ ? Thế rồi hai vợ chồng sống trong cái không khí dằn vặt, căng thẳng suốt hai tháng trời. Hôm ấy, vào buổi chiều thì Tử-Kim từ Đại-Việt qua. Thủ-Huy gọi y sang con thuyền Thiên-ưng, để nghe trình bầy tin tức. Vừa an tọa, Thủ-Huy đã hỏi : - Công việc ra sao ? Tử-Kim thuật : « Đệ cùng mười anh em về tới Thăng-long vào buổi chiều. Ngay đêm hôm đó thì thi hành kế hoạch. Các bản cáo tri được dán lên những nơi đã định. Hôm sau anh em đệ len lỏi vào kinh thành nghe ngóng tin tức, thì các cửa thành đóng kín, thị vệ, cấm quân đi lại canh phòng nghiêm mật. Dân chúng tụ nhau bàn tán xôn xao. Rồi thấy quân sĩ di chuyển. Dân chúng hoang mang không hiểu những gì đã xẩy ra. Hai hôm sau, cửa thành mở rộng, loa tại các phường, các làng rao cho dân chúng biết : Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích làm phản, đã bị dẹp. Bè đảng, gia thuộc của chúng bị Côi-sơn song ưng giết sạch. Nghe tin này, biết rằng dù đệ xuất hiện, bị triều đình biết cũng không sao. Đệ tìm đến chỗ đóng quân của đội võ sĩ Côi-sơn. Sư huynh Phan Lân cho đệ biết sự việc xẩy ra như sau : Ba ngày trước, khi dân chúng đọc các bản cáo tri của Côi-sơn song ưng, cả kinh thành rúng động. Đỗ Thái-hậu, Hoàng-thượng, Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích đều táng đởm kinh hồn. Hoàng-thượng gạn hỏi Đỗ thái hậu về việc cầu Tống phong cho An-Di làm An-Nam quốc vương. Thái hậu mắng Hoàng-thượng như tát nước vào mặt. Thái-hậu tuyên triệu Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích vào cấm cung nghị sự. Hai người đưa ra đề nghị : - Việc đã như thế này, thì ta có chối cũng vô ích. Bây giờ Thái-hậu tuyên chỉ triệu hồi các quan vào Hoàng-thành, nói rằng để tìm cách đối phó với vụ Côi-sơn song ưng phạm tội đại bất kính, vu cáo. Khi các quan hiện diện đầy đủ, Thái - hậu tuyên bố nhà vua không xuất ra từ Thái-hậu, mà là con của Tuyên-phi Từ Thụy-Hương. Vì vậy Thái-hậu truất phế nhà vua, tôn Thái-sư lên ngôi. Thái-hậu đồng ý, người ban chỉ giam Hoàng-thượng, Đàm nguyên phi vào cung Long-thụy, trao cho bà Đào Như-Như, tổng lĩnh cung nga canh phòng, rồi cùng An-Di, Hiển-Tích họp các quan. Bà Đào Như-Như cùng một số cung nga thân tín phò Hoàng-thượng, Đàm nguyên phi, theo đường hầm trốn khỏi Hoàng-thành, đến ẩn tại dinh của Kiến-Bình vương. Bà Đào Như Như hành sự quá bí mật, Thái-hậu không biết gì, người vẫn ra lệnh họp các quan khẩn cấp. Các quan đều tề tựu đủ. Hai vương Kiến-Khang, Kiến-Bình không đươc mời. Vắng mặt Thái-bảo Đàm Thì-Phụng. Thái- hậu tuyên chỉ rằng : Hoàng-thượng nguyên không phải xuất ra từ Thái- hậu. Hoàng-thượng là con của một nữ gian tế Tống là Từ Thụy-Hương với phản tặc, dâm tặc là... » - Là ai ? Đoan-Nghi hỏi : - Không lẽ là Hiển-Tích ? Tủ-Kim chỉ vào Thủ-Huy : - Là sư huynh ! Đoan-Nghi, Thủ-Huy, Thúy-Thúy cùng bật lên tiếng ái chà chà. Thủ-Kim tiếp : « Thái-hậu còn kể ra : Nào nữ gian tế này là người phái Hoa-sơn, quản lĩnh ngọn núi Mao-nữ. Không những y thị gian dâm với dâm tặc, phản tặc Trần Thủ-Huy, mà còn gian dâm với nghịch tử Long-Xưởng ». Thủ-Huy cười nhạt, hỏi Đoan-Nghi : - Hà ! Nước đục, bụi trong ! Anh là gian tặc, dâm tặc ! Còn con mụ Đỗ Thụy-Châu là trinh tĩnh, là trong sạch ư ? Mẹ cha nó chứ, y thị mới chính là cái...con lợn động đực ! Tổ bà nó. Từ nay em đừng có dùng cái gọi là Thái- hậu với anh nữa nghe. Mà phải dùng cái tên...con đĩ ngựa, con... con... Tử-Kim biết sư huynh quá giận, chàng thuật tiếp : « Thái-hậu tiếp : Rồi nữ dâm tặc Thụy-Hương mê hoặc tiên đế, mà thành Tuyên-phi. Khi thành Tuyên-phi rồi, mà nữ dâm tặc còn lén lút gian dâm với Long-Xưởng, với dâm tặc Thủ-Huy. Chính vì mẹ là người Tống, nên Hoàng- thượng đã tự ý bỏ quốc danh Đại-Việt mà đổi thành quận An-Nam. Bỏ đế hiệu mà lùi lại làm An-Nam quốc vương, bỏ niên hiệu Thiên-tư Gia-thụy mà dùng niên hiệu Thuần-Hy của Tống. Nhục nhã hơn nữa, Hoàng-thượng còn phải cúi đầu chịu binh dịch với Tống, nào gửi lương thực, lừa ngựa, nào gửi cha đẻ là dâm tặc Thủ-Huy đem đội võ sĩ Long-biên sang đánh thuê cho Tống. Khi tới Quảng-châu, dâm tặc lại gian dâm với Vân-Đài Vương Thúy-Thúy, mà giết công chúa Đoan-Nghi, quẳng xác xuống biển. Thái-hậu kết luận : Hoàng-thượng có bà ngoại là một ca kỹ, mẹ là gian tế Tống, cha là một phò mã dâm tặc, thì không thể ngồi vào ngôi bảo tộ. Hơn nữa, cơ thể Hoàng-thượng bạc nhược, tư chất đần độn thì sao có thể là một minh quân ? Vì vậy Thái-hậu quyết định phế Hoàng-thượng xuống làm Hôn-đức vương, tôn Thái-sư Đỗ An-Di lên làm vua. Mạc Hiển-Tích đưa tờ biểu tôn An-Di lên ngôi cho các quan ký. Thái-phó Lý Kính-Tu đứng lên phản đối rằng : - Tất cả những lời của Đỗ Thái-hậu đều là bịa đặt. Cái việc bỏ quốc danh, quốc hiệu, niên hiệu, chịu binh dịch là do Thái-hậu với An-Di, Hiển-Tích làm, chứ Hoàng-thượng không biết gì. Lập tức Thái-hậu chỉ vào mặt Lý Thái-phó mắng rằng : - Việc chịu lụy với Tống là do chính thằng giặc già này ép Long-Trát. Thái-phó cũng như muột số các quan nói rằng : - Dù Hoàng-thượng có là con của Trần Thủ-Huy đi, thì khi phế xuống, triều đình còn Kiến-Khang vương, Kiến-Bình vương là hai thân vương tài trí kinh nhân. Tại sao lại tôn Thái-sư lên ngôi vua ? Thái-hậu ban chỉ bắt Lý Thái-phó chém đầu ngay tại chỗ. Bọn quan lại thuộc phe họ Đỗ, họ Mạc cùng ký vào biểu tôn An-Di lên ngôi, các đại thần trung lương còn đang lưỡng lự.... Giữa lúc đó gia tướng của Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích vào báo: Côi-sơn song ưng đem người đến tấn công dinh Thái-sư, Thiếu-sư ; giết bố, mẹ, vợ, con, gia thuộc cắt đầu đem đi. Họ cũng giết luôn cả trâu bò, lừa ngựa, gà vịt, rồi châm lửa đốt dinh. An-Di, Hiển-Tích kinh hoàng hỏi : - Thế các đội thị vệ canh gác dinh đâu, mà để cho ác nhân hành sự dễ dàng như vậy ? - Thưa, sáng nay, khi hai lão gia vào triều, thì có lệnh Khu-mật viện điều động hai đội thị vệ đi Kinh-bắc. Đến đó thì thị vệ vào tâu : - Có ba chiếc xe, mỗi xe do hai trâu kéo. Trên các xe đều dựng một cái nơm. Xung quanh nơm treo tua tủa đầu người. Nóc nơm có lá cờ vẽ hình hai con chim ưng bay qua ngọn núi. Xe không người điều khiển, khi đến cửa Hoàng-thành thì ngừng lại. Các quan cùng bật lên tiếng kêu : - Côi sơn song ưng. Thái-hậu, An-Di, Hiển-Tích cùng chạy ra quan sát. Bất giác ba người kêu thét lên. Vì những đầu người trên hai xe là bố, mẹ, vợ con, gia thuộc của An-Di, Hiển-Tích. Đến đó thì Kiến-Khang, Kiến-Bình vương cùng tướng quân Đàm Thì-Phụng phò Hoàng-thượng, đem thân binh, gia tướng tới bao vây Hoàng-thành. Bọn thị vệ của Hiển-Tích, An-Di buông vũ khí đầu hàng. Mặc dù Thái-hậu la hét, hai vương bắt Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích cùng gian đảng chém ngay tại đương trường ». Đoan-Nghi thở dài nhẹ nhõm : - Thế còn Thái-hậu ? Thủ-Huy nói gằn từng tiếng : - Không phải Thái-hậu, mà là con điếm già, con chồn hôi, con đĩ ngựa, con chó dái, con...thối tha ! Đoan-Nghi cau mặt, nhìn chồng trừng trừng. Tử-Kim trả lời : - Hoàng thượng vẫn để Thái-hậu tại vị. - Em thấy không ? Thủ-Huy hỏi Đoan-Nghi : - Trước kia Long-Xưởng cứ phao rằng Long-Trát là con của Thụy-Hương với Hiển-Tích. Anh thì anh thấy Long-Trát giống phụ hoàng như đúc thì rõ ràng Long-Trát là giọt máu của phụ hoàng. Bây giờ trắng đen rõ rệt, nếu như Long-Trát là con của Hiển-Tích, thì đời nào y lại phế con mình xuống, mà tôn An-Di lên ngôi ? Còn như phe Đỗ An-Di cứ bảo rằng Long-Trát là con của Đỗ Thụy-Châu. Anh thì anh bảo y là con của Thụy-Hương. Bây giờ chính miệng Thụy-Châu khai ra rằng Long-Trát là con Thụy-Hương, thì còn sai thế nào được ? Đoan-Nghi hỏi Tử-Kim : - Sau khi giết phe đảng họ Đỗ, họ Mạc rồi, việc triều chính ra sao ? - Hoàng-thượng thiết triều. Trước hết truy vương tước cho Thái-phó Lý Kính-Tu, ban thụy là Trung-mẫn. Phong Ngô Lý-Tín làm Kiểm-hiệu Thái-sư, Thượng-thư tả bộc xạ, lĩnh Chiêu-văn quan đại học sĩ, giám tu quốc sử, Hồng-châu quốc công. - Được ! Thủ-Huy khen : - Phong cho Ngô chức văn, không kiêm chức võ, cũng không được ngó tới Khu-mật viện. Như vậy y chỉ có cái công việc cầm bút thôi. Tiếp ! - Phong Đỗ Kính-Tu làm Dao-thụ Thái-phó, Thượng- thư hữu bộc xạ, Cần-chính điện đại học sĩ, Đăng-châu quốc công. - Được ! Tiếp ! - Phong Kiến-Khang vương làm Phụ-quốc Thái-úy, Thượng-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Phụ-quốc đại tướng quân, Uy-viễn đại học sĩ. - Được lắm ! - Phong Kiến-Bình vương làm Đặc-tiến thái bảo, Tả Kim-ngô đại tướng quân, Long-thành tiết độ sứ, Tổng trấn Thăng-long. Quản Khu-mật viện. - Hà ! Có thế chứ. Tiếp ! - Phong Đàm Dĩ-Mông làm Dao-thụ thiếu-bảo, Khu-mật viện sứ, Long-nhương đại tướng quân, lĩnh Binh-bộ thượng thư, tước Nhai-sơn hầu. - Cái thằng bị thịt này mà làm Binh-bộ thượng thư thì sao cho binh tướng nể vì ? Thôi cho qua. Tiếp ! - Phong Đàm Thì-Phụng làm Thái-tử thái phó, Hổ-nha thượng tướng quân, Thống-lĩnh cấm quân, thị vệ, Đăng-châu hầu. - Được ! Bố vợ mà chỉ được tước hầu thôi ư ? Còn Phùng Tá-Chu, Tăng Khoa ? - Chức tước hai người vẫn giữ nguyên. - Có gì khác lạ nữa không ? - Khi đệ lên đường sang đây, thì có tin triều đình sai sứ ra Đồn-sơn nhờ sư huynh Phùng Tá-Chu gửi thư cho sư huynh , sư tỷ. Mục đích mời sư huynh, sư tỷ về để tái lập Thiên-tử binh, Kị-binh, Ngưu-binh. Nhưng khi đệ đang trên đường sang Quảng-châu, thì chim ưng lại đem đến một bức thư của đại sư bá, để chuyển cho sư huynh. Nói rồi Tử-Kim móc trong bọc ra một cái ống tre trao cho Thủ-Huy. Thủ-Huy cung cung, kính kính, sửa y phục ngay ngắn, rồi mở ra đọc. Bất giác Thủ-Huy ngẩn người ra, vì thư chỉ có mấy giòng : « Cả nhà vẫn mạnh khỏe, vô sự. Hãy ngao du sơn thủy dăm ba năm. Đừng về lúc này. Về thì chết ». Thủ-Huy hỏi Đoan-Nghi : - Triều đình gọi chúng mình về. Trong khi bố lại bảo đừng về ! Triều đình gọi, mà chúng ta chưa nhận được chiếu chỉ. Trong khi bố dạy thì lại có thư. Vậy anh cứ nghe lời bố dạy cho đến khi nào nhận được chỉ dụ. Vả khi con điếm Đỗ Thụy-Châu còn đó, thì anh vẫn là tên dâm tặc, vẫn là tên phản tặc, anh không về đâu. Họ Lý nhà em phụ anh quá nhiều rồi. Anh đã ê chề, đã chán ngấy rồi. Hỡi ơi ! Tài trí có thừa, đem hết tâm huyết ra giúp người, mà bị người đạp lên, đạp xuống tủi nhục bao phen ! Anh đành theo gương Đào Tiềm, bỏ công danh, lên sa mạc phi ngựa, săn thú. Đại trượng phu bốn bể là nhà ! Nếu em tuân chỉ thì em về. Nhất định anh không về đâu. Đoan-Nghi chép miệng : - Thôi thì em đành theo anh. Khi nào nhận được chỉ dụ sẽ hay. Suy nghĩ một lúc, nàng hỏi Thủ-Huy : - Em hỏi anh một câu, anh có thể nói thực cho em nghe được không ? - Em cứ hỏi ! - Có phải bức thư anh viết, gửi Tử-Kim mang về là viết cho Tá-Chu Kim-Ngân, Trung-Từ Bảo-Bảo, sai bốn người này giả danh Côi-sơn song ưng giết cả nhà Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích không ? Thủ-Huy cười khổ sở : - Em là vợ anh trên dưới mười năm, mà em không hiểu anh tý nào cả. Nếu anh sai bốn người đó, thì anh sai họ giết con điếm già Đỗ Thụy-Châu, chứ không giết thằng lưu manh Đỗ An-Di, thằng đĩ đực Mạc Hiển-Tích . Thấy chồng văng tục, Đoan-Nghi đành im lặng. Trong tâm tưởng, nhất định nàng không tin rằng hai tên Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích làm phản. Nàng đoán : Thủ-Huy gửi thư cho Kiến-Khang, Kiến-Bình vương, Trung-Từ Bảo-Bảo, Tá-Chu Kim-Ngân chuẩn bị sẵn, đợi khi Tử-Kim dán cáo tri, rồi thì nhất định hai tên An-Di, Hiển-Tích nhập Hoàng-thành tâu với Đỗ thái hậu . Một mặt bốn người đem thủ hạ bao vây dinh thự Đỗ, Mạc, tàn sát gia thuộc chúng. Một mặt hai vương bí mật theo đường hầm vào Hoàng-thành đón nhà vua ra. Sau đó đem quân tràn vào thành bắt hai tên An-Di, Hiển-Tích cùng phe đảng Đỗ, Mạc đem giết. Tuy đoán thế, nhưng nàng lại nghĩ : - Ông chồng mình vốn thù ghét Đỗ thái hậu đến tận xương tủy. Nếu vụ này do ông ấy sai thủ hạ làm, thì việc đầu tiên là giết Đỗ hậu. Vậy ai làm việc này ? Không lẽ là Côi-sơn song ưng thực ? Từ ngày tới Quảng-châu, trong những lần dạo chơi thành phố, bất cứ Thủ-Huy, Đoan-Nghi đi đâu, hai người cũng mang Thúy-Thúy theo, vì Thúy-Thúy biết nói tiếng Quảng, trong khi hai người chỉ biết nói tiếng Hàng-châu. Hôm ấy, sau một buổi dạo chơi khắp phố phường, ba người lên tửu lầu Nam-thiên ăn chiều. Tửu lầu tọa lạc trên một khu đất trông ra biển. Thúy-Thúy chọn một bàn bên cửa sổ để ba người vừa ăn, vừa nhìn xuống đường. Nàng gọi mấy món thời trân. Trong khi ăn, mặc Đoan-Nghi, Thúy-Thúy nói gì thì nói, còn Thủ-Huy cứ lầm lỳ nhìn ra biển, tưởng nhớ cố hương. Đoan-Nghi luôn tỏ ra lo sợ việc Thủ-Huy sẽ giết Đỗ thái. Còn Thúy-Thúy, nàng chỉ đưa đẩy câu chuyện. Bỗng Thúy-Thúy chấm tay vào chung trà, rồi viết : « Chủ nhân phải cẩn thận. Phía sau chủ nhân có một cặp trai gái giả làm thực khách. Chúng theo dõi ta từ lúc lên bờ đến giờ. Dường như chúng biết tiếng Việt thì phải ». Đoan-Nghi viết : « Ta ăn mau, rồi rời khỏi nơi đây. Nếu chúng theo ta nữa thì ta sẽ bắt chúng lộ hình tích ». Thúy-Thúy gọi tửu bảo tính tiền, rồi ba người xuống lầu. Quả nhiên đôi nam nữ cũng trả tiền, cùng đứng dậy theo sau. Thúy-Thúy nói nhỏ : - Chủ nhân giả bộ quên vật gì, lộn trở lên lầu. Trong khi giao nhau, chủ nhân nhả vào người chúng một ít Hàn-băng nội lực. Như vậy chúng sẽ phải tìm ta, bấy giờ ta muốn vo tròn bóp méo thế nào chúng cũng phải chịu. Nghe Thúy-Thúy bầy kế, thủ-Huy ngừng lại, nói thành tiếng : - Chết ! Mình quên mua con vịt quay đem về ăn tối. Nói rồi công cùng Đoan-Nghi quay lại leo lên lầu. Đoan-Nghi men theo phía trái, Thủ-Huy men theo phía phải cầu thang. Hai người vận Hàn-băng độc ra đầu bàn tay. Khi giao nhau với đôi nam nữ, hai người cố tình vung tay ra. Tay Đoan-Nghi chạm vào tay gã con trai. Tay Thủ-Huy chạm vào tay người cô con gái. Đôi nam nữ nào biết mình sắp xuống Quỷ-môn quan, cả hai thản nhiên xuống lầu. Thủ-Huy lên lầu, hỏi mua con vịt quay. Trả tiền xong, công cùng Đoan-Nghi chạy theo Thúy-Thúy. Nàng đã ra khỏi nhà hàng. Ba người thủng thẳng gọi một xe ngựa, trở về bến thủy quân. Trong khi ngồi trên xe, Thúy-Thúy vẫn nhìn về sau : Đôi nam nữ cũng lên một xe khác, nhưng xe ấy đi về phía trung ương thành phố. Đúng ra với bản tính của Thủ-Huy Đoan-Nghi, thì hai người không bao giờ muốn gây chuyện, cũng như làm cho người khác đau khổ. Nhưng những biến cố của triều đình dồn ép hai người đến đường cùng, nên cả hai mới ra tay nặng với kẻ vô danh như vậy. Tới bến thủy quân, Thúy-Thúy trả tiền gã phu xe, nàng thưởng cho y mười đồng tiền rồi vỗ tay lên vai y : - Anh đánh xe hay thực, xe đi êm như ngồi trên giường vậy. Vào trong khoang thuyền, Đoan-Nghi hỏi Thúy-Thúy : - Tại sao tỷ tỷ lại nhả nội lực Bức-mạch vào người gã phu xe vậy ? Y có tội tình gì đâu ? Thúy-Thúy lắc đầu thở dài : - Chà ! Nguy quá ! - Có gì mà nguy ? - Tiểu tỳ thấy điện hạ thực tinh mắt ! Tiểu tỳ nhả nội lực Bức-mạch vào người gã đánh xe, mà điện hạ nhận ra ngay. Còn gã phu xe, rõ ràng y hại ta, mà điện hạ lại không nhận ra. Hiện chúng ta đang ở trong hang hùm, mà điện hạ thiếu tinh tế như thế thì nguy thực ! - ? ! ? ! ? ! - Khi chúng ta ra khỏi tửu lầu, tiểu tỳ vẫy tay gọi xe. Thể lệ của bọn phu xe là ai đậu đầu bến thì được đón khách, rồi sau đó tới người kế tiếp. Trong khi xe của gã đánh xe ch ta đậu gần cuối hàng, mà y vọt xe ra, không tên phu xe nào dám phản đối. Đó là một điều bất thường . Lúc y ghì cương cho ngựa dừng lại, y chỉ chống có một tay, mà tung người xuống xe nhẹ nhàng ; chứng tỏ nội công y cao thâm vô cùng. Đó là hai điều bất thường. Khi y ra roi cho ngựa chạy, tay y không vung lên, mà chiếc roi co lại, rồi vươn ra như con rắn, thì ràng là chiêu Hạc-công của phái Không-động. Đó là ba điều bất thường. Nghe Thúy-Thúy phân giải, Thủ-Huy, Đoan-Nghi toát mồ hôi ra, vì sơ tâm. Thủ-Huy vội gọi Trần Tử-Kim sang con thuyền Thiên-ưng, thuật cho Kim nghe hết mọi sự, rồi ra lệnh : - Chúng ta đang đối diện với một thế lực nào đó. Có thể họ là quan quân nhà Tống. Có thể họ là võ lâm Trung-nguyên. Dù muốn, dù không, đêm nay vợ chồng cái gã theo ta hồi chiều với gã phu xe cũng phải tìm đến chúng ta để xin thuốc giải. Như vậy ta sẽ tìm ra cái thế lực kia. Bây giờ chúng ta hãy nhổ neo ra xa bờ biển, lại phải canh phòng thực cẩn thận, và chờ đợi chúng. Tử-Kim tuân lệnh, truyền cho mười thuyền trưởng với thuyền trưởng Thiên-ưng cùng chèo ra khơi, cách bờ biển khoảng mười dặm, rồi kết các thuyền với nhau thành một hình vuông. Không phải chờ lâu, khoảng đầu canh hai, một chiếc thuyền nhỏ, từ xa xa chèo tới, trên mũi thuyền có một người cầm đèn bão làm hiệu. Thuyền phu vào khoang báo với Thủ-Huy, Tử-Kim. Hai người cùng lên mũi thuyền quan sát. Tử-Kim nhận ra dấu hiệu đèn của con thuyền nhỏ là dấu hiệu của thương thuyền Đại-Việt, ngụ ý : Chúng tôi xin được tương kiến. Thủ-Huy ra lệnh cho thuyền trưởng Thiên-ưng. Thuyền trưởng cũng cầm đèn làm hiệu đáp lại : Cứ đến, chúng tôi đang chờ. Con thuyền nhỏ tới gần con thuyền Thiên-ưng, thì trên mũi thuyền hiện ra ba người. Một người vận nội lực nói lớn bằng tiếng Việt : - Chúng tôi muốn diện kiến Côi-sơn quốc công và công chúa Đoan-Nghi. Thúy-Thúy hỏi : - Xin các vị cho biết đại danh. Một người thân thể hùng vĩ phóng sang một mũi tên. Thúy-Thúy bắt lấy rồi trình cho Thủ-Huy. Thoáng thấy hình thù mũi tên, Thủ-Huy nhận ra đó là mũi tên của người Mông-cổ. Trên mũi tên có khắc hình con sói trong tư thế đang vồ mồi, nhe răng, múa vuốt. Công nói với Đoan-Nghi : - Không phải người Tống, mà là người Mông-cổ. Căn cứ vào mũi tên này, thì đây là một trong Tứ-liệp lang-vương ( Bốn vua sói). Tại sao họ lại có mặt ở đây ? Tại sao họ biết ta đang ở dưới con thuyền này ? Họ đưa ra mũi tên thay cho danh thiếp. Họ lại không lên tiếng, thì muốn dấu thân phận. Thúy-Thúy hỏi : - Tứ -liệp lang-vương là những ai vậy ? - Họ là bốn đại tướng của Mông-cổ, đó là Tốc Bất Đài hiệu Hỏa-liệp đại lang vương, Gia Luật Mễ hiệu Thiết-liệp nhị-lang vương, Triết Biệt hiệu Thần-tiễn tam-lang vương, Bác Nhĩ Truật Kim-cương tứ-lang vương...Tôi còn sống đến ngày nay là nhờ thái tử sâm của họ. Họ là ân nhân của tôi. Ta phải đón họ. Công bước ra mũi thuyền, nói lớn : - Kính mời quý khách. Ba người nhảy sang con thuyền Thiên-ưng. Một người là Bác Nhĩ Truật. Còn hai người kia là c